Nhà văn Tạ Duy Anh và tác phẩm Mối
Chúa-RFA
‘Đãng khấu’
Những ngày vừa qua, cái tên Tạ
Duy Anh, “Mối Chúa”, Đãng Khấu chiếm khá nhiều không gian trên mạng xã hội, đặc
biệt từ giới văn chương, nhà phê bình văn học lẫn giới ngoại văn.
Người ta bàn luận nhiều vì ít ai
xa lạ với cái tên Tạ Duy Anh cùng những tác phẩm Lão Khổ; Thiên thần sám hối;
Sinh ra để chết (in ở hải ngoại), Bước qua lời nguyền, một truyện ngắn đình đám
đăng trên báo Văn Nghệ cuối những năm 1980. Nông thôn và đời sống người nông
dân Việt Nam đã xuất hiện cùng Tạ Duy Anh từ thời điểm đó.
Nên, cái “thiên hạ sự” của Mối
Chúa xuất hiện có thể thấy trước tiên từ hai yếu tố: tên của cuốn sách, Mối
chúa và bút danh của tác giả, Đãng Khấu, thay vì ba chữ Tạ Duy Anh.
Hiểu theo ngữ nghĩa một cách
khác, ‘Đãng’ là trừ hại, là hành xử của người quân tử, và ‘Khấu’ là thảo khấu,
là trộm cướp, là cái ác.
Nhưng Trừ ai? Trừ gì? Trừ trộm cướp?
Trừ cái ác? Hay trừ Mối Chúa?
Và ai trừ? Đãng Khấu có đúng
không?
Bắt đầu bằng nụ cười sảng khoái,
Đãng Khấu Tạ Duy Anh nói rằng nghĩ như thế
cũng được, mà không phải như thế cũng chẳng sai.
Các tác phẩm đã xuất bản của nhà
văn Tạ Duy Anh Facebook Tạ Duy Anh
Tự nhận mình là một người nông
dân “chính hiệu”, Tạ Duy Anh đủ “chín” và đủ “lực” để nhìn, nghe, ngửi, nếm, rồi
cảm nhận cái vị đắng, cay, ngọt, mặn của những sự kiện xảy ra với người nông
dân nói riêng và người dân thấp cổ bé miệng nói riêng.
Đơn giản với Tạ Duy Anh, nó cũng
là một phần đời sống hàng ngày của đất nước, bao giờ cũng kéo theo những hậu quả
tai hại khác, như khủng hoảng xã hội, niềm tin, bao giờ cũng có đổ vỡ tinh thần
đi kèm.. Nó sẽ tác động đến mỗi người một cách khác nhau. Và nó nhận lại phản ứng
khác nhau từ mỗi người.
“ Với tôi thì tôi luôn ray rức là
tôi chẳng làm được gì cả, không làm được gì giúp cho cộng đồng ấy.
Bản thân tôi thì tôi cảm nhận rằng
bất cứ ở đâu, người dân thấp cổ bé họng luôn bị thiệt thòi. Những người chiếm
đoạt đất đai của người dân không hẳn chỉ là cán bộ, những người có quyền lực
trong bộ máy, đôi khi là những lực lượng có tiền họ thao túng, tìm cách chiếm
đoạt tài nguyên vốn thuộc về người nông dân.
Những việc như thế luôn làm cho
xã hội có 1 tổn thương nào đấy.
Mỗi người có cách thể hiện. Riêng
tôi thì tôi đánh động bằng cách dùng ngòi bút sáng tạo lại hiện thực ấy theo 1
cách mà hy vọng rằng nó sẽ tác động đến cộng đồng theo 1 cách nào đó.”
Mối Chúa
Thế là ròng rã ba năm, ngòi bút của
Tạ Duy Anh mỗi ngày khơi bới, tìm ra thành phần quan trọng nhất trong một tổ mối,
đó là mối chúa. Tạ Duy Anh thừa biết rằng vòng đời của mối chúa có thể lên đến
50 năm, và chỉ dành cho việc nằm yên một chỗ và đẻ trứng.
Ông viết, viết để thoát ra một
cái tư tưởng ông gọi là “nỗi ray rức triền miên bám theo mình ngày này qua
tháng khác, rằng trong khi xã hội như vậy thì mình chẳng làm được việc gì.”
Hỏi rằng, “vì sao lại là mối
chúa? Mục đích trừu tượng như thế để làm gì?”
“Nhất định phải có một ý đồ gì
đó. Ngay từ cái tên đã là ý đồ rồi.
Nếu tôi không có ý đồ gì thì tôi
cũng không đủ can đảm không đủ đam mê để theo đuổi. Nhưng khi tạo ra một hình
tượng như vậy rồi thì không còn thuộc về quyền của người viết nữa.
Ví dụ có những người cho rằng mối
chúa là căn nguyên của tất cả sự tàn phá. Vì nó có thể đẻ ra cả 1 đội mối quân.
Mà đội mối quân thì sức tàn phá của nó kinh khủng.”
Không khác với cách lý giải mà Tạ
Duy Anh trả lời tờ Tiền Phong: “Mối Chúa là một nhân vật không có thật, là một
lốt người. Với tất cả các chỉ dẫn thì bạn đọc phải hiểu mối chúa không phải một
ông ở trong một công ty nào đó, bởi công ty nào có khả năng thắt cổ ngân hàng,
tạo ra một thể chế nhỏ? Đó chắc chắn phải là một nhân vật cực khủng. Một con mối
chúa có thể tạo ra triệu con mối con để tàn phá.”
Thế tổ mối có những con mối chúa ấy
làm tổ ở đâu? Có bao nhiêu con mối chúa hay chỉ có một mà thôi?
Và nếu căn nguyên của sự mục nát,
hư hỏng bị gây ra bởi những con mối ngày ngày đục khoét, thì căn nguyên của tiểu
thuyết Mối Chúa là gì?
Để trả lời, Tạ Duy Anh gọi mình
là vừa được và vừa bị chứng kiến cái hiện thực ấy xảy ra hàng ngày, lặp lại
hàng ngày. Như vòng đời của những con mối chúa miệt mài sinh nở tạo ra vô vàn
con mối con.
“Người viết từ trước đến giờ lúc
nào cũng phải dựa trên một nền tảng hiện thực nào đó. Tôi chả bịa ra được một
cái gì cả. Những hiện thực đó nó đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra. Đây là 1 giai
đoạn rất đặc biệt của lịch sử phát triển của Việt Nam.”
“Thu hồi đất Dương Nội này, rồi Đồng
Tâm này đang ngày ngày âm thầm, có nơi bộc lộ, có nơi chưa. Nó phản ảnh 1 hiện
trạng chung, có 1 bất cập chung. Có lẽ nó bị có 1 cái gì đó bị khiếm khuyết từ
cội nguồn của sự việc, như luật pháp, qui định đất của toàn dân chẳng hạn.”
Báo chí trong nước viết rằng “Giới
văn chương rỉ tai nhau: “Mối Chúa” là tác phẩm hoành tráng nhất của Tạ Duy Anh
từ trước tới giờ.”
Cũng chính tờ Tiền Phong trích dẫn
phát hiện của nhà văn Phạm Lưu Vũ: “Mối Chúa” là kiểu tiểu thuyết lồng trong tiểu
thuyết, với lối viết đậm chất Kafka (“Kafka dùng một chữ cái để đặt tên nhân vật
(Mr.K) còn Tạ Duy Anh dùng 3 chữ cái: Mr.Đại”).
Án tử cho Mối Chúa?
Tạ Duy Anh phải chủ động kết thúc
quá trình “đãng khấu” của mình đúng 3 năm, kể từ tháng 3 năm 2014 vì ông sợ
mình sẽ mãi tiếp tục đắm chìm trong cái tổ mối đang ngày một sinh sôi nảy nở,
phát triển có thể đến vô cực.
Có phải quyết định có chương cuối
cùng, cho “Mối Chúa” xuất hiện ra mắt thì cũng đồng nghĩa với kết án tử con mối
chúa không?
Văn bản đình chỉ phát hành để thẩm
định về nội dung tiểu thuyết “Mối Chúa” của nhà văn Tạ Duy Anh Facebook Tạ Duy
Anh
Câu trả lời được Cục xuất bản đưa
ra vào ngày 13 tháng 9 năm 2017:
“Nội dung cuốn sách phản ánh những
vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó tác giả đã vạch trần những tiêu cực
và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp
đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những
thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bằng những kẻ ngu dốt, tham
lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo,
đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền…”
Nhà văn Phạm Lưu Vũ nói ngay nội
dung của bản đình chỉ này đã “tóm tắt tuyệt vời nội dung tư tưởng của tác phẩm”
và đăng một đoạn bình về cuốn tiểu thuyết ngay sau khi đó:
“Lão Tạ (Tạ Duy Anh) chỉ tả duy
nhất một thằng quan cấp huyện, lại dùng chữ "huyện trưởng" thay vì Chủ
tịch huyện, vậy mà "thằng công văn" ấy vẫn suy ra: "Toàn bộ hệ
thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại
lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền…" thì... giỏi thật.”
Mối Chúa bị khai tử sau ba năm
thai nghén không. Song Tạ Duy Anh không quan trọng điều này.
“Riêng với Tạ Duy Anh viết thì
không bao giờ quan tâm đến nó được in ra lúc nào và nó có được in ra hay không?
Vì nếu như thế thì trong lúc viết anh sẽ tự hạn chế rất nhiều tư tưởng, ý đồ của
mình.”
Mình theo đuổi xu hướng ngòi bút
phải tự do. Tự do thì phải tự tạo ra. Không bị phụ thuộc vào nhiều thứ. Đừng
mong giải thưởng, đừng mong chức tước… thì mới có tự do.
Hiện nay và cho đến khi tôi không
sáng tác nữa thì vẫn theo tinh thần ấy.”
Kết thúc cuộc trò chuyện cũng bằng
giọng cười sảng khoái, tuy có vẻ trầm ngâm khi nói về vai trò của nhà văn viết
tác phẩm hư cấu trong thời nay:
“Càng ngày nhà văn càng cô độc
trong xã hội. Không phải là ai bắt cô độc đâu, mà số người đọc văn hư cấu càng
ngày càng ít đi so với 30, 40 năm trước đây.”
Nhưng Tạ Duy Anh sảng khoái cho rằng
“Sự thờ ơ của một bộ phận nào đó lại là nỗi may của một bộ phận khác có thể lớn
hơn?”
Trên mạng xã hội những ngày qua,
những ai quan tâm đến Mối Chúa của Đãng Khấu đều có chung sự chờ đợi đón đọc cuốn
tiểu thuyết bằng bản điện tử. Dịch giả Phạm Nguyên Trường thì chẳng ngại ngần
khi viết cơ quan chức năng đã vô tình “Phong thánh cho Tạ Duy Anh” khi ra quyết
định cấm phát hành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét