Vào ngày này năm 1942, các máy
bay ném bom Anh đã phá hủy trụ sở của cảnh sát Mật vụ Đức, Gestapo, tại Na Uy.
Họ đã không thành công, nhưng vẫn khiến cho một số lính Đức Quốc xã thiệt mạng.
Đức xâm lược Na Uy vào tháng
04/1940, trong một chiến dịch tấn công chớp nhoáng (blitzkrieg), nhằm đáp trả
việc quân Anh đặt mìn phong tỏa vùng biển Na Uy – vốn là hành động đáp trả của
Anh khi Na Uy tiến hành mua bán quặng sắt với các nước phe Trục. Tuy nhiên, chỉ
trong một tháng ngắn ngủi, lực lượng quân đội Anh và Pháp vốn đến Na Uy để hỗ
trợ phòng thủ đã bị (Đức) đánh đuổi khỏi nước này. Đồng thời hoàng gia Na Uy
cũng phải tháo chạy và thành lập một chính phủ lưu vong ở London.
Người Đức đã ngay lập tức thành lập
Ủy ban Đế chế để cai trị vùng đất bị chiếm đóng. Thành viên ủy ban này đã không
chấp nhận tính hợp pháp của tất cả các đảng chính trị, ngoại trừ Đảng Đoàn kết
Quốc gia thân Đức Quốc xã. Lãnh đạo đảng này là Vidkun Quisling, cựu Bộ trưởng
Chiến tranh Na Uy. Tên của ông sau này sẽ trở thành một từ đồng nghĩa với đầu
hàng hay chấp nhận hợp tác với kẻ thù. Quisling, giờ đây là một con rối của Đức,
đã cai trị như một kẻ muốn học theo Đức Quốc xã, một lãnh chúa không bao giờ chấp
nhận bất đồng chính kiến, thậm chí còn đưa hàng nghìn người dân của chính đất
nước mình vào các trại tập trung của Đức. Phần lớn người dân Na Uy đều khinh
thường cả Quisling lẫn các chủ nhân người Đức của y. Nhiều giáo viên và giáo sĩ
đã từ chức tại các nhà thờ do nhà nước bảo trợ để không phải liên quan đến chế
độ phát xít mới.
Một cách để Đức Quốc xã kiểm soát
người dân địa phương ở những nước mới chiếm đóng được là việc sử dụng Gestapo.
Một văn phòng cảnh sát thường được thành lập ở các nước bị xâm lược để khủng bố
quần chúng. Ngày 25/09, trong cuộc biểu tình của Đảng Phát xít tại Oslo, máy
bay của Anh, với mục đính phá hủy các hồ sơ của lực lượng Kháng chiến Na Uy (được
lưu giữ tại trụ sở Gestapo, nhưng chưa được kiểm tra), đã ném bom tòa nhà. Các
quả bom không trúng mục tiêu, nhưng khu vực xung quanh tòa nhà đã bị tàn phá,
và bốn người đã thiệt mạng. Tuy nhiên, Anh đã khiến cho những kẻ phát xít sợ
hãi, với rất nhiều người chạy khỏi thành phố và làm phá sản cuộc diễu hành của
Đảng Quốc xã.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét