Ngày 31 tháng 8 cảnh sát Đức gọi điện cho anh Bùi Quang Hiếu,
chủ chiếc xe ô tô đã được những kẻ bắt cóc dùng trong vụ Trịnh Xuân Thanh. Anh Bùi Quang Hiếu là
chủ doanh nghiệp dịch vụ cho thuê xe, tổ chức sự kiện. Chiếc xe của anh cho một
người đồng hương tên là Nguyễn Hải Long thuê. Vào dịp thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đến Đức, Nguyễn Hải Long đã thuê trước xe này và theo lộ trình ghi lại thì
chiếc xe đã sử dụng ở Berlin trong quãng thời gian Nguyễn Xuân Phúc công cán ở
đây.
Hiện nay Nguyễn Hải Long đang bị cảnh sát Đức băt giam và khởi
tố về tội làm gián điệp và bắt cóc người. Phía chính phủ Việt Nam không lên tiếng
gì về vụ bắt giữ này.
Ngày 1 tháng 9 năm 2017, anh Bùi Quang Hiếu chủ xe đã cùng
ba người bạn từ Praha đến Berlin để nhận lại chiếc xe từ cảnh sát Đức. Đáng chú
ý khi trao trả chiếc xe, những ghi chú, đánh dấu và băng niêm phong còn nguyên.
Anh Bùi Quang Hiếu cho biết, trước xe bị giữ từ ngày 28
tháng 7.
Ngày 30 tháng 7 nhà báo Huy Đức đưa tin trên Facebook mình về
việc Trịnh Xuân Thanh đã trở về gây xôn xao dư luận, tiếp đến bộ trưởng công an
Tô Lâm nói không hay biết gì về vụ này. Đến ngày 2 tháng 8 thì các báo đưa tin
Trịnh Xuân Thanh về đầu thú.
Báo chí Đức đưa tin và chính phủ Đức đưa ra lời cáo buộc
phía Việt Nam bắt cóc và đề nghị đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức nguyên trạng.
Những dư luận viên của cộng sản Việt Nam cho rằng cảnh sát Đức
quá kém cỏi, không biết gì, đến khi báo chí Việt Nam đưa tin thì nước Đức mới
biết và phản ứng.
Nhưng căn cứ vào ngày cảnh sát Đức tìm đến chiếc xe, cho thấy
họ đã điều tra vụ việc từ rất sớm trước khi dư luận Việt Nam phong phanh tin Trịnh
Xuân Thanh bị bắt về Việt Nam.
Trên trước xe mà cảnh sát Đức trao trả lại cho chủ xe Bùi
Quang Hiếu còn có những vệt máu lớn mà cảnh sát đánh dấu, cũng như những vết
cào cấu trên đệm xe đều được đánh dấu.
Đây là chiếc xe mà hàng ghế sau có thể quay lại đối diện nhau, rất thích
hợp cho việc khống chế bắt giữa. Tính cả người lái chiếc xe có 67ghế ngồi, một
ghế lái và cạnh lại và hai ghế hàng thứ hai, ba ghế hàng thứ ba. Vị trí Trịnh
Xuân Thanh ngồi ở giữa hàng ghế thứ ba. Hai bên là hai mật vụ, trước mặt là hai
mặt vụ. Tức có 4 người khống chế Trịnh Xuân Thanh trên xe. Người ngồi ở ghế cạnh
lái xe chắc chắn phải là một người Việt sống ở Đức, thông thạo tiếng Đức để đưa
đường chỉ lối.
Như vậy còn có thêm một chiếc xe nữa để đưa Đỗ Minh Phương
lên đó. Đỗ Minh Phương là bạn gái Trịnh Xuân Thanh làm việc ở Bộ Công Thương.
Trước đây công ty mà Thanh quản lý trực thuộc bộ này.
Chiếc xe bắt giữ Trịnh Xuân Thanh theo thiết bị theo dõi lộ
trình cho biết đã đậu ở khu vực khách sạn mà Đỗ Minh Phương trú vài ngày. Ngoài
những dấu vết trên xe do vật lộn và một hộp thuốc mê dạng tẩm vào khăn ấp lên mặt
cảnh sát Đức còn có những nhân chứng chứng kiến xô đẩy, gào hét của vụ bắt cóc,
đặc biệt giờ họ có thêm một tòng phạm là Nguyễn Hải Long.
Cảnh sát Đức đã tế nhị
để lại những vết đánh dấu trên chiếc xe khi trao trả, một thông điệp đến những
kẻ bắt cóc.
Việc này dẫn đến câu hỏi hoài nghi, tại sao những kẻ bắt cóc
lại sơ hở khi để lại dấu vết như vậy. Chúng cố tình để lộ hay chúng quá sơ hở.?
Những kẻ bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh chỉ tập trung vào duy nhất một nhiệm vụ, bắt bằng được Trịnh Xuân
Thanh và đưa về Việt Nam bằng mọi giá như chỉ đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Việc để lại dấu vết không quan trọng bằng việc đưa được Trịnh Xuân Thanh về nước.
Theo dõi những trao đổi của Thanh với Phương qua internet, chúng biết được ngày
hẹn gặp và đã thuê xe trước đó để thực nghiệm địa hình. Khi yêu cầu của Nguyễn
Xuân Phúc đề nghị chính thức khi gặp chính phủ Đức không thành, lệnh bắt cóc được
ban ra để trả đũa nước Đức đã từ chối yêu cầu của Phúc. Những mật vụ đi theo
Nguyễn Xuân Phúc đã được nhận lệnh thực hiện phương án hai, tức tổ chức bắt cóc
ngay lập tức Trịnh Xuân Thanh. Tức việc bắt cóc này là phương án dự phòng sẽ thực
hiện nay khi phương án đề nghị của Nguyễn Xuân Phúc bị bác bỏ.
Vì chỉ cần đạt được mục tiêu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về,
những kẻ thực hiện vụ bắt cóc khi xong việc, đã giao lại xe cho Nguyễn Hải Long
mà không thèm để ý đến dấu vết trên xe để xoá, thậm chí chúng không ngần ngại
đưa thẳng xe chở Trịnh Xuân Thanh vào đại sứ quán Việt Nam tại Berlin để làm thực
hiện một số việc hỗ trợ đưa Thanh về. Những kẻ tham gia bắt cóc đã ở một khách
sạn Sylte Hof tại đường
Kurfürstenstraße.
Cảnh sát Đức đã có
hình ảnh rõ về những đối tượng tham gia vụ bắt cóc này từ các camera của khách
sạn, các nhân viên khách sạn cho biết trong số ba kẻ bắt cóc trú tại khách sạn
chỉ có một người nói được chút ít tiếng Anh.
Những hành động trong
vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cho thấy phía Việt Nam không thèm đếm xỉa gì đến
phía Đức. Sự coi thường này cũng như sự coi thường của phía Việt Nam với các nước
phương Tây trong nhiều vụ việc khác. Là một nước nhỏ lại theo chế độ cộng sản,
bản chất luôn đối nghich với các nước phương Tây vì hệ thống chính trị, lệnh lại
thực hiện từ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng người đứng đầu đảng CSVN, vốn dĩ
không ưa gì phương Tây, nên những người tổ chức bắt cóc thấy không cần thiết phải
quan tâm phía Đức sẽ phản ứng gì. Nếu sự vụ mà đụng chạm đến Trung Quốc thì mọi
việc sẽ đắn đo từng câu chữ hay cử chỉ vì e ngại mất lòng, nhưng với phương Tây
thì đảng CSVN không nhất thiết phải quá chú trọng giữ gìn quan hệ.
Thái độ sau vụ bắt cóc cho thấy Việt Nam bất cần , họ làm
ngơ trước những đòi hỏi của Đức cũng như những cáo buộc bắt cóc. Không những thế
họ còn cho dư luận viên tung ra những bài viết kích động thù hận nước Đức, miệt
thị nước Đức trên mạng xã hội và điển hình là tờ báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Phía Đức đang kiên trì điều tra và củng cố thêm chứng cứ của
vụ bắt cóc cũng như kiên nhẫn chờ đợi chính phủ Việt Nam có câu trả lời chính
thức xác nhận hành vi phạm pháp của mình trên đất Đức. Chính phủ CSVN đã từng
coi thường và bất cần những vụ va chạm về pháp lý như vậy, để rồi sau đó trả
giá đắt như vụ kiện của Việt Kiều Hà Lan Trịnh Vĩnh Bình hay doanh nhân người Ý
kiện hãng hàng không Việt Nam. Nguyên nhân cũng tại tư duy nhiệm kỳ, hậu quả nặng nề từ những coi thường pháp lý quốc tế
không đến ngay. Chính vì thế những lãnh đạo CSVN họ làm ngơ có gì những người kế
nhiệm sau sẽ xử lý. Ở đôj tuổi 73 và
quãng thời gian ngắn còn lại trong nhiệm kỳ thứ hai là Tổng Bí Thư đảng CSVN,
Nguyễn Phú Trọng không việc gì phải xuống nước để mất danh dự. Ngược lại y sẽ
kiên quyết giữ và đưa Trịnh Xuân Thanh ra xét xử để thể hiện quyền uy của mình.
Việc trao trả Trịnh Xuân Thanh bây giờ rất mạo hiểm đối với uy tín của Nguyễn
Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc, hai kẻ chủ mưu trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân
Thanh.
Nước Đức có hàng trăm
ngàn người Việt sinh sống cũng như nhiều tài sản , chương trình giáo dục , y tế,
môi trường, văn hoá của Việt Nam gắn bó tại đây. Sự lặng thinh làm ngơ của
chính phủ Việt Nam trước cáo buộc của Đức sẽ tiềm ẩn mối thiệt hại lớn khó lường
sau này đối với nhân dân và đất nước Việt Nam. Những nhà lãnh đạo cộng sản Việt
Nam nếu thực sự vì đất nước cần phải có những trả lời rõ ràng mang tính hợp tác
với ý kiến của chính phủ Đức. Không thể vì uy tín cá nhân, quyền lực của mình
mà đánh đổi lấy những hậu quả khôn lường nhân dân và đất nước phải gánh chịu.
Quan hệ ngoại giao Việt Đức do nhiều người Việt Nam, nhiều lãnh đạo Việt Nam phải
mất nhiều năm xây đắp mới có được như ngày nay. Nó là một tài sản vô giá, những
con người như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc chỉ nhất thời dùng thủ đoạn mà
chiếm quyền lãnh đạo đất nước trong quãng thời gian có hạn.
Những kẻ như Trọng, Phúc không có quyền được đánh đổi những
tài sản vô giá như quan hệ ngoại giao với Đức bằng những hành động ngu xuẩn để
đổi lấy uy tín cho cá nhân mình.Nhân dân Việt nam cần lên án và
đòi hỏi những kẻ cầm quyền, phải
chấm dứt thói kiêu ngao, háo danh, bệnh thành tích của lãnh đạo cộng sản Việt
Nam. Không thể cứ mỗi lần một lãnh đạo lên lại sẵn sàng gây thiệt hại cho đất
nước chỉ cần giữ được quyền lực của mình. Không thực hiện những công trình vô bổ,
lãng phí thì cũng thực hiện những chính sách bóc ngắn cắn dài lấy thành tích là
căn bệnh trầm kha mà hầu hết lãnh tụ cộng sản nào ở Việt Nam cũng đều mắc phải,
chính căn bênh này đã huỷ hoại đất nước và con người Việt Nam, ngăn chặn sự
phát triền của dân tộc.
Tất cả chỉ vì những kẻ cầm quyền bên ngoài nói là công bộc của
dân, nhưng thực chất cả chúng và nhân dân đều tin chắc chúng là ông chủ của
dân. Trên cơ sở tư duy ấý, chúng thả sức
đem tài sản, tính mạng nhân dân ra dổi chác với cho những mục tiêu cá nhân của
chúng mà còn được tung hô, ca ngợi.
Khi phát hiện ra chiếc xe sang biển xanh ở Hậu Giang, Nguyễn
Phú Trọng lần ra vụ 3200 tỷ tức khoảng
140 triệu usd bị thất thoát. Nhưng khi người Đức phát hiện ra chiếc xe bắt
cóc chủ cái xe siêu sang kia, Việt Nam sẽ mất bao nhiêu triệu usd sẽ là điều
đáng phải nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét