Tư Thẳng tổng hợp
1. Tin Trung Cộng: 18 ngàn tàu
đánh cá TC đang có mặt tại Biển Đông
Một tàu cá của Trung Quốc chuẩn bị đến Trường Sa hôm 6/5/2013-AFP photo
Nhật báo Bưu điện Hoa nam tại Hồng
Kong hôm 5/9 cho biết hiện có 18,000 tàu cá Trung Quốc có mặt ở biển Đông, và
cho rằng việc này có thể sẽ gây căng thẳng về quyền đánh cá với ngư dân các quốc
gia Đông Nam Á.
Theo tờ báo này thì việc hàng chục
ngàn tàu đánh cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông như vậy đã trở thành một hành
động hàng năm của Bắc Kinh, tiếp theo lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của nước
này được chấm dứt vào ngày 16 tháng Tám. Hiện chưa thấy có va chạm nào giữa tàu
cá Trung Quốc với Việt Nam, nhưng hồi tháng Năm vừa qua khi Trung Quốc đưa ra lệnh
cấm đánh bắt cá trên gần hết Biển Đông, Hà Nội cũng đã ra tuyên bố phản đối.
2. Tin Myanmar: Bà Suu Kyi dưới áp
lực về vấn đề người Rohingya
Bà Aung San Suu Kyi đang chịu áp lực
từ các quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi, trong đó có Bangladesh, Indonesia và
Pakistan, đòi bà phải ngăn chặn bạo lực đối với người Hồi giáo Rohingya sau khi
gần 125.000 người chạy sang Bangladesh.
Đợt bạo lực gần đây nhất ở bang
Rakhine thuộc vùng tây bắc Myanmar, bắt đầu ngày 25/8, khi những người nổi dậy
Rohingya tấn công hàng chục đồn cảnh sát và một căn cứ quân đội. Các cuộc đụng
độ tiếp theo và một cuộc phản công quân sự đã giết chết ít nhất 400 người và
gây ra làn sóng di tản khi dân làng chạy sang Bangladesh.
3. Tin Liên Hiệp Quốc: Bắc Hàn
đang 'cầu xin chiến tranh'
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un
đang "cầu xin chiến tranh" với các vụ thử tên lửa gần đây nhất và với
loại bom hạt nhân mạnh nhất, Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, ở Liên Hiệp Quốc nói.
Bà Nikki Haley nói trong cuộc họp
khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York rằng nước Mỹ không muốn chiến tranh
nhưng sự kiên nhẫn không phải là vô hạn. Hoa Kỳ sẽ sớm đưa ra một nghị quyết mới
cho LHQ để tăng cường các biện pháp trừng phạt. Trung Quốc, đồng minh chính của
Bắc Hàn, đã kêu gọi quay trở lại đàm phán và Thụy Sĩ đã đề nghị đứng ra hòa giải.
4. Tin Campuchia: Khởi tố lãnh đạo
đối lập tội “phản bội” tổ quốc
Chính quyền Phnom Penh tiếp tục đẩy
mạnh trấn áp đối lập chuẩn bị cho cuộc tuyển cử 2018. Chỉ vài ngày sau khi bị bắt,
lãnh đạo đối lập Cam Bốt Sem Sokha ngày 05/09/2017đã bị khởi tố vì tội « phản
quốc và làm gián điệp ».
Thông báo khởi tố ông Kem Sokha,
Tòa án Phnom Penh cho biết lãnh đạo chủ chốt của đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc
Cam Bốt sẽ bị xét xử vì đã phối hợp với « nước ngoài » lên « kế hoạch bí mật và
lật đổ » chính quyền. Như vậy, ông Kem Sokha bị buộc tội « phản quốc và gián điệp
», tội danh có thể dẫn tới mức án 30 năm tù.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170905-cam-bot-khoi-to-lanh-dao-doi-lap-toi-%C2%AB-phai-boi-%C2%BB-to-quoc
5. Tin Trung Cộng: Bắc Kinh khó có
thể kiềm chế Bắc Hàn?
Thời điểm nhạy cảm chính trị trước
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc và nỗi lo sợ của Bắc Kinh về khả năng chính
quyền nhà họ Kim sụp đổ đã khiến TC ít có chọn lựa trong việc đối phó với tham
vọng hạt nhân của Bắc Hàn, báo New York Times nhận định.
Hôm Chủ nhật 3/9, Bình Nhưỡng
tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch, đánh dấu lần thứ sáu nước này thử vũ
khí hạt nhân. Theo New York Times thì Bắc
Hàn đã tính toán kỹ lưỡng thời điểm thực hiện vụ thử hạt nhân vào lúc Chủ tịch
Tập Cận Bình đang tiếp đón các nhà lãnh đạo Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đến dự
hội nghị thượng đỉnh BRICS. Mục đích của Bình Nhưỡng là muốn làm Bắc Kinh “bẽ mặt
tối đa”.
6. Tin Ukraine: Bắt 20 người Việt
vượt biên trái phép
Một chiếc xe du lịch nhỏ vận chuyển
trái phép 20 công dân Việt Nam đã bị bắt giữ hôm 4/9 gần thị trấn Skole, khu vực
Lviv, phó giám đốc lực lượng cảnh sát quốc gia Vyacheslav Abroskin, công bố
thông tin trên Facebook.
Cơ quan truyền thông tư nhân UNIAN
của Ukraine cũng đưa tin phát hiện 14 người đàn ông và 6 phụ nữ người Việt Nam
bên trong chiếc xe van. 20 người này không có giấy tờ tùy thân và đang tìm cách
vào các nước ở Liên minh Châu Âu. Họ bị nghi ngờ là đã vượt qua biên giới Nga -
Ukraine tại quận Hlukhiv, khu Sumy hai ngày trước đó. Được biết, mỗi người phải
trả khoảng 5.000-8.000 đôla để vượt biên.
7. Tin Bắc Triều Tiên: Bình Nhưỡng
đạt mục tiêu « cường quốc hạt nhân »
Với sáu vụ thử hạt nhân từ năm
2006, Bắc Triều Tiên dường như đã nắm được công nghệ thu nhỏ đầu đạn và nghiễm
nhiên chen chân vào câu lạc bộ cường quốc hạt nhân. Vì chia rẽ, cộng đồng quốc
tế bị đặt trước sự đã rồi với một tương lai bất định. Tuy nhiên, theo giới
chuyên gia, Kim Jong Un không phải là thủ phạm duy nhất.
Sau gần 30 năm nghiên cứu, chế độ
Bình Nhưỡng chứng tỏ có đủ khả năng chế tạo và trang bị một lực lượng răn đe hạt
nhân đáng ngại. Đứng trước thực tế này, cộng đồng quốc tế chỉ có hai phản ứng :
hoặc là dung thứ như đối với Pakistan Ấn Độ hay Israel hoặc là tìm cách ngăn chận
bằng mọi biện pháp « từ kinh tế quân sự cho đến hạt nhân » như tuyên bố của tổng
thống Mỹ Donald Trump với đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In.
8. Tin Philippines: Hàng ngàn người
Phi thiệt mạng trong chiến dịch truy quét tội phạm ma túy
Các số liệu mới được công bố gần
đây của cảnh sát Philippines cho biết đã có hơn 3,800 người thiệt mạng trong
các cuộc truy quét chống ma túy của cảnh sát kể từ tháng 7 năm ngoái tới nay.
Phần đông trong số những người thiệt mạng là những kẻ tình nghi có dính líu đến
ma túy. Theo cảnh sát phần đông những người bị giết có chống đối bắt giữ.
Trong khi đó, Tổ chức Theo dõi
nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) hồi tháng trước cho biết đã có ít nhất
7,000 người bị giết hại bởi những người không phải cảnh sát. Human Rights Watch
nghi ngờ rằng cảnh sát hoặc những tay súng được sự ủng hộ của cảnh sát đã thực
hiện các vụ bắn giết này.
http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/thousands-killed-in-drug-war-in-philippines-09052017093001.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét