“Bạch tuộc EVN” (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) lại một lần nữa ló vòi với đề xuất của Bộ Công Thương (cơ quan chủ quản của EVN) 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần. Nếu mức điều chỉnh dưới 5%, EVN sẽ được quyết, từ 5-10% do Bộ Công Thương quyết, từ 10% trở lên do Thủ tướng quyết định.
Đây là một chiến dịch “leo thang” mới.
Trước đây, sau
vài lần “lobby chính sách” nhưng không mấy thành công, vào tháng
10/2016, Bộ Công thương đã tung ra một dự thảo mở rộng thẩm quyền quyết
định việc tăng giá điện, từ chỗ EVN không được quyết định (theo Quyết
định 69 của Chính phủ) đến việc EVN được chủ động quyết định tăng đến
20% giá điện mỗi năm; đồng thời thẩm quyền của Bộ Công thương cũng tăng
tương ứng từ chỗ được quyết định tăng tối đa 20% mỗi năm lên đến 40% mỗi
năm. Nhưng dự thảo này đã bị dư luận xã hội phản ứng quyết liệt.
Vì sao EVN và Bộ Công thương lại cố đấm ăn xôi tăng giá điện như thế?
Cần nhắc lại,
chiến dịch đầu tư ồ ạt vào chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm vào thời
hoàng kim của nền kinh tế những năm 2006 – 2008 rốt cuộc đã khiến EVN
mất đến 30.000 tỷ đồng.
Từ năm 2011 đến
nay, EVN đã tiến hành chiến dịch tăng giá bù lỗ lên đầu dân tình, bất
chấp nền kinh tế Việt Nam đã suy thoái liên tục và hiện đã suy thoái đến
năm thứ 9 liên tiếp – đề dẫn quá ngọt ngào cho một cuộc khủng hoảng
kinh tế có thể xảy ra trong không bao lâu nữa.
Thậm chí giới
quan chức EVN còn than khổ và ước tính để thu hồi được toàn bộ thất
thoát do đầu tư trái ngành, EVN có thể sẽ phải tăng giá liên tục trong…
10 năm nữa!
Coin số mới
nhất gần đây là EVN vẫn nằm trong số những con nợ ngân hàng lớn nhất
Việt Nam với ít nhất 454 ngàn tỷ đồng nợ vay. Nếu không tăng giá điện,
hẳn tập đoàn này sẽ không biết lấy gì để trả nợ.
Chỉ mới vào năm
2015, một quan chức cao cấp của ngành công thương đã phải tán thán rằng
nếu không cho tăng giá điện, EVN sẽ có nguy cơ bị… phá sản.
Tội trạng của
EVN là quá khổ. Giảm lỗ và bù lỗ chưa đủ, từ hàng chục năm qua, EVN đã
nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá gấp ba lần giá điện sản xuất trong
nước, bất chấp công suất sản xuất điện trong nước bị thừa thãi.
Chỉ sau đại hội
12 vào đầu nă 2016, công luận và báo chí nhà nước mới dám nhắc đến cái
tên Vũ Huy Hoàng – cựu bộ trưởng công thương. Dưới thời Vũ Huy Hoàng,
EVN đã được “bảo kê” tối đa, hồ sơ “tội ác” của EVN đã quá dày, không
chỉ bởi quá nhiều lần tăng giá điện vô tội vạ, vét sạch túi tiền vốn đã
cạn kiệt của người dân, mà hành vi cực kỳ nhẫn tâm còn diễn ra vào mùa
mưa bão cuối năm 2013: tập đoàn này hoàn toàn vô trách nhiệm khi để 15
nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ lên đầu người dân vùng rốn Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc… gây ra cái chết cho hơn 50 mạng người. Tuy
nhiên, toàn bộ vụ thảm sát này đã bị đẩy vào bóng tối, còn giới truyền
thông đã bị cơ quan tuyên giáo bóp nghẹt.
Còn năm 2017,
EVN sẽ một lần nữa thử thách sức chịu đựng của dân chúng Việt Nam bằng
những chiến dịch phi mã tăng giá điện, và đậm dấu “bảo kê” của Bộ Công
Thương cùng chính phủ.
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét