Nguồn: Viet Cong attack U.S. Embassy, History.com
Vào
ngày này năm 1968, trong một phần của chiến dịch Tết Mậu
Thân, một nhóm quân du kích Việt Cộng đã tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Sài
Gòn. Những Việt Cộng này đã bao vây Đại sứ quán trong suốt sáu giờ đồng
hồ, cho đến khi lực
lượng lính dù của Mỹ hạ cánh bằng trực thăng trên mái của tòa nhà sứ
quán và
đánh trả Việt Cộng.
Tết Mậu Thân đã được lên kế hoạch là một cuộc tấn công đồng
loạt vào các thành phố và thị xã lớn ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch được dự kiến
diễn ra trong dịp Tết, là thời điểm hạn chế giao tranh theo thông lệ mừng năm mới
âm lịch của người Việt. Tháng 12/1967, theo sau cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ tại
Khe Sanh, 50.000 lính Mỹ đã được gửi đến để bảo vệ khu vực này, do đó làm suy yếu
lực lượng tại những nơi khác. Phản ứng này của Mỹ đã nằm trong chiến lược của
Việt Cộng, nhằm dọn đường cho đợt tấn công bất ngờ vào Tết Mậu Thân, khi phe Cộng
sản tấn công Sài Gòn, cố đô Huế và hơn 100 khu đô thị khác.
Thời
gian và cường độ của các cuộc tấn công đã khiến quân đội Việt Nam Cộng
Hòa và lực lượng Mỹ mất cảnh giác, mặc dù họ cũng nhanh chóng quay trở
lại
khu vực bị chiếm đóng. Về mặt quân sự, Tết Mậu Thân là một thảm họa cho
những
người Cộng sản vì họ đã phải chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, dù thất
bại nặng
nề về quân sự, những người Cộng sản đã giành chiến thắng tâm lý rất lớn,
điều
cuối cùng giúp họ giành chiến thắng chung cuộc. Hình ảnh lính Mỹ thương
vong
trong cuộc tấn công đã giúp thúc đẩy tình cảm chống chiến tranh của
người dân Mỹ,
những người đã quá mệt mỏi với cuộc xung đột dài đằng đẵng (lính Mỹ đã
có mặt tại
Việt Nam từ năm 1965; còn các cố vấn quân sự thì đã có mặt từ năm 1961).
Công
chúng đã vỡ mộng trước những báo cáo quá lạc quan về tiến triển của cuộc
chiến
và thất vọng với cách mà Tổng thống Lyndon Johnson giải quyết nó.
Johnson, bất lực vì không thể đạt được một giải pháp ở Việt
Nam, đã công bố vào ngày 31/03/1968, rằng ông sẽ không tìm kiếm và cũng không
chấp nhận sự đề cử của đảng mình cho việc tái tranh cử chức tổng thống. Tướng
William Westmoreland, Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã yêu cầu
thêm 206.000 quân để tấn công lực lượng địch đang suy yếu. Nhưng Johnson đã từ
chối đề nghị của Westmoreland và thay thế ông này bằng Tướng Creighton Abrams.
Tháng 05/1968, đại diện của Mỹ và chính quyền miền Bắc đã bắt đầu các cuộc đàm
phán hòa bình ở Paris, và đạt được thỏa thuận chính thức vào tháng 01/1973. Chiến
tranh giữa hai miền Nam, Bắc vẫn tiếp tục cho tới ngày 30/04/1975, khi Sài Gòn
rơi vào tay Cộng sản và những người Mỹ cuối cùng cũng rời khỏi Việt Nam.
Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét