Trúc Giang
Sau
ngày 15-2-2017, khả năng các trang thể loại facebook đang được hoạt động tại Việt
Nam, sẽ không còn các nội dung mà nhà chức trách có thể kiếm cớ để bỏ tù người
dân như vụ bà Trần Thị Nga hôm 21-1-2017, nhằm 24 tháng Chạp Bính Thân.
Trong
vụ bắt bà Trần Thị Nga, cáo buộc đưa ra là bà Nga đã có các video clip, bài viết
trên trang facebook cá nhân mang nội dung “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên
không thể đưa pháp nhân Facebook vào vòng tố tụng, vì các nội dung thông tin mà
bà Nga đưa ra, không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Công ty Facebook được ghi
tại địa chỉ https://www.facebook.com/ communitystandards/#cs-header.
Nói một cách khác, sẽ rất khó cáo buộc Facebook vai trò đồng phạm, khi cung cấp
và duy trì trang web chứa đựng các nội dung “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tuy
nhiên, từ ngày 15-2-2017, với hiệu lực Thông tư
38/2016/TT-BTTTT do đích thân Bộ trưởng Trương Minh Tuấn ký ban hành, “quy
định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”, thì khả năng
rất nhiều tiếng nói phản biện, rất nhiều quyền tự do ngôn luận của người dân Việt
Nam trên các trang mạng xã hội sẽ bị bóp nghẹt.
Thông
tư 38/2016/TT-BTTTT, tại Điều 5 “Nguyên tắc, biện pháp
và cơ chế phối hợp xử lý thông tin vi phạm trên mạng”, cho biết khi nhận thấy các
thông tin chứa đựng nội dung “chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối
đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn
giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo”, thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ gửi đề
nghị phối hợp bằng văn bản, hoặc qua phương tiện điện tử thông báo cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài về các thông tin vi phạm cần xử lý.
Sau
khi nhận được đề nghị phối hợp từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian
24 (hai mươi tư) giờ, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin công cộng qua biên giới
xác định thông tin vi phạm và thực hiện việc xử lý thông tin theo đề nghị.
Sau
thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý thông tin vi phạm
theo yêu cầu và cũng không phản hồi trở lại, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ gửi
thông báo lần 2. Trường hợp 24 giờ sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông gửi
thông báo lần 2, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn tiếp tục không xử lý thông
tin vi phạm theo đề nghị và cũng không phản hồi trở lại, Bộ Thông tin và Truyền
thông sẽ “thực thi các biện pháp kỹ thuật cần thiết” (Thông tư không nói rõ là
những biện pháp gì!?).
Cũng
theo Thông tư 38/2016/TT-BTTTT, nếu nội dung thông tin được xác định là đe dọa
đến lợi ích quốc gia Việt Nam, thì cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam
sẽ thực thi ngay lập tức các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn thông
tin vi phạm không được cung cấp tới người sử dụng tại Việt Nam. Biện pháp chặn
kỹ thuật chỉ được gỡ bỏ sau khi các thông tin vi phạm đã được tổ chức, cá nhân
nước ngoài xử lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Lưu
ý, điều khoản cuối cùng của Thông tư nói trên ghi: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài
cung cấp thông tin công cộng qua biên giới cho người sử dụng tại Việt Nam triển
khai thực hiện theo quy định tại Thông tư này trong thời gian 90 ngày kể từ
ngày Thông tư này có hiệu lực”.
Như vậy, trong thời gian chờ đợi
kéo dài đến 3 tháng đó, các ông chủ của Facebook, của Google, của Twitter… sẽ
phải làm gì? Phải chăng đó là khoảng thời gian dành cho đàm phán tay đôi trong
một thỏa thuận song phương nào đó thay thế cho TPP, giữa ông chủ Nhà trắng Donald
Trump với Hà Nội?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét