Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Nếu phong trào dân chủ hành xử như cộng sản…


… Thì sau khi “cách mạng thành công”, chúng tôi sẽ:

- Thay đổi mẫu sơ yếu lý lịch. Mẫu mới sẽ yêu cầu người lập trình bày rõ: Trước 2007 làm gì, ở đâu? Trước 2011 làm gì, ở đâu? Trước 2020 làm gì, ở đâu?

- Người khai lý lịch cũng phải nêu rõ là có khen thưởng/ kỷ luật gì, đã có đóng góp gì cho phong trào dân chủ và dưới hình thức nào, đã bị an ninh câu lưu / hành hung bao nhiêu lần… (phải có giấy mời, giấy triệu tập làm bằng chứng, nếu bị bắt cóc thì phải có ít nhất hai người làm chứng).

Nước ngoài cũng có quân đội “tác chiến trên mạng”, nhưng…




Chuyện 10.000 chiến binh mạng bỗng nhiên “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 hôm 25/12 vừa rồi đã trở thành câu chuyện gây chú ý nhất trên các trang mạng xã hội Việt Nam mấy ngày qua.
Hóa ra là, quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, Hiếu với dân”, đang dùng tiền thuế dân đóng để nuôi 10.000 người trong một lực lượng có tên là “Lực lượng 47”, vốn có nhiệm vụ “đấu tranh chống các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng”.

Những ngày Châu Thổ trở lại thăm Đồng Tháp

(Gửi Nhóm Bạn Cửu Long)

Đoàn khảo sát môi sinh ĐBSCL 12.2017, từ trái: Ngô Thế Vinh, TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu ĐHCT, TS Dương Văn Ni, Khoa Quản lý Tài Nguyên Thiên nhiên ĐHCT, KS Phạm Phan Long, Hội Sinh Thái Việt, BS Nguyễn Văn Hưng, ThS Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia Vùng Đất Ngập / Wetlands, TS Lê Phát Quới, Viện Tài Nguyên - Môi Trường ĐHQG Tp. HCM, và tài xế Sang.


Lời dẫn: đây chỉ là trích đoạn từ một bút ký về chuyến khảo sát Đồng Bằng Sông Cửu Long tháng 12.2017 vừa qua, Đồng Tháp cũng là chặng cuối của chuyến đi ấy.

Về tới Cao Lãnh cũng đã gần nửa khuya. Trên chiếc xe Van của tài xế Sang có Wi-Fi di động, nên suốt cuộc hành trình nếu muốn, chúng tôi vẫn có thể kết nối mạng và làm việc với iPhone, iPad. Ngày hôm sau 12.12.2017, chúng tôi vẫn thức dậy sớm để khởi hành đi vào Đồng Tháp Mười, ghé qua Gò Tháp.

Ngày 31/12/1999: Mỹ chuyển giao lại Kênh đào Panama



Vào ngày này năm 1999, theo các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos-Carter, Mỹ đã chính thức trao quyền kiểm soát Kênh đào Panama lại cho Panama. Đám đông những người Panama đã tổ chức kỷ niệm việc chuyển giao con kênh 50 dặm này. Con kênh nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và chính thức mở cửa khi tàu SS Arcon đi qua vào ngày 15/08/1914. Kể từ đó, có hơn 922.000 con tàu đã sử dụng kênh này.

Mong muốn tìm kiếm một lối tắt từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương đã bắt nguồn từ thời các nhà thám hiểm ở Trung Mỹ vào đầu những năm 1500. Năm 1523, Hoàng đế La mã Charles V đã cho tiến hành một cuộc khảo sát về Vành đai Panama và một số kế hoạch xây dựng một con kênh đã được thảo luận, nhưng nó chưa bao giờ được thực hiện.

Tội của LS Nguyễn Văn Đài và Hội anh em dân chủ: Phổ biến quyền làm người




Như nhiều lần tôi đã viết, “tội” của luật sư Nguyễn Văn Đài là tích cực tuyên truyền phổ biến kiến thức về nhân quyền. Tôi đoan chắc rằng, khi bắt và khám xét văn phòng của LS Nguyễn Văn Đài, an ninh chỉ tịch thu được những tài liệu về nhân quyền là hết, không còn thứ chi khác.

Công an gán cho Nguyễn Văn Đài và thư ký văn phòng luật Lê Thu Hà tội danh theo điều 88 tuyên truyền chống nhà nước, nhưng qua điều tra vẫn không tìm ra bằng chứng để khép tội ngoài một số tài liệu về kiến thức nhân quyền và thậm chí về tự do dân chủ. Chính vì vậy mà việc điều tra cứ kéo dài đến gần hai năm, đạt kỷ lục thời gian điều tra lâu nhất.

2017: Việt Nam là một trong sáu nước giam giữ nhiều nhà báo nhất thế giới


Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ), Việt Nam đang giam giữ ít nhất 10 nhà báo, nằm trong danh sách sáu nước giam giữ nhiều nhà báo nhất trên thế giới.
Những tháng cuối năm 2017, hai thanh niên Nguyễn Văn Hóa (22 tuổi) và Phan Kim Khánh (24) tuổi, bị tuyên án lần lượt bảy năm và sáu năm tù giam theo Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội tuyên truyền chống nhà nước.

Vòng quanh thế giới ngày 31/12/2017

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Pháp: Huy động 140 ngàn cảnh sát bảo vệ an ninh đêm Giao thừa 2018

Hơn 1850 nhân viên an ninh được huy dộng để bảo đảm an ninh trên đại lộ Champs-Elysées, Paris, Pháp, ngày 31/12/2017-REUTERS

Đe dọa khủng bố, an toàn giao thông là hai ưu tư chính của Pháp trong đêm Tết dương lịch 31/12/12017. Theo thông báo của bộ Nội Vụ, gần 140.000 nhân viên an ninh và cứu hộ được huy động trên toàn quốc đề đề phòng mọi tình huống nhất là trong bối cảnh « mức độ đe dọa của khủng bố rất cao ».
Để ngăn ngừa khủng bố tấn công và bảo đảm an ninh cho dân chúng cùng du khách nước ngoài, Bộ Nội Vụ Pháp cho biết huy động 56000 cảnh sát, 36000 hiến binh (quân đội) và 40.000 nhân viên thuộc lực lượng cứu thương và cứu hỏa, tổng cộng 140.000 trên toàn lãnh thổ . Những địa điểm dân chúng tụ họp đón giao thừa, các khu giải trí tập trung nhà hàng, rạp hát, nhà ga luôn được lực lượng an ninh chống khủng bố tuần tra giám sát.

Thành trì BOT giao thông liệu có lung lay?


“Đồng tiền liền khúc ruột”

Sau ba tháng rưỡi đóng cửa vì phản ứng quyết liệt của giới tài xế, ngày 30/11 trạm thu phí dự án BOT Cai Lậy bắt đầu hoạt động trở lại, đồng thời giảm 30% giá vé qua trạm như một động thái nhằm xoa dịu phản ứng của dân chúng.

Tuy nhiên, giới tài xế dứt khoát không chấp nhận giải pháp lừa mị đó. Lý do họ đưa ra là giá vé giảm mà thời hạn thu phí lại kéo dài thì thực chất cũng chẳng khác gì. Trong khi đó, yêu cầu trước sau như một của họ là phải dời trạm thu phí khỏi quốc lộ 1A và đặt trên tuyến đường tránh, và những ai đi vào đường tránh thì mới phải trả tiền.

Phe mạnh nhất ở Đà Nẵng

Voọc Sơn Trà. Ảnh: Tuấn GreenViet
Đà Nẵng một năm qua tràn ngập những bàn tán về phe này phái nọ, cả thành phố suốt ngày ồn ã chuyện kẻ ở người đi, ai thắng cuộc, ai thất thế.
Câu hỏi “chọn phe nào mạnh nhất” bởi thế lửng lơ mãi ở sông Hàn suốt cả năm qua. Người thì chọn Vũ Nhôm (nay đang trốn nã). Kẻ đặt cửa Xuân Anh (ngã ngựa đã vài tháng). Số khác giao niềm tin nơi Huỳnh Đức Thơ (tạm giữ được ghế nhưng vẫn “ở không yên ổn-ngồi không vững vàng”).

Trung Quốc : "Con mắt của Bắc Kinh" và 1,4 tỉ « nghi phạm »



Hệ thống caméra giám sát được lắp đặt dày đặc tại Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc để theo dõi "nhất cử, nhất động" của người dân tại quảng trường. REUTERS/Kim Kyung-Hoon


Trong khi đa phần các báo Pháp hôm nay tập trung vào thời sự trong nước thì báo Libération dành một hồ sơ lớn 4 trang bài nói về « Con mắt của Bắc Kinh ». Với gần 200 triệu caméra, 40 triệu mẫu giọng nói và 1 tỉ gương mặt được lưu trong cơ sở dữ liệu của công an, chế độ Tập Cận Bình đang tăng cường giám sát công dân ở những mức độ « chưa từng có từ trước tới nay » với lý do « đảm bảo an ninh quốc gia và đấu tranh chống khủng bố. »

Trong bài viết « 1,4 tỉ nghi phạm tại Trung Quốc », thông tín viên Raphaël Balenieri của báo Libération tại Bắc Kinh cho biết chính quyền Trung Quốc không ngừng hiện đại hóa hệ thống giám sát nhờ các tiến bộ về công nghệ. Cho dù là các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức phi chính phủ …, không ai có thể thoát khỏi sự giám sát chặt chẽ của bộ máy Nhà nước.

Ngày cuối năm: nghĩ về liêm chính trong xã hội không liêm chính




Vào những ngày cuối năm, khi đóm lửa của người đốt lò Nguyễn Phú Trọng vẫn đang cháy, thì còn đó những nỗi niềm mang tên niềm tin và sự hiện hữu tội ác trong xã hội. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát trong một bài viết trên Tuần Việt Nam đã chia sẻ rằng, có nhiều thứ để ngăn chặn được cái ác trong xã hội đang nảy sinh, hay cải thiện vốn xã hội, trong đó bao gồm bằng biện pháp liêm chính.

Liêm chính – là đức tính ngay thẳng trong lý trí, làm và hành xử đúng với chuẩn mực xã hội trong các vấn đề. Nếu đặt nghĩa của từ “liêm chính” vào trong bối cảnh xã hội Việt Nam thì mới biết nó xa xỉ đến mức độ nào.

Kinh tế Việt Nam 2017: bóng ma Trung Quốc ám ảnh


Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000-2017

Ngày 27/12, Tổng cục Thống kê đã công bố các số liệu về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2017.

Với một loạt chỉ số ấn tượng, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% và cao nhất kể từ năm 2008 đến nay, cơ quan thống kê quốc gia xem ra đã xua tan những nghi ngờ trước đó rằng chính phủ phù phép số liệu hay báo cáo láo.

Mỗi lá phiếu đều quan trọng


Khi kêu gọi các cử tri đi bầu các nhà chính trị thường hô hào “Mỗi lá phiếu đều quan trọng!” Tất nhiên, họ thường hô khẩu hiệu này khi đứng trước các cử tri “phe mình!” Nhưng ít cử tri nào tin rằng một lá phiếu của mình lại quyết định kết quả cuộc bỏ phiếu.
Vậy mà chuyện hãn hữu đó mới xảy ra! Tháng trước, dân Virginia bầu một đại biểu vào nghị viện tiểu bang cho Đơn Vị 94. Đếm đi đếm lại, có lần hai bên chỉ hơn thua nhau đúng một lá phiếu!

Tiếp tục khủng hoảng Đức- Việt: EVFTA sẽ thông năm… 2019?

Thiền Lâm - Cali Today
Sau tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2017 ồn ào lẫn khoa trương với sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC Đà Nẵng cùng một chiến dịch tuyên truyền “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) sẽ thông qua vào đầu năm 2018”, đến nay cả chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lẫn hệ thống báo đảng đã im bặt.
 Sau một chuyến làm việc của Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh ở Bỉ mà chẳng nghe hứa hẹn gì cụ thể, giới chóp bu Việt Nam đành phác ra một dự báo mới: tương lai thông qua EVFTA là vào năm 2019.

Sự nghiệt ngã của thời gian


 Tòa án, công lý và luật rừng xanh của búa với liềm. Ảnh: internet


Cách đây cũng không lâu, có vụ một thanh niên cậy tiền đè chết người và hống hách giữa đường thách thức người bị va chạm giao thông là mua được cả công an.

Đêm qua, một đám trẻ thanh niên cầm vũ khí đứng trên cầu để xin tiền các xe đi qua, và mấy thanh niên này vẫn thỉnh thoảng cho rằng thách công an nào làm gì được và bao cả công an luôn.

LS Võ An Đôn: "Tôi không hối tiếc"


Trò chuyện với luật sư Võ An Đôn, những ngày cuối năm 2017

Đây không phải là một cuộc phỏng vấn. Bởi một cuộc phỏng vấn thì tôi sẽ phải chọn lựa cách nói, xoay trở cách trình bày cho chỉn chu. Nhưng nếu như vậy, thì sẽ không thể mô tả được một tính cách của Đôn. Tính cách đã đem lại cho anh sự thương mến từ rất nhiều người, cũng như sự ghét bỏ từ không ít người.

Tôi giữ nguyên cách xưng hô của Đôn, như một người anh em. Nhưng đó không phải là riêng với mối quan hệ quen biết với tôi, mà hầu hết các cuộc phỏng vấn của VOA, BBC, RFA, SBS... Đôn vẫn luôn xưng hô như vậy: nhũn nhặn và gần gũi.

Năm điều thú vị từ kỳ nghỉ Giáng sinh của TT Trump


Tổng thống Donald Trump tại Sân golf Trump International Golf Course ở Mar-a-Lago, Florida hôm 29/12/2017.
Tổng thống Donald Trump tại Sân golf Trump International Golf Course ở Mar-a-Lago, Florida hôm 29/12/2017. Getty Images
1. Vị tổng thống Mỹ có tâm trạng tự tin
Trước khi ông Trump bay đi Florida, Quốc hội Mỹ phê chuẩn một điều luật mà ông Trump gọi là "lần giảm thuế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ."
Hôm thứ Năm 28/12, ông viết trên Twitter kết quả một cuộc trưng cầu cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông đang tăng lên.
Cũng trong cùng ngày, ông bất ngờ cho tờ the New York Times phỏng vấn 30 phút. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong phòng ăn của một câu lạc bộ golf, sau khi ông Trump chơi một trận golf với con trai Eric và tay chơi golf chuyên nghiệp Jim Herman.

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

‘Tài tình, sáng suốt’ nuốt cả nhân bản, liêm sỉ


Một hình ảnh trong Vietnam War, PBS series. Hình minh họa.

Military Times – một tờ báo dành cho quân đội của Mỹ - vừa thuật lại chuyện tự nguyện tạm đình chiến giữa khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga, sau đó có thêm Mỹ) với khối Liên Minh (Đức, Áo-Hungary, Bulgaria Thổ Nhĩ Kỳ) hồi Thế chiến thứ nhất vào dịp Giáng sinh năm 1914...

Thế chiến thứ nhất bùng phát vào tháng 7 năm 1914 với 70 triệu người tham chiến. Đó là lần đầu tiên con người sử dụng súng máy, vũ khí hóa học, đại bác, xe tăng, phi cơ và tàu ngầm để tàn sát nhau trên toàn châu Âu... Thế chiến thứ nhất đã làm tất cả các quốc gia ở châu Âu kiệt quệ, biến đổi cục diện châu Âu và thế giới nhưng đó là chuyện sau tháng 11 năm 1918 (thời điểm khối Liên Minh đầu hàng - Thế chiến thứ nhất kết thúc)...

Những bất thường và khác lạ về chuyên án “Vũ nhôm”

Ngay sau khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (đầu tháng 10/2017), người dân và công luận toàn quốc mới giật mình nhận thấy tình trạng mâu thuẫn, đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo chóp bu thành phố Đà Nẵng là rất nghiêm trọng và đang bước vào đỉnh điểm. Lúc này, lại phát lộ thêm thông tin: Một doanh nhân có tên Phan Văn Anh Vũ, sinh năm 1975 (biệt danh “Vũ nhôm”), chủ của nhiều Công ty BĐS và Xây dựng, là “sân sau” của Thành ủy Đà Nẵng từ một thập kỷ rưỡi qua (từ thời ông Nguyễn Bá Thanh), đã khuynh đảo không chỉ thị trường địa ốc mà còn thao túng cả hệ thống chính trị của thành phố đáng sống này.

Thấy gì qua ‘từ thuở bé đến giờ mới được dự họp chính phủ’?

 Thiền Lâm – Cali Today news


 

Nếu hệ thống lại và so sánh những phát ngôn công khai trên mặt báo chí của Nguyễn Phú Trọng từ đầu năm 2016, bắt đầu bằng “tôi bất ngờ…” sau khi ông Trọng đột biến giành chiến thắng vang dội trước đối thủ chính trị Nguyễn Tấn Dũng, cho đến “từ thuở bé đến giờ mới được dự họp chính phủ” – một lối nói vui không cần giấu diếm khi ông Trọng “được mời dự” và như thể chủ trì luôn phiên họp kéo dài hai ngày của chính phủ vào tháng 12/2017, mới thấy thái độ tự tin của Tổng bí thư Trọng đã dâng cao đến thế nào.

Trên khuôn ảnh được báo chí nhà nước đăng tải về phiên họp trên, người ta trông thấy ông Nguyễn Phú Trọng ngồi chính giữa hàng ghế chủ tọa đoàn. Bên phải của ông Trọng là Trần Đại Quang – chủ tịch nước, còn bên trái ông Trọng là Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng, và “cánh tay trái” của Thủ tướng Phúc là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tại sao Trung Quốc sẽ không cứu Triều Tiên



Kiểu tư duy giả định Trung Quốc và Triều Tiên là đồng minh; Bắc Kinh lo ngại bất ổn trên bán đảo và kéo theo là mối nguy về dòng người tị nạn; Trung Quốc cần Triều Tiên làm vùng đệm ngăn cách với Hàn Quốc – một đồng minh của Mỹ. Những giả định này đã đúng trong 20 năm qua, nhưng đã có những thay đổi quan trọng trong quan điểm của Bắc Kinh sau quãng thời gian này.

Giới chức Mỹ từ lâu đã thừa nhận công thức mà Mao Trạch Đông đưa ra đối với quan hệ Trung-Triều: Hai nước tựa như “môi và răng”. Trung Quốc là đối tác cung cấp năng lượng, lương thực chủ chốt và là thị trường trung gian để Triều Tiên duy trì kết nối giao thương với bên ngoài. Đó là lý do mà nhiều nhiệm kỳ chính phủ Mỹ luôn tìm cách thúc ép Trung Quốc thể hiện vai trò to lớn hơn nhằm phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump cũng đi theo lôgích này, vừa kêu gọi sự trợ giúp từ Trung Quốc, đồng thời đe dọa trừng phạt nếu Bắc Kinh không hành động quyết liệt hơn. Cũng theo cách tiếp cận này, giới hoạch định chính sách Mỹ từng nhận định nếu Triều Tiên sụp đổ hoặc bị kéo vào cuộc chiến với Mỹ, Trung Quốc sẽ ra tay trợ giúp, không để Bình Nhưỡng tan rã, thậm chí sẽ cho triển khai lực lượng quân sự ở dọc tuyến biên giới nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng người tị nạn tràn vào Trung Quốc.

Vì sao Hà Nội tăng cường đàn áp tiếng nói đối lập trong năm 2017?



Tranh minh họa nhân quyền Việt Nam.

Đàn áp mạnh nhất trong vòng 10 năm

Quốc tế đánh giá Chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp mạnh mẽ những tiếng nói đối lập trong năm 2017. Những yếu tố nào dẫn đến tình trạng như thế?
Trong năm 2017, Chính phủ Hà Nội bị chỉ trích và lên án đã tăng cường đợt bắt bớ nặng nề nhất trong vòng một thập niên qua, với bằng chứng là hơn 40 người hoạt động vì môi trường, nhân quyền và quyền lợi của người lao động bị truy nã, bắt giữ và cầm tù bằng các cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “âm mưu lật đổ chính quyền” tại Việt Nam.

Đường dây nóng để tố cáo biếu xén dịp Tết liệu có hiệu quả?



Một cuộc biểu tình tố cáo nạn quan chức tham nhũng, cướp đất của dân nghèo (ảnh tư liệu)

Cục Chống tham nhũng của Việt Nam lập 3 đường dây nóng để nhận những lời tố cáo về các hành vi tham nhũng, tặng hoặc nhận quà trái quy định trong dịp Tết, Cục trưởng Phạm Trọng Đạt nói với báo chí hôm 28/12. Cục Chống tham nhũng là một đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.

Ba đường dây nóng gồm 1 số điện thoại cố định thuộc hệ thống tổng đài riêng của chính phủ, và 2 số điện thoại di dộng. Người có thông tin để tố cáo cũng có thể gửi đến địa chỉ email là Cucchongthamnhung@gmail.com.

Điên nặng vì “Đen người xanh ta”



 
Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của VN đang bị Trung Quốc chiếm đóng và mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi (ảnh nhỏ). Ảnh: AFP


Điện năng, có cách gọi vui theo kiểu đánh vần, “Điên nặng” là một câu chuyện dài. Đúng là điên năng vì quá nhiều chuyện nhức đầu xảy ra liên miên. Như tin ngắn này:

Hôm qua, báo Thanh Niên đưa tin: TQ xây nhà máy điện hat nhân nổi ở Trường Sa, đảo họ chiếm của VN. Tháng trước, lò phản ứng hạt nhân di động đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn tất khâu thử nghiệm cuối cùng, được gắn vào chiếc tàu có thiết kế đặc biệt tại xưởng ở Liêu Ninh, trong kế hoạch quân sự hóa những đảo chiếm đóng phi pháp của VN. Những lò phản ứng hạt nhân di động này còn cấp năng lượng cho những giàn khoan TQ khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông. Tin ngắn này kích nổ trong đầu chúng ta câu hỏi dữ dội về mảnh đất máu thịt đang bị chiếm?

Khi quân đội bị đẩy ra làm đội quân ba xu


Trong khi cặp đôi Trọng-Vượng đang điên đầu đối phó với anh thượng tá cửa nhôm vừa biến mất thì một lực lượng “tác chiến trên mạng” tương đương một sư đoàn 10.000 người xuất hiện như một tràng pháo chuột giữa bầu trời u ám của đảng cuối năm 2017.

Đó là “Lực lượng 47” lấy tên theo Chỉ thị 47 do Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tung ra tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 tổ chức tại TP.HCM. Lập tức người ta thấy ngay cái gọi là “công tác tuyên giáo” của đảng trong những năm vừa qua chỉ là một chuỗi thất bại không kèn không trống. Đến nỗi đảng phải biến những người mặc áo lính trong quân đội thành một đạo quân rẻ tiền trong hàng ngũ dư luận viên kiểu Tàu để góp sức trấn áp dư luận chân chính.

Truyền thông xã hội thay đổi nền dân chủ như thế nào?




Donald Trump có thể không thích hợp để trở thành tổng thống của nước Mỹ, nhưng rõ ràng ông là một bậc thầy về truyền thông xã hội. Những dòng tweet thường gây sốc đã giúp ông trùm bất động sản-hóa-chính trị gia này có hơn 7 triệu người theo dõi trên Twitter. Và hầu hết các thông điệp của ông lại được nhìn thấy bởi hàng triệu người khác vì chúng được đăng lại hàng ngàn lần và bao phủ rộng khắp trên các phương tiện truyền thông chính thống. Do đó, chiến dịch của Trump là bằng chứng về tầm quan trọng của truyền thông xã hội đối với chính trị và tất cả các loại hành động tập thể khác. Điều này đang thay đổi nền dân chủ như thế nào?

Mảng tối sau sự lật đổ Nhà nước Hồi giáo





Vào trung tuần tháng 10, Lực lượng Dân chủ Syria do Hoa Kỳ hậu thuẫn, gồm chủ yếu dân quân người Kurd có quan hệ mật thiết với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) Thổ Nhĩ Kỳ, “đã giải phóng” thành phố Raqqa, nơi chôn rau cắt rốn của tôi, khỏi các tay súng Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Trong khi đó, người Ả Rập vốn chiếm đa số ở đây, lại đóng góp không nhiều vào việc lật đổ ISIS. Tại một thành phố nơi cư dân bản địa từ lâu bị nếm mùi đày ải và bị xem như công dân hạng hai, việc Đảng Liên đoàn Dân chủ (PYD) – chi nhánh Syria của PKK – ca khúc khải hoàn chiến thắng đã làm người dân tại đây nơm nớp lo âu bi kịch lịch sử sẽ lặp lại.

Gặp nhau cuối năm 2018

Theo FB Song Hà

Sau khi thiên đình xả trạm BOT, các Táo tề tựu đầy đủ, khăn áo chỉnh tề, tiến vào quỳ lạy Ngọc Hoàng, chỉ thiếu mỗi Táo Văn hóa chưa đến kịp do tắc đường.
Tất cả dập đầu hô vang:
- Ngọc hoàng lệ phí, lệ phí, lại lệ phí!
Ngọc hoàng nghe xong giật mình quay sang hỏi Nam Tào.
- Năm nay bọn nó hô cái gì nghe là lạ thế?

Ngày 30/12/1916: Rasputin bị ám sát



Vào ngày này năm 1916, khoảng nửa đêm rạng sáng ngày 29-30 tháng 12, Grigory Efimovich Rasputin, một người đàn ông tự xưng là thánh, đã bị các quý tộc người Nga giết chết nhằm chấm dứt ảnh hưởng của ông ta đối với gia đình hoàng gia.

Rasputin, một muzhik, hay nông dân, sinh ra ở Siberia, đã trải qua một cuộc cải đạo khi còn là thiếu niên và tuyên bố mình là một “người chữa lành” với khả năng tiên đoán tương lai. Ông đã giành được sự tín nhiệm của Sa hoàng Nicholas II và Nữ hoàng Alexandra sau khi giúp cầm máu cho cậu con trai mắc chứng rối loạn đông máu của họ, Alexei, vào năm 1908.

Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam sẽ đi tới "giám sát từ xa"?



Việt Nam đang học tập theo Trung Quốc trong cuộc chiến củng cố quyền lực Đảng, từ việc tiến hành chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” cho đến nhấn mạnh xây dựng một quốc gia “tinh gọn, hiện đại”.

Do đó, có thể nhìn thấy tương lai Việt Nam qua Trung Quốc hiện tại. Một trong những vấn đề mà cả hai nước đang gặp phải là cuộc chiến chống tham nhũng, và làm sao để hạn chế thấp nhất sự tẩu tán tài sản cũng như nhân thân ra nước ngoài. Mới đây nhất, Trung Quốc đã tìm ra phương hướng mới khi tiến hành xây dựng một dự án luật mang tên Luật giám sát.

Vòng quanh thế giới ngày 30/12/2017

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Việt Nam: Hà Nội làm hơn 2 cây số đường, giá trăm triệu đô

 Đoạn đường Hoàng Cầu. (Hình: Hà Nội Mới)

Đường Vành Đai 1 đoạn Hoàng Cầu-Voi Phục, Hà Nội, dài chỉ 2.2 cây số nhưng được nhà cầm quyền CSVN chi đến 7,800 tỷ đồng (hơn $343.9 triệu).
Theo báo VNExpress, Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường này. Đây là tuyến đường được ghi nhận là “đắt nhất từ trước đến nay ở Hà Nội,” phá vỡ các kỷ lục trước đó. Bình quân chi phí làm một mét đường gồm giải tỏa và xây lắp là 3.5 tỷ đồng (hơn $154,350). Truyền thông trong nước gọi đây cũng là “tuyến đường đắt nhất hành tinh.”

“Bunker 42” : Căn cứ quân sự bí mật dưới lòng thủ đô Nga



 « Bunker 42 » : Căn cứ quân sự bí mật dưới lòng thủ đô Nga
Bunker 42, hành lang dẫn đến trạm tầu điện ngầm số 528.RFI/Muriel Pomponne

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Bang Xô Viết đã chuẩn bị một cách chu đáo cho Thế Chiến Thứ 3. Gần một ngàn nơi ẩn náu tránh bức xạ nguyên tử đã được xây dựng trên khắp lãnh thổ của Liên Xô cũ. Công trình xây dựng bunker cuối cùng đã được tiến hành tại Crimée năm 1989, nhưng công trình này đã bị bỏ rơi giữa chừng.

Ngày nay, duy chỉ có một bunker nằm ở ngay giữa lòng thủ đô Matxcơva, « Bunker-42 », là được giải mật. Năm 2006, chính phủ Nga tổ chức bán đấu giá « Bunker – 42 » và « địa điểm đặc biệt » này đã được tu sửa để biến thành « Bảo tàng Chiến tranh Lạnh », mở cửa cho công chúng.

Đằng sau sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là gì?

Phạm Nguyên Trường dịch 

Sức mạnh đang gia tăng không phải là lời giải thích tốt nhất cho những hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

“Sự hung hăng của Trung Quốc” đã trở thành một cụm từ đáng hổ thẹn - nó thường xuyên được các phương tiện truyền thông, các học giả và các chính trị gia sử dụng, tuy nhiên, ít có công trình nghiên cứu nào giải thích rõ ý nghĩa của khái niệm này. Tình huống tương tự cũng xảy ra khi nói về sức mạnh của Trung Quốc. Mặc dù, nói chung, nhiều người cho rằng “Trung Quốc đang ngóc đầu dậy”, có quá ít công trình nghiên cứu một cách toàn diện, nghiêm cẩn và hệ thống về sức mạnh của Trung Quốc.

Vì sao không chấp nhận luật sư của gia đình mời bào chữa cho LS Nguyễn Văn Đài?


Bị đàn áp! Ức chế quá! Ức chế quá!

Chiều ngày 28/12/2017, tôi nhận được thư của chồng tôi là Luật sư Nguyễn Văn Đài, chồng tôi viết là đã kết thúc điều tra ngày 12/12/2017. Lẽ ra điều tra xong, họ phải cấp giấy chứng nhận bào chữa cho 3 luật sư tôi đã làm đủ thủ tục mời, các luật sư cũng viết công văn nhiều lần gửi họ và họ cũng đã viết công văn trả lời luật sư là “đang trong giai đoạn điều tra nên luật sư chưa được tham gia”. Như vậy giữa họ và các luật sư đã biết chắc chắn là các luật sư bào chữa cho anh Đài.

Vậy mà khi kết thúc điều tra, họ không thông báo cho gia đình, không thông báo cho luật sư và ngang nhiên chỉ định luật sư cho chồng tôi.

Hành trình Biển Hồ 2: Số phận không bến bờ


Vùng Biển Hồ ở Siem Reap hiện có 500 hộ người gốc Việt sinh sốngVùng Biển Hồ ở Siem Reap hiện có 500 hộ người gốc Việt sinh sống, hầu hết đều nằm trong những hộ nghèo và rất nghèo
Từ Kampong Chhnang, mất 4-5 giờ lái xe để đến xã Chong Kneas, Siem Reap. Sau đó, chúng tôi phải đi bè khoảng 10 phút mới tới khu nhà nổi của người gốc Việt, tách biệt khỏi khu chợ trong bờ, đông người Khmer sinh sống.
Chúng tôi gặp gỡ khoảng 10 người dân ở đây. Cuộc trò truyện trong căn nhà tuềnh toàng toát lên nỗi niềm chung mà chúng tôi từng nghe từ gia đình ông Mạnh, ông Nam ở Kampong Chhnang.

Năm 2017: Daech (IS) bị thảm bại, nhưng cuộc chiến chống khủng bố vẫn tiếp diễn



Lực lượng Dân Chủ Syria chiến thắng ở Raqqa, 'thủ phủ' tự phong của Daech. REUTERS/Erik De Castro


Năm 2017 kết thúc với sự kiện đáng chú ý : tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo bị thảm bại trên chiến trường.  Tại Irak và Syria, Daech mất gần như toàn bộ các lãnh thổ mà chúng đã chiếm được trước đây. Liên quân quốc tế và quân đội các nước có liên quan có thể tự hào về chiến thắng này, nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo, Daech tuy thất trận, mất lãnh thổ, nhưng cuộc chiến chống khủng bố vẫn còn lâu mới kết thúc.

Trong suốt năm 2017, Daech đã liên tục hứng chịu thất bại. Tại Irak, sau 9 tháng giao tranh dữ dội, quân đội và lực lượng dân quân tự vệ Shia dưới sự hỗ trợ của liên quân quốc tế chống thánh chiến khủng bố do Hoa Kỳ dẫn đầu đã đẩy lui được quân Daech ra khỏi Mossoul, thành phố lớn thứ hai của Irak.

LL47, công không được mà thủ cũng chẳng xong


Ngày 28 tháng 12, ai đó đã vội vàng lập một trang “facebook” cho “lực lượng 47”. Hình minh họa.

Thông tin về “lực lượng 47” của Quân đội nhân dân Việt Nam với 10.000 “hạt nhân” thuộc loại “vừa hồng, vừa chuyên” (kiên định về lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao) để “đấu tranh trên không gian mạng”, do Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Tổng cục phó Tổng cục Chính trị của Bộ Quốc phòng Việt Nam tiết lộ ở Hội nghị Tổng kết công tác Tuyên giáo 2017, diễn ra hôm 25 tháng 12, chắc chắn sẽ trở thành một loại “vạ miệng”.

Dẫu ông Nghĩa khẳng định nhân sự của “lực lượng 47”, hiện diện ở tất cả các đơn vị cơ sở, trên mọi lĩnh vực, mọi miền “đang hoạt động rất tích cực” nhưng tại hội nghị vừa kể, hai Ủy viên Bộ Chính trị - ông Trần Quốc Vượng (Thường trực Ban Bí thư) và ông Võ Văn Thưởng (Trưởng Ban Tuyên giáo) – đều gián tiếp thừa nhận, lực lượng tuyên giáo hùng hậu bao gồm 800 cơ quan truyền thông chính thống – đang đi từ thất bại này đến thất bại khác. Ngày hôm sau – 26 tháng 12 – ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Thông tin Truyền thông, tái xác nhận, hệ thông truyền thông chính thống đang đối diện với nguy cơ bị mạng xã hội “vượt mặt”.

Khi kinh tế thị trường định hướng XHCN của Tổng Trọng chỉ đáng giá 1.0, hay 2.0 thay vì đeo đuổi Công nghiệp 4.0



 
 Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương ngày 28-12-2017. Ảnh: Báo Chính Phủ.

Trích một vài đoạn Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương:

“…phải tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII. Trong quá trình xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, biện pháp, phải nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế,…”.

10 nhân vật chính trị Việt Nam năm 2017




Đoàn Ngọc Hải

Ảnh: Infonet.
Phó Chủ tịch Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh nổi lên từ sau Tết Nguyên đán khi phát động chiến dịch “giành lại vỉa hè” với tuyên bố “không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo về vườn”.
Tháng cuối năm, thông tin về ông trên báo chí chỉ còn lại hai tin nổi bật: “Vắng bóng ông Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè quận 1 biến thành chợ” và “Người đàn ông ở Hải Dương dọa dùng súng giết ông Đoàn Ngọc Hải”. Bản thân ông Hải vẫn đang tại nhiệm, chưa về vườn.
Đoàn Ngọc Hải là đại diện tiêu biểu cho một lối tư duy máy móc về pháp luật và thượng tôn pháp luật. Những văn bản về giao thông đường bộ được ông coi như một thanh thượng phương bảo kiếm, có thể dùng để sát phạt bất cứ hành vi vi phạm nào mà không cần cân nhắc đến tính hợp lý của văn bản và quy trình áp dụng, đến văn hoá kinh tế vỉa hè của một đất nước có trình độ phát triển thấp, và đến hiệu quả của việc thực thi pháp luật.

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Tiếp nối Phạm Đoan Trang



Ảnh minh họa. Nguồn: LK

Ngày 28/12 Báo Tiếng Dân đăng bài “Vì sao nên phi bạo lực” của Phạm Đoan Trang. Tác giả nêu ra 4 lý do: 1-  Khả năng thành công cao hơn. 2- Thu hút được nhiều người hơn. 3- Tạo điều kiện cho dân chủ. 4-  Oan oan tương báo bao giờ mới hết.

Tôi tán thành các ý kiến của Phạm Đoan Trang. Chỉ xin bổ sung vài ý kiến rút ra từ thực tế cuộc đấu tranh bạo lực của dân Việt Nam trong mấy chục năm của thế kỷ 20, đó là những hậu quả tai hại của “bên thắng cuộc” phải gánh chịu sau chiến thắng.

Khi quân đội bị đẩy ra làm đội quân ba xu


Trong khi cặp đôi Trọng-Vượng đang điên đầu đối phó với anh thượng tá cửa nhôm vừa biến mất thì một lực lượng “tác chiến trên mạng” tương đương một sư đoàn 10.000 người xuất hiện như một tràng pháo chuột giữa bầu trời u ám của đảng cuối năm 2017.

Đó là “Lực lượng 47” lấy tên theo Chỉ thị 47 do Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tung ra tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 tổ chức tại TP.HCM. Lập tức người ta thấy ngay cái gọi là “công tác tuyên giáo” của đảng trong những năm vừa qua chỉ là một chuỗi thất bại không kèn không trống. Đến nỗi đảng phải biến những người mặc áo lính trong quân đội thành một đạo quân rẻ tiền trong hàng ngũ dư luận viên kiểu Tàu để góp sức trấn áp dư luận chân chính.

Còn nhóm quan chức nào sẽ được ‘ưu tiên’ bắt?

Thiền Lâm - Cali Today

Sau những vụ Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng, chiến dịch được xem là “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng đương nhiên không thể dàn trải khắp các bộ ngành và các địa phương, mà phải trọng tâm hóa vào một số vụ trọng điểm. Đó là những vụ nào?

Vào cuối năm 2016, các cơ quan chức năng đã thống kê được 12 dự đắp chiếu gây lãng phí đến nhiều chục ngàn tỷ đồng: Nhà máy Ðạm Ninh Bình (Ninh Bình), Nhà máy xơ sợi Ðình Vũ (Hải Phòng), Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), Công trình mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Thái Nguyên), Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An), Ðạm Hà Bắc, Ðạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, Liên doanh khai thác mỏ Quý Sa, nhà máy gang thép Lào Cai.

Khi năng suất lao động Việt thấp hơn cả Lào

Đào Tuấn



Năng suất lao động của người Việt Nam bị đánh giá thấp hơn của Lào. (ảnh minh họa: Q.C)

Chúng ta vừa phải nghe một tin chẳng mấy vui vẻ: Năng suất lao động (NSLĐ) Việt đang chỉ bằng 87,4% NSLĐ Lào.

Con số vừa được Tổng cục Thống kê tuyên bố. “Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD. Tức là chỉ bằng 7% của Singapore; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% NSLĐ của Lào”. Không chỉ thấp về giá trị tuyệt đối, khoảng cách chênh lệch đang ngày càng gia tăng.

Tại sao Ma Cao ít đòi hỏi dân chủ hơn Hồng Kông?

Biên tập: Lê Hồng Hiệp


Hồng Kông và Ma Cao có nhiều điểm chung. Chỉ cách nhau 60km trên vùng châu thổ Châu Giang (và sẽ sớm được nối liền bằng một cây cầu), đây là hai thuộc địa của châu Âu trước khi được trao trả cho Trung Quốc. Anh trao trả Hồng Kông vào năm 1997; Bồ Đào Nha trao trả Ma Cao hai năm sau đó. Cả hai đều được quản lý theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, cho phép họ duy trì các hệ thống chính quyền của mình trong 50 năm. Tuy nhiên, trong khi nhiều người Hồng Kông kích động một cách ồn ào và không ngừng nghỉ để đòi hỏi một nền dân chủ cao hơn thì người dân Ma Cao dường như lại ít quan tâm đến điều đó. Tại sao lại như vậy?

Thời điểm của ý thức và trách nhiệm


Sự hung bạo hiện nay tố giác sự hoảng loạn chứ không chứng tỏ sự tự tin của chính quyền cộng sản. Một chính quyền không cảm thấy lâm nguy không có nhu cầu tuyên án hai phụ nữ trẻ, mỗi người với hai con thơ, mười năm và chín năm tù chỉ vì đã phát biểu những điều đúng.

Mọi người dân chủ đều là anh em và những người anh em cần được ưu ái, nhất là những người đang mắc nạn

Chính trị Việt Nam: từ 'tau khổ có chi mô' đến 'nếu ốm thì nghỉ đi'


Ông Đinh Thế Huynh mất chức vị Tổng bí thư vì sự trung dung của chính mình?

Ông Đinh Thế Huynh – nhân vật được nhắc nhiều nhất trong năm 2017 vì liên quan đến vị trí và vai trò kế nhiệm chức vụ Tổng Bí thư trong tương lai. Nhưng nổi hơn, là câu chuyện ông đi ‘điều trị bệnh’ và người thay thế ông là Trần Quốc Vượng.

Câu chuyện sức khỏe trở thành một mấu chốt trong ‘kế nhiệm chức vụ quan trọng’ trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Khẩn thiết hơn, khi ngày càng nhiều cán bộ trở nên bệnh tật đến mức ‘tử nạn’ trước những sự kiện lớn của chính Đảng Cộng sản.

Làm sao chống tham nhũng trong cơ chế đẻ ra tham nhũng?

Bùi Tín

Cuối 2017, đầu 2018, công cuộc chống tham nhũng lại nổi lên, sôi nổi, ly kỳ. Đinh La thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ nhôm, Phan Đình Đức, Út Trọc Đinh Ngọc Hệ… kẻ sa lưới, người bỏ trốn, đầy kịch tính.

Sau một thời gian lình xình, như đánh trống bỏ dùi, gần như nguội lạnh, Tổng chỉ huy chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng lại lên gân, vung tay bảo kiếm, đề ra hành động « cho tất cả củi khô lẫn củi tươi vào lò đã nóng cho thiêu cháy hết », với phương châm « tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng pháp luật ».