Bản dịch: Người
Bảo vệ Nhân quyền
The Diplomat
Trong khi các quốc gia còn đang tranh cãi, với việc Trung Quốc
đang ở thế thượng phong, nhiều nhà khoa học đã cảnh báo rằng Biển Đông đang
nhanh chóng trở thành nơi xảy ra thảm hoạ môi trường, có thể kéo theo sự sụp đổ
của một trong những ngành thủy sản hiệu quả nhất thế giới.
Giờ đây, một nhóm chuyên gia bao gồm các nhà chiến lược địa
chính trị cũng như các nhà sinh vật học biển đang kêu gọi các bên tranh chấp
cùng hợp tác để quản lý và bảo vệ nguồn lợi cá biển và môi trường biển. Điều
này có thể được thực hiện mà không làm ảnh hưởng đến các yêu sách lãnh thổ của
các quốc gia, các chuyên gia lập luận.
Bản đồ Biển Đông, với các hòn đảo chiếm giữ bởi 5 quốc gia
(các hòn đảo hoang không được hiển thị). Bản đồ của Sáng kiến Minh bạch Hàng
hải của CSIS Châu Á.
Sự thành công của bất kỳ kế hoạch quản lý nào phụ thuộc vào
sự tham gia của Trung Quốc, nhưng vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc, một cường quốc với
nhiều tham vọng về phát triển hải sản, sẽ hợp tác.
“Ở Biển Đông, cá có thể đẻ trứng trong vùng đặc quyền kinh tế
của một quốc gia (EEZ), lớn lên ở vùng nước của quốc gia khác và trưởng thành ở
vùng nước của quốc gia thứ ba. Đánh bắt quá mức hoặc hủy hoại môi trường tại bất
kỳ điểm nào trong chuỗi ảnh hưởng đến tất cả những ngư dân sống xung quanh biển,”
các chuyên gia đã viết vào cuối mùa thu này một phần tóm tắt các khuyến nghị của
họ. “Ngành thuỷ sản ở Biển Đông đang trên đà sụp đổ, và cách duy nhất để tránh
mối nguy đó là hợp tác đa phương trong vùng biển đang tranh chấp.”
“Khai thác quá mức chắc chắn là một vấn đề nghiêm trọng”
Biển Đông là một vùng rộng mở, rộng hơn một nửa Địa Trung Hải,
và có vai trò chiến lược không kém phần quan trọng. Hơn một nửa số tàu đánh cá
trên thế giới hoạt động trong vùng Biển Đông, và trong những năm gần đây, vùng
biển này đã thường xuyên sản xuất khoảng 12% sản lượng đánh bắt cá toàn cầu.
Nhưng việc khai thác quá mức gây hại rất nhiều. “Khai thác
quá mức là một vấn đề nghiêm trọng,” theo ông Adam Greer thuộc Không lực Hoa Kỳ
trong một bài báo đăng trên tạp chí The Diplomat năm ngoái. Đã có một số nỗ lực
nhằm khai thác hải sản một cách bền vững.”
Một báo cáo do một số giáo sư Đại học British Columbia,
Rashid Sumaila và William Cheung, kết luận rằng sinh khối của Biển Đông đã giảm
5%-30% so với mức năm 1950, và có lẽ 40% tổng lượng đánh bắt là bất hợp pháp hoặc
đơn giản là không được đăng ký.
Năm quốc gia thành viên ASEAN xung quanh Biển Đông đã tuyên
bố chủ quyền đối với các khu kinh tế độc quyền theo các quy tắc của Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) có hiệu lực vào năm 1994. Những tuyên bố
này chồng chéo nhau do các quốc gia nói trên có cách tính khác nhau về đường cơ
sở, nhưng hầu hết các nhà quan sát đồng ý rằng các quốc gia này không nên cứng
nhắc để loại bỏ xung đột. Ngược lại, tuyên bố của Trung Quốc là bất khả kháng về
mặt pháp lý.
UNCLOS, mà Trung Quốc đã phê chuẩn, cho biết Trung Quốc chỉ
có thể đòi một vùng đặc quyền kinh tế nằm ngoài khơi bờ biển phía nam của mình
mở rộng tới nửa chừng Việt Nam và quần đảo Philippine. Thay vào đó, Bắc Kinh
tuyên bố rằng tất cả hòn đảo, đá và các rạn san hô ở Biển Đông đều là “lãnh thổ
lịch sử của Trung Quốc từ thời cổ đại.”
Năm 1974, quân đội Trung Quốc giành quyền kiểm soát quần đảo
Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, Trung Quốc chiếm một số rạn san hô ở quần
đảo Trường Sa gần các hòn đảo và các rạn san hô đang cai quản bởi Việt Nam và
Philippines.
Khi các tàu tuần tra của Trung Quốc bắt các ngư dân
Philippines từ Scarborough Shoal, một ngư trường giàu có cách đảo Luzon khoảng
200 km về phía tây, đảo chính của quần đảo Philippine, sự kiên nhẫn của Manila
đã hết. Manila đã kháng cáo lên Toà án Quốc tế về Luật Biển ở Hague.
Tòa án này đã ra phán quyết chống lại Trung Quốc vào tháng 7
năm 2016, gọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp với luật
pháp quốc tế. Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu Zhenmin đã gọi phán quyết đó là
“không có gì nhiều hơn là một mảnh giấy” mà “sẽ không được thi hành bởi bất cứ
ai.”
Ngoài việc bác bỏ tranh luận “quyền lịch sử” của Trung Quốc,
tòa án cũng phán quyết rằng các hoạt động của đội tàu đánh cá của Trung Quốc đã
không tuân thủ lệnh cấm của UNCLOS và Bắc Kinh không hợp tác với các nước láng
giềng trong việc bảo vệ hệ sinh thái và quản lý thủy sản. Tàu tuần tra của
Trung Quốc đã tấn công các tàu đánh cá nước ngoài gần các hòn đảo mà nước này
cho là Trung Quốc, và dường như Trung Quốc không quan tâm đến vấn đề này trong
phán quyết của tòa án.
Điều này đã gây quan ngại cho các nhà sinh học biển, những
người với hàng thập kỷ kinh nghiệm nghiên cứu những thay đổi trong các hệ sinh
thái biển Đông, những người lý luận rằng Trung Quốc có nhiều mất mát như bất kỳ
nước nào khác trong các quốc gia có yêu sách khi tất cả các quốc gia này cạnh
tranh nhau trong việc khai thác các nguồn lợi thuỷ sản đang suy giảm. Trên cơ sở
đó, họ hy vọng rằng Trung Quốc, hiện đang thực hiện việc xây dựng đảo nhân tạo ở
quy mô lớn nhất trên quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, sẽ chọn hợp tác trong
việc quản lý thuỷ sản ở Biển Đông một cách bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét