Một người đàn ông đứng xếp hàng
trong một hàng đợi dài hàng dặm dài bên ngoài một cửa hàng ở ngoại ô Moscow chờ
đợi để mua một số vodka.
"Đúng thế," anh kiên quyết nói với bạn mình,
"Tôi đi Kremlin để giết Gorbachev."
Anh ta đi khỏi chỗ xếp hàng để giết lãnh tụ Xô Viết. Một giờ
sau, anh ta trở lại.
"Anh đã giết ông ta chưa?" người bạn hỏi.
"Giết hắn?" Người đàn ông trả lời, "Hàng người
đợi ở đó dài hơn hàng ở đây."
Giống như hầu hết các câu chuyện hài hước về đàn áp chính trị,
câu chuyện trên nói về tình trạng cấm rượu và nhu cầu mua rượu uống ở Liên xô
trước. "Kinh doanh ở Liên Xô là gì?" Vodka. Lại một câu nói đùa. “Cướp
một xe chở vodka, bán lấy tiền để mua được nhiều vodka hơn.” Tôi đã từng nói những
câu chuyện cười như thế với một số nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội, khi cùng
nhau uống bia với giá nửa đô một cốc, và nhận được tiếng cười châm biếm.
Nhưng, thay vì hài hước, sự phẫn nộ là phản ứng trong tháng
này đối với thói quen uống bia rượu của cựu quan chức cao cấp Đảng Cộng sản Việt
Nam. Các blog chính trị của đất nước này nói về thị hiếu uống rượu cao cấp của
Đinh La Thăng, cựu bí thư ở thành phố Hồ Chí Minh, người đã bị khai trừ khỏi Bộ
Chính trị vào tháng 5, và sau đó bị bắt trong tháng này vì những cáo buộc
"quản lý kinh tế yếu kém" liên quan đến thời gian của ông ta làm chủ
tịch của Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam. Ông ta dường như ưa thích Macallan 30,
một loại rượu whisky Scotch có giá khoảng 2.000 USD một chai.
Có một đồng chí tên là Đinh La Thăng, người ưa thích hương vị
cho Macallan,
...
Các nhà độc tài có một sự say mê đặc biệt về chất cồn. Năm
ngoái, tờ Thời báo Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên tuyên bố chế độ đã chế ra một
loại rượu cao cấp có nguồn gốc gạo và nó gây đau đầu cho người uống, một tin
gây hài hước cho hầu hết người Bắc Triều Tiên, những người đã phải từ bỏ một nền
kinh tế dựa vào lúa gạo mà không để họ suy dinh dưỡng. Cuốn sách tuyệt vời của
Mark Lawrence Schrad, Vodka Chính trị: Rượu, Chế độ Tự trị, và Lịch sử bí mật của
Nhà nước Nga, đưa ra lập luận rằng rượu là một yếu tố quyết định cho lịch sử
Nga.
Mối quan hệ của Việt Nam với rượu cũng không kém phần thú vị.
Với nhiều năm trước đây, tôi đã đọc cuốn sách sáng tạo của Erica J. Peters, Sự
thèm ăn và khát vọng ở Việt Nam: Thực phẩm và Đồ uống trong thế kỷ 19. Sự đổi mới,
trước tiên, vì khái niệm 'thế kỷ 19 dài' của Việt Nam, là một nỗ lực (thành
công trong quan điểm của tôi) để đánh giá chính sách giao thoa của triều Nguyễn
với những chính sách của người Pháp thực dân.
Về rượu, tôi muốn hướng người đọc chú ý hai chương ba và bốn,
để biết được các biện pháp mà người Pháp đã cố gắng (và không thành công) để vận
dụng trong việc kiểm soát việc tiêu thụ rượu của người Việt Nam, trước hết bằng
cách đánh thuế việc sản xuất lúa gạo và sau đó bằng cách độc quyền sản xuất, và
hình sự hoá việc nấu và buôn lậu .rượu
Là một phần của sứ mệnh khai hoá, người Pháp cũng muốn hướng
người Việt uống bia thay vì rượu gạo vì người Pháp tin rằng bia có phẩm chất
cao và an toàn hơn, được sản xuất bằng kỹ thuật hiện đại. Bia đã trở thành một
biểu tượng tiềm tàng cho nỗ lực của Pháp nhằm "hiện đại hóa" Việt
Nam. Người Pháp cũng tuyên bố họ đơn thuần phá vỡ sự độc quyền của Trung Quốc đối
với sản xuất lúa gạo, quy tắc cũ chia-để-trị.
Tuy nhiên, tác giả Peters lưu ý, sự độc quyền của chính quyền
thực dân về rượu gạo đã gây ra sự oán giận của người Việt Nam, dẫn đến các cuộc
biểu tình bạo lực khi các quan chức cố gắng ngăn chặn việc sản xuất rượu trong
hộ gia đình (rượu quốc lủi), mà nhiều người nghĩ là tốt hơn đồ uống do Pháp sản
xuất.
Peters cho biết thêm: "Ý tưởng về một loại rượu gạo
truyền thống nổi lên như một dấu hiệu đánh dấu sự kháng cự của Việt Nam đối với
những thay đổi không mong muốn. Thật vậy, những người đấu tranh cho tự do và chống
thực dân đã sớm học cách nắm bắt sự tức giận của công chúng như là một công cụ
lôi kéo người. "Mối đe doạ ngục tù liên tục đối với những người sản xuất
hoặc tiêu thụ rượu quốc lủi tạo ra sự chống đối chính quyền thực dân,” Peter bổ
sung.
Hồ Chí Minh đã nói “Người Pháp đầu độc dân tộc chúng ta bằng
rươụ và thuốc phiện." Ông ta có thể thêm "rượu của họ" để làm
rõ. Tuy nhiên, ông đã viết khi ở tù vào năm 1942: "Một người phải làm gì
trong nhà tù, khi không có rượu, không có hoa?" (Nguyên bản: Trong tù
không rượu cũng không hoa. Đối với cảnh đêm đẹp này biết làm thế nào. Nhật ký
trong tù- người dịch)
Tôi không làm việc đánh giá cuốn sách của Peters, một cuốn
mà tôi khuyên bạn nên đọc, mặc dù rất khó để tìm ra. Tuy nhiên, với lịch sử gần
đây hơn, rượu không mất đi tầm quan trọng trong chính trị và xã hội ở Việt Nam,
nhất là vì thị hiếu rượu đắt tiền của các tầng lớp quan chức cao cấp như Ding
La Thăng, làm tăng thêm sự oán giận do bất bình đẳng ở quốc gia cộng sản này.
Ông Đinh La Thăng
Người Việt Nam được coi là một trong số những người nghiện
bia rượu nặng nhất ở Đông Nam Á, không mấy ngạc nhiên khi xem xét các con số. Một
nghiên cứu của WHO, vào năm 2014, cho thấy mức tiêu thụ bình quân đầu người cho
người lớn tăng gần gấp đôi từ 2003-2005 đến 2008-2010. Một báo cáo khác cuả
Bloomberg cho thấy nhu cầu bia đã tăng hơn 300% kể từ năm 2002. Hãng tin này
cũng viết rằng Euromonitor International, một công ty nghiên cứu, cho biết mức
tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người là 40,6 lít trong năm nay và dự kiến sẽ
tiếp tục tăng trong những năm tới. Công ty nghiên cứu này mô tả Việt Nam là
"chiến trường chính của các nhà sản xuất bia."
Tôi ngần ngại đưa ra bình luận về "văn hoá bia rượu"
của người Việt Nam, chỉ có điều nó phản ánh đúng bản năng con người nước này là
nhiệt tình và hiếu khách, bia rượu là phương tiện liên kết và luôn có trong các
dịp đặc biệt. Vô tửu bất thành lễ, không say không về. Bia rượu là niềm vui cuối
cùng của những người buồn chán trong những giai đoạn khó khăn.
Nhiều phụ nữ Việt cũng uống rượu bia với tửu lượng cao, nếu
bạn quan sát ở các nhà hàng và vũ trường vào ban đêm ở quốc gia này. Hiện tượng
này ít gặp hơn ở Campuchia, một nước láng giềng của Việt Nam.
Nhưng, ngày nay, bia rượu có một tầm quan trọng rõ ràng hơn
trong chính trị. Nhà sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam, Tổng Công ty Bia - Rượu
- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà
Nội (Habeco), từng là doanh nghiệp nhà nước trong một thời gian dài. Hai công
ty này từng đưa lại doanh thu khá lớn cho Đảng Cộng sản. Thị trường bia của cả
nước năm ngoái có giá trị khoảng 6,5 tỷ đô la.
Tuy nhiên, Đảng đã quyết định bán số cổ phần đáng kể thuộc sở
hữu nhà nước ở hai công ty này, một phần trong kế hoạch thoái vốn toàn bộ hoặc
từng phần ở 375 doanh nghiệp nhà nước cho đến năm 2020. Tháng này đã bán phần lớn
sở hữu nhà nước ở Sabeco, được báo cáo là đợt IPO lớn nhất của một DNNN trong lịch
sử Việt Nam. Mặc dù có sự quan tâm của một số công ty quốc tế lớn, Thai
Beverage, do Charoen Sirivadhanabhakdi quản lý, là nhà đầu tư duy nhất, chiếm
54% cổ phần với mức giá 4,8 tỷ USD, hầu hết số tiền thu được sẽ được đưa vào quỹ
của chính phủ. Chính phủ cũng có kế hoạch bán một lượng lớn cổ phần ở Habeco
vào đầu năm tới.
Reuters tuyên bố hồi tháng trước, trước khi có tin bán.
"Việc bán Sabeco có thể đưa ra một kế hoạch chi tiết cho việc tư nhân hóa
khác mà Hà Nội đang xem xét như một phần của cải cách kinh tế rộng lớn hơn. Việc
bán cổ phẩn đã không hoàn toàn theo kế hoạch. Có những kỳ vọng rằng các công ty
lớn của Nhật Bản và Châu Âu sẽ đầu tư, nhưng họ đã bị cản trở bởi mức giá 14,09
USD/cổ phiếu của chính phủ.”
Tuy nhiên, việc bán Sabeco chỉ có thể được coi là thành công
của Đảng. Ngày nay, Việt Nam có nhiều nợ và không có đủ vốn để tài trợ cho các
dự án cơ sở hạ tầng cần thiết để giữ cho nền kinh tế phát triển, và quan trọng
hơn đối với các quan chức trong bộ máy, là duy trì tính hợp pháp cho Đảng trong
con mắt của công chúng, những người đang ngày càng tò mò (và phản biện) về mục
đích của đảng ngày hôm nay.
Thật vậy, không giống như các nhà cai trị trong quá khứ của
Việt Nam, Đảng Cộng sản không có ý muốn kiềm chế sự say mê của công dân, cũng
không kiểm soát thị trường bia rượu bằng các biện pháp mạnh. Có lẽ lịch sử đã dạy
đảng, rằng hãy để người dân tự do uống rượu nhằm tránh tích tụ bất mãn trong
dân chúng vốn đã chịu nhiều áp lực. Mục tiêu duy nhất của đảng là làm sao kiếm
được nhiều tiền từ việc tiêu thụ bia rượu của dân chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét