Ngoại
trừ một giai đoạn ngắn sau vụ thảm sát tại Thiên An Môn năm 1979, kể từ
thập niên 1970, hầu hết các nước phương Tây đều giữ quan hệ mật thiết
với Trung Quốc trong hy vọng rằng đất nước này sẽ hội nhập vào trật tự
thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo và dần dà trở thành một nước dân chủ tự do
giống như mình.
Nhưng
những hy vọng đó đang tàn lụi dần khi phương Tây càng ngày càng nhận
thức được rằng Trung Quốc không hề có ý định cởi mở hệ thống chính trị
của mình. Đồng thời họ cũng càng ngày càng e ngại về những cố gắng của
Bắc Kinh nhằm ảnh hưởng đến việc phương Tây đánh giá hệ thống chuyên chế
của mình.
Trong
vòng ba tuần qua, các cơ quan tình báo của Đức và New Zealand đã công
khai lên tiếng báo động về nguy cơ các hoạt động gián điệp và gây ảnh
hưởng của Trung Quốc tại nước họ. Thứ Tư tuần trước, Quốc Hội Mỹ đã tổ
chức một buổi điều trần để thảo luận về “cánh tay dài của Trung
Quốc.”“Aodaliya renmin zhan qi lai! – Dân tộc Úc đã đứng dậy” đó là lời
Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull nói với các phóng viên bằng một câu nói
tiếng Phổ Thông bập bẹ – một cố ý nhại lại câu tuyên bố của Mao Trạch
Đông vào năm 1949 rằng dân tộc Trung Quốc đã đứng dậy – để bảo vệ luật
mới của Úc nhằm giới hạn ảnh hưởng của các chính phủ nước ngoài đối với
chính trị Úc vốn được đưa ra với một mục tiêu cụ thể: đảng Cộng Sản
Trung Quốc. Và luật này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc
tranh luận lâu dài về phương Tây phải làm sao phản ứng trước sự nổi lên
của Trung Cộng.
“Những
cố gắng của chính phủ Trung Quốc để hướng dẫn, mua chuộc, cưỡng bách
gây ảnh hưởng chính trị và kiểm soát các cuộc thảo luận về ‘những vấn đề
tế nhị’ đã rất phổ biến và tạo ra những thách thức nghiêm trọng tại Mỹ
cũng như các nước đồng minh của chúng ta.” Đó là báo cáo của Thượng Nghị
Sĩ Marco Rubia, chủ tịch ủy ban Quốc Hội về Trung Quốc.
Trong
lúc sự chú ý của thế giới tập trung vào những cố gắng của Nga ảnh hưởng
đến cuộc bầu cử tại Mỹ và tại Châu Âu thì những hoạt động rộng lớn hơn
của Trung Quốc đã gây ra ít chú ý hơn nhiều, cho đến lúc gần đây.
Trái
với các hoạt động của Nga, các hoạt động của Trung Quốc có tính cách tế
nhị khôn khéo hơn, ít nhắm vào những mục tiêu cụ thể và tập trung vào
việc gây ảnh hưởng lâu dài. Khác với các hoạt động tình báo truyền thống
– mà hầu hết các nước đều thực hiện – các hoạt động lung lạc này của
Trung Quốc được một ban ít người biết đến của trung ương đảng Cộng Sản
Trung Quốc chỉ đạo, được biết dưới tên Ban Mặt Trận Thống Nhất.
Các
hoạt động này bao gồm những cố gắng nhằm thu hút vào cho mình hoặc phá
hoại một loạt các tác nhân và định chế đi từ các chính trị gia cho đến
các môi trường truyền thông và các trường đại học.
Ban
đầu những hoạt động này nhắm chính vào cộng đồng người Hoa sống tại
nước ngoài. Mục tiêu của chúng là cô lập hóa, biên duyên hóa và tấn công
vào những gì bị cho là những đe dọa đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc từ
các người Hoa bất đồng chính kiến tại nước ngoài cũng như những người
tranh đấu cho nhân quyền đồng minh với họ.
Nhưng
những năm gần đây, mục tiêu đã được mở rộng và nay bao gồm cả những cố
gắng thuyết phục tầng lớp “lãnh đạo” (elites) phương Tây cũng như là
quần chúng các nước phương Tây về sự chính đáng của đảng Cộng Sản và
quyền được cai trị Trung Quốc của họ.
Và
ở ngay tuyến đầu của cuộc chiến này là Úc, một đồng minh lâu dài của Mỹ
và một đồng bạn then chốt của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương nhưng với
một nền kinh tế dựa vào sản phẩm nhất đẳng tùy thuộc vào nhu cầu của
Trung Quốc. Giám đốc tình báo Úc lúc gần đây đã báo động về “nguy cơ
chưa từng thấy” nghiêm trọng hơn cả khi điệp viên Liên Xô xâm nhập vào
chính phủ Úc trong Chiến Tranh Lạnh.
Trong
Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô tìm cách chi phối giới “lãnh đạo” phương Tây
với sự hấp dẫn của một ý thức hệ lý tưởng. Nhưng đảng Cộng Sản Trung
Quốc lại có một cái hấp dẫn hơn nhiều đối với các quốc gia tư bản: hứa
hẹn một thị trường to lớn. Và Trung Quốc đã không tiếc tiền để thực hiện
chuyện này.
Theo
David Shambaugh, giám đốc chương trình Trung Quốc của Viện Đại Học
George Washington, hằng năm Trung Quốc bỏ ra từ $10 tỷ đến $12 tỷ cho
một loạt các hoạt động lén lút tạo ảnh hưởng. Cơ quan tình báo Úc, ASIO,
đã thu được bằng chứng về ít nhất là 6.7 triệu đô la Úc tăng dữ chính
trị cho cả hai đảng chính của Úc từ chỉ hai nhà tỷ phú Trung Quốc có
những quan hệ mật thiết với Bắc Kinh.
Và
vấn đề mua ảnh hưởng này đã nổ ra một cách cụp lạc vào tuần trước nữa
với sự từ chức của Sam Dastyari, một ngôi sao đang lên của đảng Lao
Động, vốn dùng những món tiền của hai nhà tỷ phú này để trả bớt nợ cá
nhân. Để sau đó, ông Dastiari đã tham dự một cuộc họp báo với các môi
trường truyền thông Trung Quốc công khai kêu gọi Úc tôn trọng chủ quyền
lãnh thổ của Trung Quốc tại biển Đông, một điều trái ngay cả với lập
trường của đảng ông.
ASIO
cũng nhận dạng ra khoảng 10 ứng cử viên ở cấp tiểu bang và địa phương
có những quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tình báo của Trung Quốc. Các
cơ quan tình báo phương Tây tin rằng đó là một phần của một chiến dịch
rộng lớn điều hợp từ Bắc Kinh để gài người vào những tầng lớp cao nhất
của các nước dân chủ trên khắp thế giới.
Tháng
Chín năm ngoái, một dân biểu gốc Hoa của New Zealand đã lọt được vào ủy
ban đặc biệt quốc hội phụ trách đối ngoại, quốc phòng và mậu dịch dù
rằng có quá khứ 15 năm hoạt động trong cục quân báo quân đội Trung Quốc.
Trái với Úc, các nhà chính trị và lãnh đạo doanh nghiệp New Zealand đã
tỏ ra ngần ngại trong việc công khai chỉ trích các hành động của Bắc
Kinh có thể vì sợ làm mất lòng một bạn hàng lớn.
Bên
cạnh những dụ dỗ về kinh tế, Bắc Kinh cũng có những biện pháp trừng
phạt đe dọa những người mà họ mua chuộc không được. Các nhà báo, chính
trị gia, doanh gia, hoặc học giả bị coi là “không thân thiện” với Trung
Quốc đều bị từ chối chiếu khán vào Trung Quốc, tấn công bởi các môi
trường truyền thông nhà nước và bị đe dọa bởi các “troll” trên mạng và
có khi là mục tiêu bị “hack” của các “hacker” Trung Quốc. Gia đình của
các học sinh Trung Quốc hoặc những người di dân thường xuyên bị công an
đe dọa nếu họ bị coi như là bước ra ngoài đường lối của đảng khi ở nước
ngoài.
Cuộc
điều tra của ASIO vào việc Trung Quốc can thiệp chính trị và vụ
Dastiari đã khiến chính phủ Úc thay đổi các luật lệ về gián điệp và can
thiệp nước ngoài trong tháng này. Bắc Kinh đã phản ứng một cách giận dữ
với luật này cũng như các bài báo vạch trần hoạt động của Ban Mặt Trận
Thống Nhất tại Úc.
Nhưng
luật này lại được cộng đồng người Hoa tại Úc ủng hộ. Hầu hết con số 1.2
triệu người Úc gốc Hoa đến từ Đông Nam Á, Đài Loan hoặc là bỏ Hồng Kông
và Hoa Lục để tránh các sự đàn áp của chính quyền. Một số quy trách
nhiệm cho Bắc Kinh là đã tạo điều kiện cho dân chúng Úc hồ nghi cộng
đồng của họ.
Như
Feng ChongYi, một giảng sư tại Viện Đại Học Kỹ Thuật Sydney vốn bị công
an Trung Quốc bắt giữ 10 ngày trước khi thả vì không thích các nghiên
cứu của ông về chính trị Trung Quốc nhận xét: “Nếu chính quyền Trung
Quốc không can thiệp vào Úc thì tại sao họ lại quan tâm và cố gắng mô tả
luật này như là tuyên truyền chống Trung Quốc.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét