Vào
những ngày cuối năm, khi đóm lửa của người đốt lò Nguyễn Phú Trọng vẫn
đang cháy, thì còn đó những nỗi niềm mang tên niềm tin và sự hiện hữu
tội ác trong xã hội. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát trong một bài viết
trên Tuần Việt Nam đã chia sẻ rằng, có nhiều thứ để ngăn chặn được cái
ác trong xã hội đang nảy sinh, hay cải thiện vốn xã hội, trong đó bao
gồm bằng biện pháp liêm chính.
Liêm
chính – là đức tính ngay thẳng trong lý trí, làm và hành xử đúng với
chuẩn mực xã hội trong các vấn đề. Nếu đặt nghĩa của từ “liêm chính” vào
trong bối cảnh xã hội Việt Nam thì mới biết nó xa xỉ đến mức độ nào.
Không
nói đâu xa, vào chiều tối ngày 29/12, một nhóm thanh niên Phú Thọ đã
dùng hung khí chặn đường “xin đểu” tài xế trên một đoạn cao tốc thuộc
địa phận IC8 qua huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ). Đáng chú ý là nhóm thanh
niên này livestream hành động phạm pháp của mình mà không một chút sợ
hãi.
Vấn
đề ngoài yếu tố nhận thức và xã hội, thì thực tế việc “hiên ngang” thực
hiện các hành vi phạm pháp như nhóm thanh niên trên vẫn diễn ra từng
giờ, từng ngày trên đất nước Việt Nam. Nhưng tùy vào từng đối tượng, tùy
vào từng địa vị xã hội mà mức độ, thủ đoạn của hành vi “hiên ngang” này
càng tinh vi hơn.
Từ
Phú Thọ, hãy tìm đến Tp. Hồ Chí Minh, thành phố mà thời gian qua gắn
liền với tắc nghẽn và ngập úng. Và mới đây, Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh
đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Hà Đô được bán nhà ở hình thành trong
tương lai đối với 1.010 căn hộ tại đường 3-2 thuộc Quận 10 (TP.HCM).
Vấn
đề nằm ở việc, Công ty Cổ phần Hà Đô là công ty trực thuộc Bộ Quốc
phòng, và không gian mà Công ty này được chấp thuận để mở bán căn hộ lại
nằm trong bán kính điểm đen về kẹt xe tại thành phố lớn nhất phía nam
này, gồm nhóm đường như: Vòng xoay Dân chủ đến Cao Thắng, từ Cách mạng
tháng 8 đến 3/2, Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong,...
1.010
căn hộ được chấp thuận lần này kết hợp với chung cư bên Phổ Quang, và
Charmington Cao Thắng sẽ tạo vòng kiềng làm gia tăng nặng tình trạng èo
uột của cơ sở hạ tầng giao thông thành phố.
Tư duy “đái không qua đầu ngọn cỏ”?
Nhiều
câu hỏi đặt ra là tại sao ngày càng nhiều các dự án như Hà Đô nghiễm
nhiên nằm trên đất quốc phòng, hiên ngang xâm phạm trắng trợn vào các
giá trị thuộc lợi ích cộng đồng như đã đề cập nêu trên?
Câu trả lời không gì khác ngoài tính lợi ích cá nhân được nảy nở trong một xã hội hoàn toàn không có liêm chính.
Tại
đầu cầu Hà Nội, vào những ngày cuối năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã phê
duyệt chủ trương đầu tư đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục dài
hơn 2,2km với tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng – tương ứng 400 triệu USD
(nôm na 3.5 tỷ đồng cho 1m2 đất - đắt hơn một dự án mang tính phục vụ
cộng đồng như Metro ở Tp. Hồ Chí Minh - 2.4 tỷ/m2).
Ngoài
việc giải tỏa điểm tắt nghẽn nhiều năm qua trên cơ sở dự án được hoạch
định nhiều năm trước đó, thì việc đẩy mạnh chấp thuận đầu tư Vành đai 1
còn được thúc giục bởi những nhà tỷ quốc của đất nước như Vingroup hay
FLC, khi chung cư và trung tâm thương mại trấn ngữ ở những vị trí đẹp
nhất.
1.010
căn hộ được đầu tư ở Tp. Hồ Chí Minh nằm trên dãy đất quốc phòng, hay
8.000 tỷ đồng cho 2,2km thuộc dãy nguyên nhân-hệ quả của sự quản lý, quy
hoạch cơ sở hạ tầng ở nước ta. Và ở mức độ nào đó, có thể xem đây là
một hành vi “hiên ngang” như nhóm thanh niên ở Phú Thọ, nhưng thay vì
trấn lột 20.000 đồng Việt Nam để mua áo tết, thì ở đây, là trấn lột lên
đến hàng ngàn tỷ đồng nhằm tham nhũng, và làm lợi có nhân hay phe nhóm
cá nhân.
Liêm chính bớt hoang tàn: đúng!
Liêm
chính đúng như tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát đề cập, nó là yếu tố cần và
đủ để giúp Việt Nam bớt hoang tàn hơn, vực dậy một cách đúng đắn hơn
trong xu thế của phát triển.
Nhưng,
muốn liêm chính thì bộ máy công chính phải làm gương trước hết, bởi nếu
chính thể chế chính trị không phải là đầu tàu cơ sở đẩy mạnh, thực hiện
tính liêm chính, thì các chính sách hoạch định phát triển nảy sinh từ
bộ máy thay vì phục vụ cộng đồng, thì nó sẽ là nô lệ của đồng tiền và
của những nhóm phe phái khác nhau trong xã hội. Hay nói đúng hơn, lúc
này bộ máy công chính sẽ biến thành một bộ máy vận động hành lang, tham
nhũng chính sách - chủ trương.
Và
chính từ một sự thiếu liêm chính đó của bộ máy nhà nước mà xã hội Việt
Nam tiếp tục vận động trong xu hướng vô pháp, vô thiên; mạnh ai nấy làm –
mạnh ai nấy ăn. Dẫn đến thực trạng, cá nhân thì trấn lột người đi
đường; tổ chức thì trấn áp và bóc lột nguồn tiền thuế của nhân dân. Tính
pháp luật vốn là công cụ răn đe và giáo dục thì giờ bị vô hiệu hóa cả
hai.
Lúc này, vốn xã hội không những không được tích lũy, mà còn bị sử dụng một cách công khai, hoang phí không kiểm soát.
Làm
cách nào để cải thiện lại thực trạng này? Tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát
cho hay, bà kỳ vọng cải thiện của vốn xã hội bằng giải pháp mang tên
Nguyễn Phú Trọng, và kỳ vọng khi “thượng” liêm chính thì “hạ” sẽ hài
hòa. Điều này có phần đúng, tuy nhiên, bao lâu, và nó sẽ kéo dài đến bao
giờ? Khi mà sự duy trì nhiều biện pháp để chặn tham nhũng, trấn cậy
quyền đó lại dựa trên phương thức quyền lực là chính yếu chứ không phải
là pháp luật, và cơ chế để kiểm soát bằng tính dân chủ như tính phân
quyền trong bộ máy nhà nước, tính kỷ luật của hành lang pháp lý dường
như chỉ nhận được cái nhìn rẻ mạt từ chính TW?
Ngoài
ra, quan trọng nhất là cái “thiếu liêm chính” lại là “nguồn dinh
dưỡng” để nuôi dưỡng cái quyền lực dùng để trấn áp tham nhũng, và cậy
quyền. Mà nói như một định luật Vật lý, cậy quyền hay tham nhũng đã
không mất đi, mà nó chuyển từ trạng thái A qua trạng thái B.
Năm 2016, trong những biện pháp nhằm tăng cường phòng, chống tham nhũng đựơc đề cập tại Luật phòng, chống tham nhũng, thì tất cả các cơ sở do TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc Gia HCM trực tiếp quản lý phải đưa nội dung giáo dục liêm chính vào chương trình giảng dạy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét