Việt
Nam đang học tập theo Trung Quốc trong cuộc chiến củng cố quyền lực
Đảng, từ việc tiến hành chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” cho đến nhấn mạnh
xây dựng một quốc gia “tinh gọn, hiện đại”.
Do
đó, có thể nhìn thấy tương lai Việt Nam qua Trung Quốc hiện tại. Một
trong những vấn đề mà cả hai nước đang gặp phải là cuộc chiến chống tham
nhũng, và làm sao để hạn chế thấp nhất sự tẩu tán tài sản cũng như nhân
thân ra nước ngoài. Mới đây nhất, Trung Quốc đã tìm ra phương hướng mới
khi tiến hành xây dựng một dự án luật mang tên Luật giám sát.
Luật giám sát có gì đặc biệt?
Luật
giám sát gồm 10 chương, trong đó tại Điều 2 (Chương I) ghi nhận, Luật
này là nhằm “củng cố sự lãnh đạo của ĐCSTQ trong việc giám sát, xây dựng
một hệ thống giám sát mang đặc điểm TQ; một hệ thống chống tham nhũng
tập trung, thống nhất, có thẩm quyền và hiệu quả; tăng cường sự kiểm
soát của Đảng và Nhà nước.
Tại
Điều 4 (Chương I), giám sát nhà nước thực hiện dựa trên Hiến pháp và
Pháp luật; duy trì một lập trường cứng rắn để không ai dám tham nhũng.
Về
cơ cấu thì tại Chương II quy định, thành lập Ủy ban giám sát - và đây
sẽ là cơ quan cao giám sát cao nhất của hệ thống chính trị Trung Quốc,
và được thành lập ở các tỉnh, thành phố, khu tự trị. Ủy ban này sẽ do
Quốc Hội Trung Quốc ban hành và giám sát hoạt động. Cơ cấu nhân sự được
bổ nhiệm và bãi nhiệm bởi Ủy ban thường vụ Quốc Hội TQ.
Một quan tham Trung Quốc bị dẫn giải từ Canada về nước trong chiến dịch "săn cáo" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành |
Và
như vậy, dự luật này sẽ tăng cường hơn nữa quyền lực của Ủy ban Kiểm
tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI). Từ dự luật này sẽ nảy sinh ra
một Ủy ban mới gọi là Ủy ban Giám sát Quốc gia (NSC), bắt đầu làm việc
từ tháng 3/2018. Tổ chức này sẽ là cơ sở đấu tranh trực tiếp đối với các
đối tượng bao gồm quan chức, chủ các doanh nghiệp nhà nước,… Ủy ban
giám sát này sẽ được lãnh đạo trực tiếp bởi TW Đảng Cộng sản Trung Quốc,
đồng thời phối kết hợp với CCDI trong tiến hành các hoạt động giám sát,
truy tố, kỷ luật đối tượng bị tình nghi.
Trước
đó, vào tháng 11/2017, Tân Hoa Xã trong một bài xã luận 10.000 từ, đã
giải thích Ủy ban này như sau: đây là tổ chức mang màu sắc Trung Quốc,
là cơ quan chống tham nhũng như CCDI, nhưng thay vì là một cơ quan hành
chính/tư pháp nhà nước thực hiện quyền giám sát như CCDI, thì NSC là cơ
quan chính trị.
Tiếp
theo, phạm vi giám sát tại Chương III quy định: tất cả các quan chức
thuộc cơ quan Đảng hay các doanh nghiệp nhà nước, trong các đơn vị khoa
học-giáo dục-y tế; trong các khu tự trị; các nhân viên công lực đều là
đối tượng chịu sự giám sát.
Nhiệm
vụ giám sát, tại Điều 17 (Chương IV) cho hay, các cơ quan giám sát có
quyền tiến hành các cuộc điều tra về hành vi bất hợp pháp tại văn phong
Chính phủ; nghi ngờ tham nhũng, hối lộ, lạm dụng quyền lực, lợi ích cá
nhân.
Về
mặt phạm vi giám sát, tại Điều 24 (Chương V) ghi nhận, cơ quan giám sát
có thể xem xét và giữ một người ở tại một địa điểm bí mật bất kỳ nếu
rơi vào trường hợp: quy mô sự vụ lớn và phức tạp; đối tượng có thể chạy
trốn hoặc tự sát; có thể thông đồng hay tiêu hủy, che dấu bằng chứng;
cản trở điều tra; nghi ngờ nhận hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ.
Như
vậy, dự luật này cho phép chính quyền tạm giam bất kỳ đối tượng tình
nguy tham nhũng nào ở một địa điểm bí mật trong vòng 6 tháng, đồng nghĩa
trong thời gian đó họ sẽ không được tiếp cận với giới luật sư hay người
thân.
Điều
25 (Chương V) cũng cho thấy, trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thể
đóng băng tài sản của những người có liên quan, trong đó có sổ tiết
kiệm, kiều hối, trái phiếu, cổ phiếu,…
Sự
ra đời của dự thảo và cơ quan giám sát mới này đặt trọng tâm là chống
tham nhũng cho bằng được, do đó, nó được nhiều học giả Trung Quốc nhận
định là vi hiến, đặc biệt khi về mặt cơ cấu nhà nước, đã đặt cơ quan
Giám sát lên trên Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối
cao, và thậm chí trên cả Hội đồng nhà nước Trung Quốc. ĐCSTQ ngay sau đó
đã tìm cách “sửa sai” bằng cách sửa đổi Hiến pháp – được cho là tiến
hành vào tháng 1/2018.
Trong
tuyên bố của mình gần đây, CCDI đã khẳng định rằng, “chiến dịch [chống
tham nhũng] phải được đảm bảo một cách chặt chẽ bởi đảng và tham nhũng
sẽ phải dừng lại”. Đồng thời, tổ chức này sẽ có trách nhiệm giám sát
đảng viên, thực hiện kỷ luật, giữ người vi phạm phải chịu trách nhiệm.
Việt Nam sẽ học tập theo?
Vào
tháng 5/2017, trong một cuộc họp, bà Lê Thị Thủy - Phó chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm tra TW cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 85 về kiểm
tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí
thư quản lý. Theo đó, 1.000 cán bộ cấp cao trong diện kiểm tra, giám sát
tài sản.
Nhưng
đây chỉ mới là thủ tục kiểm soát tài sản và giới hạn trong đội ngũ cán
bộ cấp cao, về phạm vi - quy mô và cách thức chỉ là một phần nhỏ nằm
trong tiến trình giám sát đối tượng, nguồn tài sản bị nghi là tham nhũng
như Trung Quốc đã và sẽ tiến hành trong thời gian tới.
Hiện
tại, đơn vị nổi bật trong phòng chống tham nhũng Việt Nam là Ủy ban
Kiểm tra Kỷ luật TW có quyền hạn tương đương với CCDI, nhưng cũng giống
như CCDI, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật TW thực tế chưa có thực quyền diện
rộng và khả năng quản lý, tiến hành các hoạt động bắt giam đối tượng
tình nghi tham nhũng, tham ô như NSC.
Ra một Luật giám sát và cho thành lập một cơ quan giám sát đối tượng, tài sản tình nghi tham nhũng như Trung Quốc sẽ là bước đi kế tiếp của ĐCSVN? |
Do
đó, trong cuộc chiến chống tham nhũng mà ông Nguyễn Phú Trọng đang tiến
hành hiện nay sẽ nhanh chóng đi xuống nếu như không có bước đi tiếp
theo. Đặc biệt, quan điểm “kiên quyết đấu tranh loại khỏi bộ máy những
người tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, ưu
ái tuyển dụng người thân, không đủ tiêu chuẩn” trong bài phát biểu tại
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ sáng ngày 28/12 sẽ sớm chìm vào dĩ
vãng nếu như không có một khung pháp lý và một tổ chức tương ứng ra đời
trong tương lai.
Giả
sử như ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục “học tập theo Trung Quốc” trong mô
hình và cách thức chống tham nhũng thì ĐCSVN có thể tiến hành dự thảo
một Luật giám sát (bên cạnh Luật Phòng chống tham nhũng đã có), và cho
ra đời một tổ chức tương tự để thực thi Luật giám sát, hoặc có thể biến
chuyển Ban Nội chính thành một NSC Việt Nam, bởi căn cứ theo quan điểm
Quyết định thành lập (QĐ 17-QQD/TW/1991) thì Ban này sẽ giúp Bộ Chính
trị, Ban bí thư bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở các ngành: kiểm sát, toà
án, tư pháp, thanh tra, hải quan, trọng tài kinh tế nhà nước, Hội luật
gia,… Có nghĩa phạm vi giám sát và nhiệm vụ giám sát sát gần NSC nhất,
và quan điểm thành lập cũng gần gũi với Điều 4 – Luật giám sát của Trung
Quốc nhất về mặt vai trò.
Như vấn đề đặt ra là bao giờ?
Trước
hết, một tổ chức tương tự như NSC ra đời, thì đồng nghĩa phải có một dự
luật tương ứng để hỗ trợ, trong khi đó, Nghị quyết về chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh 2018 mà Quốc Hội Việt Nam thông qua vào ngày
8/6/2017 không có dự luật nào (từ trình Quốc hội thông qua, cho ý kiến)
mang tính “giám sát” như vậy. Trong khi đó, về mô-típ, thì Việt Nam dù
học tập Trung Quốc, nhưng độ trễ ở mức từ 5 -10 năm, cụ thể - ngay như
chiến dịch “đả hổ-diệt ruồi-săn cáo” - khi Trung Quốc bắt đầu khi ĐH
Đảng toàn quốc nước này kết thúc vào năm 2012, thì Việt Nam phải chờ đến
tận năm 2016 mới bắt đầu nhen nhóm và 2017 mới thực sự bắt đầu.
Do vậy, phải đến kỳ ĐH Đảng kế tiếp thì Hà Nội mới thực sự bắt nhịp giám sát tham nhũng giống như Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét