Nhà báo Dương Hằng Nga chụp chung với ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND Đà Nẵng. Ảnh: Facebook.
Tôi đã đắn đo rất nhiều trước khi viết những dòng này. Vì rằng, quan điểm, cách nhìn của mình đi ngược với số đông thì rất khó được chấp nhận. Nhưng thấy kẻ tiểu nhân giấu mình giả làm người quân tử, thật không thể im lặng - ở đời không sợ kẻ tiểu nhân, chỉ sợ gặp nhầm nguỵ quân tử.
Trước
hết, nói thẳng tôi ủng hộ việc chống tham nhũng, nhưng lại chúa ghét
những kẻ nhân danh chống tham nhũng để thanh trừng phe cánh và đặc biệt
coi thường những kẻ đâm thuê chém mướn bằng ngòi bút. Chống tham nhũng
muốn thành công chỉ khi cùng với đó là sự cải cách thể chế, xây dựng một
chính quyền, công khai, minh bạch, dân chủ theo đúng nghĩa. Còn không
cũng chỉ là thay kẻ tham nhũng này bằng kẻ tham nhũng khác, thay nhóm
lợi ích này bằng nhóm lợi ích khác.
Nhà
báo Dương Hằng Nga (Trưởng đại diện Tạp chí Giao thông vận tải khu vực
miền Trung và Tây Nguyên tại Đà Nẵng) đang được dư luận ca ngợi như
người hùng vì có công lớn trong việc phanh phui ra những sai phạm của
Phan Văn Anh Vũ, biệt danh Vũ Nhôm. Có tin Vũ nhôm còn là Thượng tá Công
an chìm (tổng cục 5 – Bộ công an). Vũ nhôm cùng phe cánh với Nguyễn
Xuân Anh, bí thư Đà Nẵng vừa bị kỷ luật, cách chức (để tìm hiểu thêm về
Vũ nhôm thì xin tra google) Trên facebook của mình ngày 22/12, Dương
Hằng Nga viết một status có tựa đề “GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM” với những
lời lẽ hả hê, tự tin, đắc thắng “DẪU MUÔN ĐỜI, PHẬN ĐÀN BÀ NHƯ TÔI VẪN
ĐÁI KO QUA NGỌN CỎ NÊN DÙ KHI ANH "CÓ ĐƯỢC" NGỒI TRONG NHÀ ĐÁ BÓC LỊCH
THÌ MONG RẰNG ANH CŨNG HÃY HIỂU CHO LÀ NHƯ THẾ NHÉ”. Status trên nhanh
chóng thu hút hàng chục ngàn lượt xem, chia sẻ và nhiều người đã không
tiếc lời khen ngợi chị.
Ngay
cả tôi, ban đầu đọc những gì chị viết khi một mình đương đầu với trùm
bất động sản Vũ nhôm cũng lấy làm cảm phục. Quá khó khăn, kịch tính và
đầy nguy hiểm đối với một nữ nhà báo. Nhưng sau khi vào đọc facebook của
chị tôi mới té ngửa, nhầm rồi. Chị không thuộc quân xanh thì cũng quân
đỏ chứ không phải là nhà báo chống tham nhũng đơn thuần.
Nhưng
với những người hiểu về nền chính trị ở Việt Nam, họ sẽ nhận ra ngay đó
chỉ là một nửa sự thật. Hãy nghĩ đi, nếu không có thế lực mạnh chỉ đạo,
chống lưng thì một trưởng đại diện tạp chí Giao thông vận tải tuổi gì
dám đương đầu với Vũ nhôm. Nến tin đồn Vũ nhôm không chỉ là trùm bất
động sản mà còn là thượng tá an ninh (tình báo Công an) là đúng thì
Dương Hằng Nga lại càng không có cửa. Và cái ông tổng biên tập tạp chí
Giao thông vận tải có ăn gan trời cũng không dám cho đăng bài.
Hơn
nữa, việc bênh vực Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, khen Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc quá lộ liễu của Dương Hằng Nga đã làm chị sớm lòi đuôi cáo. Mặc dù
chị luôn giải thích rằng, không thân quen biết Huỳnh Đức Thơ, chị viết
vì lương tâm. Liệu có ai tin được không trong vụ việc này không có mùi
tanh của đồng tiền ?
Nên
nhớ là những sai phạm ở Đà Nẵng với vai trò Chủ tịch, trách nhiệm của
Thơ nặng hơn Xuân Anh rất nhiều, nhưng đến giờ này Thơ vẫn tại vị. Thậm
chí, Dương Hằng Nga còn chẳng thèm dấu diếm, cứ thế lên tiếng bênh vực
Huỳnh Đức Thơ. Khi ông Trần Văn Minh nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
(2006-2011) đăng đàn trên trang cá nhân của mình về dự án Khu đô thị
quốc tế Đa Phước “vầng trăng ai đắp lên bờ”, Dương Hằng Nga cho rằng,
ông Minh “chối quanh chối co”, muốn “phẩy phui” trách nhiệm, “đổ lỗi”
cho cấp dưới của mình.
Qua
một vài sự việc đủ để thiên hạ biết ngòi bút của chị đang phục vụ ai
trong cuộc chiến gió gió tanh mưa máu tại Đà Nẵng. Người hùng ư, tuỳ vào
cách nhìn của mọi người. Một vài nhà báo nói với tôi, Dương Hằng Nga
chỉ là người được lựa chọn. Nếu Nga không làm việc này sẽ có người khác,
còn lý do tại sao chị được chọn thì chỉ có người trong cuộc mới biết.
Nên nhớ, trước khi vụ án Vũ nhôm bị đưa lên báo chí, Dương Hằng Nga
không phải là nhà báo chống tham nhũng như đang được tung hô như hiện
nay.
Nhìn
vào những diễn biến của cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam thấy
rằng, bao giờ báo chí cũng là tiên phong. Quy trình là thế này, thường
một vụ án tham nhũng, sai phạm báo chí đưa tin tạo áp lực dư luận sau đó
các cơ quan chức năng mới vào cuộc xử lý. Không ai phủ nhận vai trò của
báo chí trong việc chống tham nhũng, nhưng trong một xã hội mà báo chí
là công cụ của chính quyền thì bẩn thiểu, tai hoạ lắm.
Việt
Nam mà, đôi khi thấy vậy mà không phải vậy. Đừng có quá tin vào báo
chí, chỉ có tư duy đa chiều, xem xét thận trọng mới giúp bạn có cái nhìn
khách quan, chính xác hơn. Nhất là những vấn đề liên quan đến chính
trị.
Thanh Hồ
P/s:
Dù động cơ của chị là gì, thì cũng có lời khen cho chị, đã chấp nhận
chơi ván bài mạo hiểm này để bóc trần những tiêu cực, sai phạm của Vũ
nhôm và đồng bọn để cho bàn dân thiên hạ thấy được sự thối nát của xã
hội này. Nhưng cũng nhắc chị, chơi dao có ngày đứt tay, tay đã nhúng
chàm thì khó làm người tử tế lắm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét