Ông Nguyễn Phú Trọng từng nói “Nhìn tổng quan, đất nước có
bao giờ được như hôm nay?”. Và nếu mang câu nói này ra mổ xẻ, có vẻ như nó
chính xác 100% với hiện tình đất nước. Và cái chữ “được”, chữ then chốt trong
câu nói này cũng chính xác 100%.
Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017
Quan hệ Mỹ-Nga: Putin vỡ mộng lợi dụng Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và tổng thống Nga Vladimir
Putin. Ảnh chụp lúc thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, 7/07/2017. REUTERS/Carlos Barria/File Photo
Chỉ hơn một năm sau khi bị cho là đã nỗ lực can thiệp vào cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ để giúp cho ông Trump - một người từng không che giấu quan
điểm thán phục Putin - đắc cử tổng thống, thực tế hiện nay đối với chủ nhân điện
Kremlin rất chua chát : Quan hệ Nga-Mỹ đã xấu đi đến mức chưa từng thấy từ nhiều
thập niên qua.
BẢN LÊN TIẾNG CỦA HỘI ANH EM DÂN CHỦ
Phản đối việc bắt giữ các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh
Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển
Sáng ngày 30/7/2017, công an Việt Nam ở Hà Nội, Sài Gòn và
Thanh Hóa đã đồng loạt bắt giữ các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm
Văn Trội và Nguyễn Bắc Truyển. Cả bốn cựu tù nhân lương tâm này đều bị nhà cầm
quyền Việt Nam khởi tố theo Điều 79 "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân". Họ đều là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức XHDS
thành lập ngày 24/04/2013.
Ngày 31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt
Vào ngày này năm 1964, trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng
Dean Rusk thừa nhận có sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề mở
rộng chiến tranh vào miền Bắc Việt Nam, nhưng họ đã đạt được thỏa thuận về tiến
trình chung của cuộc chiến. Ông tuyên bố rằng những cảnh báo của Mỹ đối với
chính quyền cộng sản Trung Quốc và Bắc Việt đã chỉ rõ cam kết của người Mỹ.
Đảng Cộng Sản đang sợ điều gì nhất?
Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an mở rộng chuyên án
“Nguyễn Văn Đài và đồng bọn”, bắt thêm 5 người. An ninh TP. Hà Nội mở
rộng chuyên án “Vũ Quang Thuận và đồng bọn”, tăng cường vây ráp và
triệu tập các thành viên của truyền hình Chấn Hưng Nước Việt. Đồng
Tâm được xác định là một trong gần 200 “điểm nóng” về đất đai quanh
Hà Nội, một trong các “vụ việc phức tạp về an ninh nông thôn”. Công
an, dân quân, cảnh sát cơ động Sài thành nhận lệnh tăng cường trực
chiến, phòng chống biểu tình bạo loạn… Các địa phương đua nhau
"lập thành tích" bắt bớ người hoạt động dân chủ-nhân quyền
để "ổn định tình hình chính trị".
Ông Trịnh Xuân Thanh 'ra đầu thú'
Ông Trịnh Xuân Thanh làm chủ tịch PVC tới 2013
Ông Trịnh Xuân Thanh, đối tượng bị Việt Nam truy nã, đã
"đầu thú", theo thông báo của Bộ Công an Việt Nam. Thông cáo chính thức, được truyền thông Việt Nam đưa lại
ngày 31/7, nói:
"Ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966,
đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị
can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh
sát điều tra - Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ
Công an đầu thú."
Vòng quanh thế giới ngày 31/7/2017
Tư Thẳng tổng hợp
1. Tin Mỹ: Mỹ lại thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa
Hoa Kỳ tuyên bố đã bắn hạ một tên lửa đạn đạo tầm trung
trong chương trình phòng thủ tên lửa nhằm bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa
tiềm tàng của những nước như Bắc Hàn và Iran.
Cơ quan Phòng thủ Mỹ (MDA) hôm 30/7 nói rằng Hoa Kỳ đã đánh
chặn thành công các mục tiêu 15 lần bằng hệ thống THAAD, dù mục tiêu là tên lửa
tầm trung, không phải loại tầm xa mà Bắc Hàn thử nghiệm. “Bắc Hàn vẫn là một mối
đe dọa nguy cấp nhất đối với sự ổn định của khu vực”, chỉ huy lực lượng không
quân Thái Bình Dương, tướng Terrence J. O'Shaughnessy, được Reuters trích lời
nói trong thông cáo ra ngày 30/7.
2. Tin Philippines: Thị trưởng 'dính líu' ma túy bị cảnh sát
bắn chết
Một thị trưởng ở Philippines đã bị bắn chết trong một cuộc đột
kích của cảnh sát.
Reynaldo Parojinog, thị trưởng thành phố Ozamiz trên đảo
Mindanao, đang bị Tổng thống Rodrigo Duterte cáo buộc có liên kết với buôn bán
ma túy bất hợp pháp. Vị thị trưởng đã bị sát hại cùng vợ và 10 người khác trong
nhà khi cảnh sát thực hiện đột kích 'theo lệnh'. Hơn 7.000 người đã bị giết kể
từ khi ông Duterte phát động một cuộc chiến nhắm vào buôn bán ma túy từ tháng
7/2016.
Tự hào Việt Nam: Ngân hàng không thiếu… tiền Việt !
Lại thêm một năm nữa tràn ngập nhiều dấu
hiệu và biểu hiện thừa tiền trong hệ thống ngân hàng. Nhưng không phải thừa đô la mà là tiền Việt.
Một trong những biểu hiện rất rõ là vào tháng 7/2017, Ngân
hàng Nhà nước đã phải liên tiếp hút bớt về lượng lớn qua phát hành tín phiếu. Hiện
tượng này lại xảy ra trong bối cảnh có đến 130.000 tỷ đồng tiền gửi của ngân
sách ứ đọng trong hệ thống, trong đó có một nguyên nhân là giải ngân đầu tư
công chậm mà đang khiến Chính phủ phải “vò đầu bứt tai”.
Venezuela: Dân chủ hay là chết
Các thiết chế dân chủ của Venezuela đang bị hủy hoại nghiêm
trọng, kho bạc trống rỗng, người dân tìm thức ăn trong bãi rác. Người dân đất
nước này đang chết vì đói, vì những căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị (với
tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức trung bình của châu Mỹ Latinh), và vì bạo lực –
trong đó có một số trường hợp bị thương do súng đạn từ chính chính phủ của họ.
Tuổi gì mà… lãnh đạo đất nước?!
Lại nói, hồi xưa, khi cướp được chính quyền từ thủ tướng Trần
Trọng Kim, những người làm cách mạng đã nhanh chóng phủ nhận sạch sẽ công sức của
các thành phần khác, toàn quyền lãnh đạo với danh nghĩa đảng có công.
Họ, những người cộng sản làm cách mạng, có tổ chức và tính tổ
chức, có kiến thức khôn lanh trong việc cướp chính quyền và có kiến thức gian
manh trong ngụy biện và hành xử để xây dựng và bảo vệ chế độ cho đến ngày nay.
(Khôn lanh và gian manh như thế nào thì các bạn search google đọc tiếp hén.)
Nợ và Biển Đông
Thiên Điểu
Đúng như dự đoán mà giới quan sát quốc tế
và các chuyên gia kinh tế trong nước đã từng cảnh báo. Việt Nam đang thật sự bắt
đầu bước vào những bước đi chông gai nhất của đoạn đường mà đích đến là sự bế tắc.
Áp lực trả nợ giai đoạn 2017-2022 mới chỉ đi được qua khoản nợ “khiêm tốn” nhất
là 7,5 tỷ USD năm 2017 sau một năm loay hoay tìm cách bán trái phiếu chính phủ
không thành, buộc phải bán đi một loạt tài sản và “xử lý” ngân hàng - cỗ máy đẻ
ra tiền để trả. Năm 2018 sắp đến kèm theo khoản nợ công đến hạn hơn 12 tỷ USD
tiếp tục rơi vào túng quẫn sau động thái “người anh em tốt” là Trung Quốc thẳng
tay gạch bỏ kế hoạch khai thác dầu ở Biển Đông mà chính quyền Việt Nam vội vã
thực hiện với kỳ vọng đổi lại một nguồn ngoại tệ đáng kể.
Chiến tranh lạnh tại Ấn Độ Dương
Từ giữa tháng 6, hàng ngàn quân lính
Ấn Độ và Trung Quốc đã đối mặt gườm nhau tại cao nguyên Doklam là biên
giới giữa 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan. Nếu hai bên không tìm được
giải pháp ngoại giao để hạ nhiệt thì có thể dẫn đến một cuốc chiến
tranh khốc liệt. Trong khi đó thì chiến tranh lạnh đã bắt đầu diễn ra
tại Ấn Độ Dương qua các trận diễn tập hải chiến do Ấn Độ tổ chức với sự
tham gia của Mỹ và Nhật.
Các sultan của Malaysia có nhiều quyền lực không?
Đã hai năm kể từ khi vụ bê bối xung quanh 1MDB, một công ty
đầu tư nhà nước của Malaysia đã khiến hàng tỷ USD bị đánh cắp, bắt đầu thu hút
sự chú ý trên toàn thế giới. Trong suốt thời gian đó, thủ tướng Malaysia, Najib
Razak, đã trụ vững tại vị trí của mình bất chấp các tuyên bố rằng gần 700 triệu
USD tiền của công ty này đã được chuyển qua các tài khoản ngân hàng của ông.
Phe đối lập sợ rằng các cuộc bầu cử được sắp đặt sẵn, đáng ra được tổ chức vào
năm 2018 nhưng dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay, sẽ trao cho đảng của ông
Najib (đảng đã lãnh đạo Malaysia trong 60 năm qua) thêm một nhiệm kỳ cầm quyền
khác. Tất cả điều này đã khiến một số người Malaysia tự hỏi liệu các sultan
(vua Hồi giáo) của quốc gia này có thể bị thuyết phục để can thiệp hay không.
Nhưng họ thực sự nắm được bao nhiêu quyền lực?
Bóng đá Trung Quốc : Chính trị, tiền bạc và tự hào dân tộc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Đức Angela
Merkel trước trận giao hữu giữa hai đội bóng U12 của hai nước tại Berlin, ngày
5/7/2017.REUTERS/Michael Sohn
Trung Quốc giờ được gọi là miền đất hứa của bóng đá. Ở đó sự
cuồng nhiệt với trái bóng tròn không chỉ tìm thấy ở các cổ động viên mà cả các
nhà đầu tư. Một cuộc cách mạng bóng đá đang diễn ra ở đất nước hơn một tỷ người
được huy động mọi phương tiện chính trị, tiền bạc và tự hào dân tộc để một ngày
nào đó trở thành cường quốc túc cầu thế giới.
Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017
Về việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập tổ tư vấn kinh tế
Thơ Phương
Bà Thơ Phương, một
chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley, là người rất am hiểu về cách điều hành
và quản lý kinh tế ở Việt Nam. Nhân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây ký quyết
định thành lập "Tổ tư vấn kinh tê" để giúp chính phủ điều hành nền
kinh tế, bà có nhận xét như sau:
Tôi người ngoài cuộc, là chả liên quan gì đến VN, nhưng có
điều tôi đề cập đến bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả về cái gọi “nghiên cứu kinh tế”.
mà mới đây ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập ra Tổ Tư vấn kinh tế để tư vấn
cho Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế, và người ta nói là tập hợp “nhiều
chuyên gia giỏi từ Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Singapore” (hầu hết đều là giáo sư, phó
giáo sư, tiến sĩ). Tức chưa thấy ông bà nào là chiến lược gia am hiểu kinh nghiệm
hai thị trường nguy hiểm nhất mà VN hiện nay nhập siêu nặng nhất là TQ và Hàn
Quốc (không có chiến lược gia chuyên về hai thị trường này).
Những dự án Nhà máy Nhiệt Điện Than ở Việt Nam
Mai Thanh Truyết (Danlambao)
Trong một nhận định gần đây, Linh mục Phan Văn Lợi phát biểu: “Vụ Formosa ở Vũng Áng, vụ Tôn Hoa Sen ở Cà Ná và vụ nhiệt điện Vĩnh Tân ở Hòn Cau, Bình Thuận đang khiến dân chúng quốc nội và phong trào tranh đấu ngày càng quan tâm đến môi trường. Vấn đề môi trường quả thật cần được đại chúng hóa và thực sự đang đại chúng hóa tại Việt Nam. Đây là cuộc đấu tranh cho nhân quyền, cho một trong những quyền cơ bản là có môi trường sống trong sạch. Thái độ vô trách nhiệm của nhà cầm quyền cũng như hành vi bao che của họ (vì lợi ích phe nhóm) cho các công ty hủy hoại môi trường lại khiến cho cuộc đấu tranh đó cũng biến thành cuộc đấu tranh vì dân chủ”.
Trong một nhận định gần đây, Linh mục Phan Văn Lợi phát biểu: “Vụ Formosa ở Vũng Áng, vụ Tôn Hoa Sen ở Cà Ná và vụ nhiệt điện Vĩnh Tân ở Hòn Cau, Bình Thuận đang khiến dân chúng quốc nội và phong trào tranh đấu ngày càng quan tâm đến môi trường. Vấn đề môi trường quả thật cần được đại chúng hóa và thực sự đang đại chúng hóa tại Việt Nam. Đây là cuộc đấu tranh cho nhân quyền, cho một trong những quyền cơ bản là có môi trường sống trong sạch. Thái độ vô trách nhiệm của nhà cầm quyền cũng như hành vi bao che của họ (vì lợi ích phe nhóm) cho các công ty hủy hoại môi trường lại khiến cho cuộc đấu tranh đó cũng biến thành cuộc đấu tranh vì dân chủ”.
Chính trị hay dân sự?
Chú thích ảnh: Ở làng này mọi thứ đều trật tự dù hơi… nhột. Ảnh:
Trung Bảo
Cuối cùng thì chính trị cũng tìm đến với gia đình cậu trai
kéo Violin ở bờ hồ Hoàn Kiếm, dù như mẹ cậu này viết trên facebook rằng lâu nay
muốn “tránh xa” các chuyện liên quan đến chính trị. Những tranh luận về quyền của
một công dân là gì khi đến nỗi việc chơi đàn ở nơi công cộng cũng bị cấm cản lại
gặp sự phản biện rằng muốn chơi đàn thu tiền thì cần xin phép. Dù rằng, việc
chơi đàn để nhận tiền từ người qua đường chẳng có gì lạ ở những nước khác nhưng
với các cán bộ ở bờ hồ thì việc này vẫn cần phải có chỉ đạo.
Bộ trưởng Công an nói về tin Trịnh Xuân Thanh về nước
Theo Pháp luật
Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền.
Sáng nay, trao
đổi với Pháp Luật TP.HCM, liên quan đến một số thông tin cho rằng Bộ
Công an đã dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam để phục vụ công tác điều
tra, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an cho biết: “Hiện tôi chưa có
thông tin gì”.
Ngày 30/07/1964: Tàu Việt Nam Cộng hòa đánh Vịnh Bắc Bộ
Vào ngày này năm 1964, khoảng nửa đêm, sáu chiếc “Swift”, loại
tàu ngư lôi đặc biệt mà quân đội Việt Nam Cộng hòa dùng cho các cuộc tấn công
bí mật, đã tấn công các đảo Hòn Mê và Hòn Ngư ở Vịnh Bắc Bộ. Dù không thể đưa
biệt đội lính nào đổ bộ lên đảo, nhưng các chiếc tàu này đã tấn công vào căn cứ
ở đó. Tín hiện radar và radio được chỉ huy bởi một tàu khu trục của Mỹ, chiếc
USS Maddox, nằm cách đó khoảng 120 dặm.
Bảo vệ Tổ quốc: phạt nặng hơn tội giết người?!
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại Washington (CPJ) thì nói
"cách đối xử tàn nhẫn của Việt Nam với những nhà báo như Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh là một nỗi xấu hổ cho các nhà cầm quyền."
Quỳnh đáng ra không phải chịu một ngày nào sau song sắt.
Tuyên án 10 năm tù chỉ vì những bài viết của cô là sự bất công đáng kinh tởm..."(
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40453463)
Lại chuyện làm đường : nước mình và nước nhà người ta
Xung quanh chuyện làm đường sá ở Việt Nam, những hình ảnh và so
sánh dở khóc dở cười có lẽ đều đã đưa lên hết trên mạng xã hội. Tại sao
nước nhà người ta thì đường sá sạch đẹp và bền như vậy, còn đường sá của
mình thì tồi tàn như vậy. Chẳng cần so sánh đâu xa, chỉ cần ngó qua mấy
nước láng giềng và trong khu vực để thấy được những nghịch lý đang nằm ở
mọi nơi, mọi chỗ trên đất nước này.
Nhà thờ Đức Bà Paris - "báu vật" kêu cứu
Nhà thờ Đức Bà Paris, Notre-Dame de Paris, ngày
08/02/2013.REUTERS/Charles Platiau//File Photo
Nhắc tới nước Pháp và kinh đô Paris, không mấy ai không biết
đến Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame de Paris theo phong cách gothique, một di sản thế
giới được UNESCO xếp hạng. Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame de Paris cũng đã đi vào lịch
sử với nhân vật nàng Esmeralda và thằng gù Quasimodo trong tác phẩm văn học
kinh điển Notre-Dame de Paris của đại văn hào Victor Hugo.
Phải chăng Việt Nam đã ngả sang và dựa hẳn vào Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông?
Trong những ngày vừa qua, dư luận xã hội Việt Nam và quốc tế
nóng bởi thông tin chính quyền Hà Nội đã yêu cầu tập đoàn Respol của Tây Ban
Nha ngừng hoạt động thăm dò dầu khí ở lô 136/3 – khu vực Bãi Tư Chính cách bờ
biển Vũng Tàu khoảng 200 cây số, với lý do Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các
căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò.
Ngoài ra còn có tin phía Trung Quốc sẽ kéo giàn khoan HD-760 đến lô 136/3 vừa
nêu để để tiến hành khoan khảo sát và thăm dò dầu khí.
Vòng quanh thế giới ngày 30/7/2017
Tư Thẳng tổng hợp
1. Tin Việt Nam: Công an bắt liên tiếp 4 nhà hoạt động
Việt Nam vừa bắt liên tiếp 4 nhà hoạt động trong một thời
gian ngắn với cáo buộc họ “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an đăng tin hôm 30/7 nói
bộ bắt tạm giam các ông Phạm Văn Trội, 45 tuổi; Nguyễn Trung Tôn, 45 tuổi;
Trương Minh Đức, 57 tuổi; và Nguyễn Bắc Truyển, 49 tuổi, căn cứ vào Điều 79 Bộ
luật Hình sự.Thông tin này nói có tổng cộng 6 bị can trong vụ án. Ngoài 4 người
mới bị bắt, nhà chức trách Việt Nam đã bắt hai người khác hồi cuối năm 2015, là
ông Nguyễn Văn Đài, 48 tuổi; v
Cái tôi của tổng thống
Quý vị sẽ không thể nào biết, nếu chỉ nghe về điều mà Tổng
Thống Donald Trump nói về ông bộ trưởng tư pháp của ông, là ông Jeff Sessions,
là người ủng hộ viên trung kiên nhất của tổng thống và đang cố gắng hết sức để
thực hiện những nghị trình của tổng thống về di dân và tội phạm.
Chính ông Sessions đã ra lệnh cho tất cả 94 công tố viên
liên bang phải ưu tiên cáo buộc các vụ vi phạm luật di dân và cương quyết đòi hỏi
phải có án lệnh khắt khe hơn với tội ác bạo động trong khi thề “tham gia hăng
say vào các ưu tiên của Tổng Thống Trump.”
Công an mở cuộc khủng bố trắng bắt giữ 4 nhà hoạt động ôn hòa
Sáng
nay Chủ nhật 30/7/2017, bạo quyền cộng sản Hà Nội đã mở đợt bố ráp cùng
môt lúc bắt giam 4 nhà hoạt động trong Hội Anh Em Dân Chủ gồm các cựu
TNLT là:
- Kỹ sư Phạm Văn Trội ở Hà Nội,
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa,
- Nhà báo tự do Trương Minh Đức ở Sài Gòn
- Luật sư Nguyễn Bắc Truyển ở Sài Gòn.
Theo
Bộ công an, những nhà đấu tranh dân chủ trong hội Anh Em Dân Chủ bị
khởi tố và bắt tạm giam theo điều 79 Bộ luật hình sự "Hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân" trong vụ án Luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Lê
Thu Hà.
Đây là một sự gán ghép thô bỉ nhằm triệt hạ những đòi hỏi dân chủ, nhân quyền chính đáng của người dân. Nhưng bạo lực chắc chắn sẽ không làm ai chùn bước.
Ông Võ Văn Thưởng không thể mãi tiếp tục im lặng
Cho đến nay có
ít nhất 3 cơ quan truyền thông nước ngoài, gồm BBC, Reuters, VOA đã đưa
nhiều bản tin về chuyện Việt Nam phải ngừng khoan thăm dò dầu khí trên
biển Đông do bị Trung Quốc đe dọa. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao
Trung Quốc hôm 26-7 được Reuters dẫn lời nói: “Trung Quốc thúc giục bên
liên quan dừng các hoạt động vi phạm đơn phương và có hành động thiết
thực bảo vệ cho khu vực biển mà không dễ có được”.
Sao lại để cho báo chí nước ngoài “nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam”?
Bill Hayton: Việt Nam đang 'thân cô, thế cô'
Ông Bill Hayton (đầu tiên, trái) nói ông tự
tin về thông tin mà mình đưa ra khi viết các bài báo về sự kiện khoan dầu khí
trên Biển Đông của Việt Nam vào tuần cuối tháng 7/2017.
Việt Nam đang ở trong thế 'chỉ có một mình' khi đương đầu với
Trung Quốc trong tranh chấp trên Biển Đông, một nhà nghiên cứu Việt Nam và khu
vực Đông Nam Á, đồng thời là phóng viên của BBC nói với Bàn tròn thứ Năm tuần
này.
Trao đổi tại cuộc Tọa đàm hôm 27/7/2017, khi đưa ra thông
tin bình luận có tính tham khảo về tình huống hiện nay của Việt Nam ở trong khu
vực trong lúc có những thông tin khác nhau và quan tâm của dư luận về việc khai
dầu, khí của Việt Nam ở khu vực Lô 136-03, ông Bill Hayton nói:
Thử tìm hướng đi mới cho vụ “đánh” GS Ngô Bảo Châu
GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: internet
Tuần báo Văn Nghệ thành phố HCM ngày 26 tháng 7 vừa qua có
bài với có tiêu đề đanh thép như một lời tuyên án “Ngô Bảo Châu trên con đường
trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình”. Ngay lập tức, cả tác giả An Chiến
và bổn báo đã hứng chịu một trận cuồng phong của sự giận dữ kinh miệt trong cộng
đồng mạng. Một tờ văn chương sang trọng như vậy mà sao lại cho đăng một bài viết
đầy những lời lẽ chửi bới, lăng nhục, hằn học, đe dọa theo cách giang hồ như vậy?
Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017
John McCain gây chấn động
Hai giờ sáng Thứ Sáu, 28 Tháng Bảy, Nghị Sĩ John McCain, tiểu
bang Arizona, đã bất ngờ bỏ phiếu “NO” bác bỏ bản dự luật thứ ba của đảng Cộng
Hòa để thay đổi đạo luật y tế ACA, thường gọi là Obamacare. Lá phiếu NO của ông
làm lệch cán cân, 51 NO, 49 YES. Dù Phó Tổng Thống Mike Pence có bỏ lá phiếu của
ông thì cũng vô ích.
Ông McCain làm mọi người chưng hửng. Vì mới ngày Thứ Ba ông
vẫn bỏ phiếu YES như các đồng viện Cộng Hòa khác, đưa vấn đề xóa bỏ Obamacare
ghi vào nghị trình. Lá phiếu của ông giữ được tỷ số 50 thuận/50 chống, để Phó Tổng
Thống Mike Pence bỏ phiếu quyết định. Tổng Thống Donald Trump lập tức ca tụng
Nghị Sĩ McCain hết lời: “John McCain quay trở về để bỏ phiếu, thật vĩ đại! Can
đảm – Một anh hùng của nước Mỹ! Cảm ơn John.”
Park Geun Hye, nữ tù nhân ở xà lim 503
Cựu tổng thống Park Geun Hye trong phiên tòa ở Seoul,
23/05/2017.
REUTERS/Ahn Young-joon/Pool
L’Express tuần này có bài viết « Park Geun Hye, nữ tù nhân ở
xà lim 503 », nằm trong loạt bài về những phụ nữ nổi tiếng trên thế giới. Trước
khi bị truất phế vào tháng 03/2017, cựu tổng thống Hàn Quốc lãnh đạo đất nước
trong khi chịu sự chi phối của một nhân vật trong bóng tối, như người cha của
bà thời trước.
Đặc phái viên của tuần báo tại Seoul mô tả trong phiên tòa,
bà Park hết vẽ nguệch ngoạc rồi lại xóa, nghịch với những mẩu vụn của cục gôm.
Buổi tối khi trở về xà lim số 503 của trại giam Uiwang ở ngoại ô Seoul, bà ngồi
dựa lưng vào tường, thì thầm những từ vô nghĩa. Đôi khi bà yêu cầu quản giáo
mang suất ăn đến, trong khi bà mới vừa ăn trưa xong.
Vì sao ở Việt Nam người ta dễ bị chụp mũ 'chống chính quyền'?
Ngày 1-1-2018 tới đây, khi Bộ Luật Hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi có hiệu
lực thi hành, thì chỉ cần người nào đó mời “nghĩ trong đầu” chuyện “phê
phán những sai lầm của chính phủ, của Đảng và Nhà nước”, mà chưa làm
thêm bất kỳ chuyện gì khác, người ấy vẫn có thể bị bắt đi tù từ 1 đến 5
năm. (Điều 117)
Một người học hành phổ thông dỡ dang, phải xuất khẩu lao động ở Đài
Loan, rồi quay về nước trong nghèo nàn. Chỉ khác là giờ đây bà ấy hiểu
thân phận người phụ nữ nghèo khó đã khốn nạn như thế nào khi được coi là
món hàng “xuất khẩu lao động”.
Nhận thức về môi trường có dẫn đến phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam?
Những quạt gió sản xuất điện đầu tiên ở Việt Nam, được dựng
lên ở Bạc Liêu. Ảnh chụp tháng Năm 2014. AFP
Ngày 25 tháng 7, năm 2017, tại Trung tâm nghiên cứu Stimson ở
Washington DC, Hoa Kỳ diễn ra buổi hội thảo nhân dịp công bố báo cáo nghiên cứu
về việc phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực tiểu vùng Mekong, bao gồm Việt
Nam, Lào, Cam Pu Chia, Thái Lan, Miến Điện và tỉnh Vân Nam Trung quốc.
Những nhà nghiên cứu của Trung tâm Stimson cho rằng việc
phát triển các nguồn điện năng tại vùng Hạ Mekong nói chung và Việt Nam nói
riêng nên đi theo hướng phối hợp nhiều phương cách khác nhau, bao gồm một cách
thức quan trọng là phát triển các nguồn điện năng tái tạo nhưng không phải là
thủy điện, là gió và mặt trời.
Những chiến sĩ đấu tranh vì tự do ở Venezuela
Miguel Rodriguez Mendoza
Sau mấy tháng trời bạo động và những cuộc biểu tình chống chính phủ, Venezuela đang tiến gần tới bờ vực về mặt chính trị. Nỗ lực của Tổng thống Nicolás Maduro trong việc chuyển sang chế độ độc tài sẽ đạt cực điểm vào ngày 30 tháng 7, với việc bầu Hội đồng Lập hiến đã được lên kế hoạch nhằm viết lại hiến pháp của nước này. Và mặc dù vẫn còn đủ thời gian để thay đổi hướng đi, con đường quay trở lại với chế độ dân chủ đang nhanh chóng mờ nhạt dần.
Vụ nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải: Phải đánh giá toàn diện các tác động
LTS: Chính quyền đã không
buộc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận trách nhiệm gì về các báo cáo
thiếu sót và nhất là việc mạo danh các nhà khoa học. Họ cũng không rút
giấy phép của Vĩnh Tân 1 về việc nhấn chìm chất nạo vét ở biển, ngược
lại họ đã huy động Viện Hải dương học Nha Trang khảo sát đáy khu vực này
và giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phụ trách việc
khảo sát, đánh giá phương án, giải pháp bảo vệ môi trường trước hoạt
động nhận chìm chất thải xuống biển của Vĩnh Tân 1.
Bắc Hàn: Toàn bộ Hoa Kỳ nằm trong tầm bắn tên lửa
Kim Jong-un nói vụ phóng thử cho thấy Bắc Hàn
có thể phóng tên lửa "tại bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào"-Reuters
Bắc Hàn tuyên bố cuộc thử tên lửa đạn đạo xuyên châu lục đêm
28/7 đã thành công, và là "một cảnh cáo nghiêm khắc" cho Hoa Kỳ.
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un "tự hào nói rằng vụ phóng
thử cũng xác nhận tất cả đất liền của Hoa Kỳ đều nằm trong tầm tấn công,"
Korean Central News Agency cho biết. Vụ phóng thử thứ hai diễn ra ba tuần sau khi Bắc Hàn lần đầu
bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên châu lục (ICBM).
Chết vì ngu và tham là cái chết tức tưởi nhất
Có lẽ viết, nói và nghệ thuật ngôn từ thì Việt Nam ta là cường
quốc số 1 trên thế giới. Cũng chẳng biết từ bao giờ và từ đâu mà các cụm từ có
tiếp đầu ngữ "an ninh" xuất hiện và được sử dụng nhiều đến thế? Nhưng
phải công nhận chính những cụm từ ấy, tiêu biểu như "an ninh năng lượng"
đã "giải vây", tạo lối thoát và đường rút cho nhiều chủ trương,
chương trình, dự án... khi gặp bế tắc, thua lỗ. Suy cho cùng thì "giải
vây" trong nhiều trường hợp cũng chính là "giải ngân" cho những
khoản chi vô tội vạ của các nhóm lợi ích mà thôi.
Ngày 29/07/1965: Sư đoàn Không vận 101 đến Việt Nam
Vào ngày này năm 1965, 4.000 lính dù đầu tiên của Sư đoàn
Không vận 101 đã đến Việt Nam, hạ cánh tại Sân bay Cam Ranh. Ngay sau khi đến,
họ đã thực hiện một cuộc diễu binh dưới sự chứng kiến của Tướng William
Westmoreland và Đại sứ (cựu Tướng) Maxwell Taylor. Taylor và Westmoreland là
hai cựu chỉ huy của sư đoàn này, vốn có biệt danh là “Tiếng thét Đại bàng”
(Screaming Eagles).
Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’
Sách chép sử một thời đại thì không gián đoạn. Thông sử
[sách chép sử nhiều thời đại kế tiếp nhau] thì gián đoạn không thông. Quá nửa
các nhà sử học là nhà văn hạng hai, nhà tư tưởng hạng ba. Hiển nhiên họ chưa
phát hiện quy luật đáng sợ này: Trên chính trường Trung Quốc, “Người cầm lái số
hai” xưa nay bao giờ cũng có cuộc đời bi đát. Giở lịch sử các thời đại của
Trung Quốc, rất ít vị Thừa tướng nào có kết cục tốt đẹp. “Làm bạn với vua như
làm bạn với cọp” – tin rằng kinh nghiệm quý giá đánh đổi bằng xương máu này chủ
yếu là do các vị Thừa tướng tổng kết được. Đây là lời tố cáo bằng máu và nước mắt
của họ.
Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ
Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số
bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Một trăm năm sau, khi
đọc lại mấy bài ấy người ta lại một lần nữa thấy tác giả thực là yêu nước và
uyên bác.
Những người tinh hoa phát tiết sớm như Phạm Quỳnh rất hiếm.[1]
Suốt 15 năm (1917-1932) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, ông đã
dùng tờ báo này trình bày quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa-xã hội. Cho
dù quan điểm chính trị của ông có thể không phù hợp với phong trào giải phóng
dân tộc đương thời, nhưng rõ ràng ông là một nhà trí thức yêu nước đã hiến dâng
cả đời mình cho sự nghiệp cao quý Dùng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để xây dựng nền
Quốc học của nước nhà.
Trừng phạt Nga : Quả banh đang nằm bên sân của Trump
Các thượng nghị sĩ Mỹ đến Ủy Ban Tư Pháp Thượng viện,
Washington, ngày 26/07/2017. YURI GRIPAS / AFP
Sau khi Thượng Viện Mỹ thông qua ngày 27/07/2017 các biện
pháp trừng phạt Nga về việc Matxcơva bị nghi can thiệp vào bầu cử tổng thống
Hoa Kỳ năm 2016, quả banh hiện đang nằm bên sân của ông Donald Trump. Tổng thống
Mỹ sẽ quyết định, hoặc là ký ban hành dự luật về trừng phạt Nga, hoặc là dùng
quyền phủ quyết để bác bỏ.
Mục sư Nguyễn Công Chính tới Mỹ
Người từng bị Việt Nam kết án 11 năm tù giam cùng vợ con hôm 28/7 đã đặt chân tới Mỹ, sau khi được phóng thích khỏi nhà tù.
Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cho hay, ông “rất vui mừng” về diễn biến mới này, đồng thời bày tỏ mong muốn rằng Mục sư Nguyễn Công Chính sẽ “nhận được quy chế tị nạn tôn giáo sớm nhất có thể”. Ông Chính bị kết án hơn 10 năm tù giam hồi năm 2012 vì tội “Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 87 Bộ Luật Hình sự.
Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cho hay, ông “rất vui mừng” về diễn biến mới này, đồng thời bày tỏ mong muốn rằng Mục sư Nguyễn Công Chính sẽ “nhận được quy chế tị nạn tôn giáo sớm nhất có thể”. Ông Chính bị kết án hơn 10 năm tù giam hồi năm 2012 vì tội “Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 87 Bộ Luật Hình sự.
Việt Nam, mãnh hổ hay mèo rừng?
Tác phẩm Việt Nam, mãnh hổ hay mèo rừng và tác giả Phạm Văn Thuyết-RFA photo
Việt Nam, Mãnh hổ hay mèo rừng là tên một quyển sách hiếm
hoi tổng kết một cách ngắn gọn sự phát triển của Việt Nam mấy mươi năm qua, hiện
nay, và tương lai. Sách do giáo sư Phạm Văn Thuyết biên soạn và được nhà xuất bản
Tiếng quê hương xuất bản tại Mỹ.
Ý kiến của một số nhà quan sát, nhà báo về những điều mà
giáo sư Phạm Văn Thuyết đề cập trong quyển sách này như thế nào?
Chiến lược của Việt Nam ở biển Đông
Tác giả: Carlyle A. Thayer, UNSW Canberra - East Asia Forum
Những người tham gia vào một cuộc biểu tình chống Trung
Quốc, đánh dấu 43 năm ngày Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa trên Biển
Đông ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 19-1-2017. Ảnh: Reuters / Kham
Cách nay một năm, vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng
tài đã đưa ra phán quyết cho những khiếu kiện của Philippines chống lại
Trung Quốc về các tranh chấp trên biển của họ ở quần đảo Trường Sa. Tòa án đã
phán quyết thống nhất đối với hầu hết các khiếu kiện của Philippines.
Nếu như Trung Quốc và Philippines tuân theo những kết luận
của phán quyết này như yêu cầu của luật pháp quốc tế thì Việt Nam sẽ là người
hưởng lợi chính vì bốn lý do.
Công dân Việt và giấc mơ căn nhà Mỹ
Một căn nhà ở vùng Vịnh San Francisco, 4 phòng
ngủ và 2 phòng tắm rưỡi, đang được rao bán với giá 680 nghìn đôla-Ảnh Bui Van Phu
Hôm 18/7 vừa qua Hiệp hội Chuyên viên Địa ốc Hoa Kỳ
(National Association of Realtors - NAR) đã phổ biến tài liệu về mua bán nhà ở
Mỹ. Bản báo cáo cho thấy số công dân nước ngoài, trong đó có Việt Nam, mua bất
động sản tại Hoa Kỳ tăng nhiều so với năm trước.
Việt Nam xếp hạng 9, với 3,06 tỉ đôla được sử dụng trong việc
mua nhà ở Mỹ. Đứng đầu bảng là Trung Quốc với 31,7 tỉ, sau đó là Canada 19 tỉ,
Anh Quốc 9,5 tỉ, Mexico 9,3 tỉ và Ấn Độ 7,8 tỉ.
Vòng quanh thế giới ngày 29/7/2017
Tư Thẳng tổng hợp
1. Tin Trung Cộng: Tập Cận Bình “chỉ đạo bồi đắp đảo ở Biển
Đông”
Chủ tịch Tập Cận Bình là người trực tiếp đứng sau quyết định
của Bắc Kinh trong cách tiếp cận tới các tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa
Đông, một tạp chí hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc tiết lộ.
Trong bài xã luận đăng hôm thứ Sáu trên Thời báo Nghiên cứu
(Study Times) của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập được
ca tụng "Trong vấn đề Biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông), cá
nhân (ông Tập) đã ra các quyết định xây dựng các đảo, củng cố các bãi đá, và
thành lập thành phố Tam Sa. Những quyết định này đã làm thay đổi căn bản tình
thế chiến lược tại Biển Nam Hải."
Vai trò lớn của Trung Quốc trong nhiệt điện than Việt Nam
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2-Photo by RFA
Nhìn lại những đầu tư của Trung Quốc
Nhiệt điện than tại Việt Nam hiện có phần tham gia khá lớn của phía Trung Quốc. Tình trạng này dẫn đến quan ngại vì thông tin cho biết Bắc Kinh đang thực hiện việc đóng tất cả mọi nhà máy nhiệt điện tại Hoa Lục.
Theo các cơ sở dữ liệu tài chính về điện than ở Việt Nam do
Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh GreenID tìm hiểu, từ tháng 3 năm 2016 đến
nay, Việt Nam đầu tư gần 40 tỉ USD vào công nghệ nhiệt điện than. Tổng vốn góp
từ các đối tác nước ngoài vào các dự án này chiếm 52 %; trong đó, Trung Quốc đầu
tư khoản tương đương 8 tỉ đô la Mỹ.
Con người mới xã hội chủ nghĩa
Thiên Hạ Luận - Trân Văn
Các thanh niên mặc áo phông màu đỏ, phía trước có in hình
búa liềm, sao vàng và đằng sau áo có in chữ “Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc”,
kèm theo các chữ cái viết hoa DLV mà nhiều người cho là chữ viết tắt của
"dư luận viên".
Chuyện Đại tá Jack Usrey, làm việc tại Bộ Tư lệnh lực lượng
Địa phương quân của bang Tennessee, dừng xe, bước ra ngoài giữa lúc trời đang
mưa tầm tã, rồi đứng nghiêm, vung tay chào một người ông ta không hề quen biết
đang trên đường đến nơi an nghỉ cuối cùng, mà VOA Việt ngữ đăng hồi cuối tuần
trước đã nhận được hơn 10.000 “like”, chưa kể câu chuyện này đã được hơn 2.100
facebooker giới thiệu lại trên facebook của họ.
Một miền quê thanh bình
Tôi yêu một miền quê thanh bình, nơi tuổi thơ tôi đi qua êm ả
với ruộng mạ, chạng vạng nhuộm màu trăng hay chiều tà phất phơ ngọn tre làng,
diều vi vút mục đồng quần rách… Tất cả những hình ảnh ấy, ngay trên quê hương
tôi, giờ dường như không tìm thấy, vẫn mảnh trăng năm nào, nhưng bây giờ ngước
nhìn thấy xa lạ, vẫn là đàn trâu hay những bụi tre còn sót lại, nhưng cái tả
tơi đã nhuốm màu thời gian, không thể nói gì khác là nhìn lại những hình ảnh
cũ, cái đẹp của nó đã ngân vang tiếng đau.
Trump bổ nhiệm chánh văn phòng mới
Bộ trưởng An ninh Nội địa John F. Kelly
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu loan báo ông sẽ bổ nhiệm
Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly làm chánh văn phòng Nhà Trắng, chấm dứt
nhiệm kỳ phục vụ sáu tháng đầy biến động của ông Reince Priebus.
Sau nhiều tháng đồn đoán về số phận của ông Priebus, ông
Trump đăng lên Twitter quyết định ngay khi ông đáp máy bay xuống Washington sau
một sự kiện ở New York, trong đó ông hết lời ca ngợi thành tích của ông Kelly ở
Bộ An ninh Nội địa.
Tương lai xóa sổ sân golf TSN ngày càng gần
Sở Giao
thông Vận tải TP.HCM thỉnh thoảng cũng làm được một việc có ý nghĩa…
Cơ quan này
vừa trình Ủy ban nhân dân TP HCM 4 phương án điều chỉnh quy hoạch cảng
hàng không Tân Sơn Nhất do nhóm chuyên gia tập trung nghiên cứu. Đầu tiên là
quan điểm phản biện phương án mở rộng nhà ga về phía Nam do
Bộ Giao thông Vận tải thống nhất trình Chính phủ trước đó.
Vàng & cứt
S.T.T.D
Tưởng Năng Tiến
Nếu bạn để chính phủ (cộng sản) điều hành sa mạc Sahara, trong 5 năm chúng ta sẽ thiếu cát. Milton Friedman
Nếu bạn để chính phủ (cộng sản) điều hành sa mạc Sahara, trong 5 năm chúng ta sẽ thiếu cát. Milton Friedman
Bắt đầu từ thế kỷ thứ XII, người Nhật Bản “phát minh” ra một nghi thức tự tử (hara-kiri)
mà ai ngó thấy cũng phải hết hồn. Họ đâm dao vào bụng trái,
rồi rạch qua phải, xong thốc ngược mũi lên phần ngực. Chết là
cái chắc! Bởi vậy mới có thành ngữ “gan như Nhựt.” Qua đến
đầu thế kỷ 21, nhân loại mới được nghe nói tới một trường hợp
tự tử cũng bằng dao nhưng ghê rợn hơn nhiều – theo bản tin
(“Một Phụ Nữ Chết Ở Trụ Sở Công An Với Nhiều Vết Đâm”) của
báo Dân Trí:
Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017
Ngày 28/07/1868: Tu chính án thứ 14 được thông qua
Vào ngày này năm 1868, sau khi được ba phần tư số tiểu bang ở
Mỹ phê chuẩn, Tu chính án thứ 14, đảm bảo quyền công dân và các quyền khác cho
nhóm người Mỹ gốc Phi, đã được chính thức đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ.
Năm 1867, hai năm sau Nội chiến Mỹ, Đạo luật Tái thiết
(Reconstruction Acts of 1867) đã chia miền Nam thành 5 khu quân sự, nơi các
chính quyền tiểu bang đã được thành lập sau cuộc bầu cử dựa trên quyền phổ
thông đầu phiếu (cho nam giới tuổi vị thành niên trở lên). Kể từ đây, giai đoạn
được gọi là Tái kiến thiết Triệt để (Radical Reconstruction) bắt đầu.
Tân đại sứ sẽ cứng rắn hơn tiền nhiệm Osius?
Ông Daniel Kritenbrink tại Hội nghị CSIS thường niên lần 6 về
Biển Đông, 12/7/2016
Nhiệm kỳ 3 năm của vị đại sứ “quan hệ Việt - Mỹ chưa bao giờ
sáng sủa như lúc này” sắp đóng lại, lồng trong bầu không khí đàn áp nhân quyền
bị chính quyền và giới công an Việt Nam trùm phủ lên hai bản án 9 năm tù giam đối
với nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga cùng 10 năm tù giam giáng xuống đầu
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - nhà hoạt động mà vào tháng 3/2017 đã được Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ vinh danh “Người phụ nữ can đảm quốc tế”.
Napoléon Bonaparte – Nhà lãnh đạo quân sự lừng danh thế giới
Là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất trong lịch
sử và là hoàng đế nước Pháp, Napoléon Bonaparte (1769-1821) đã chinh phục phần
lớn lãnh thổ Châu Âu trong vòng 16 năm.
Napoléon Bonaparte sinh ngày 15 tháng 8 năm 1769 tại đảo
Corse, trong một gia đình có dòng dõi quý tộc. Được đào tạo tại trường quân sự,
ông nhanh chóng thăng tiến. Đến năm 1796, ông đã trở thành chỉ huy quân đội
Pháp tại Ý, và tại đây ông đã buộc Áo và các đồng minh phải ký các thỏa thuận
hòa bình.[1] Năm 1798, Napoléon chiếm được Ai Cập (thuộc sự cai trị của Đế chế
Ottoman thời đó) nhằm tấn công vào tuyến đường thương mại Anh-Ấn. Ông bị mắc kẹt
sau khi hải quân Anh tiêu diệt hạm đội Pháp trong trận hải chiến sông Nile.[2]
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)