Chỉ vài ngày sau vụ nhiều nguồn tin quốc tế và trong nước cho
biết trước sức ép của Trung Quốc,
vào ngày 24/7/2017, chính quyền Việt Nam đã phải yêu cầu ngừng hoạt động thăm
dò khí đốt của Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam - ngay
tại Bãi Tư Chính luôn được
xem là “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”, đã diễn ra một cuộc
gặp đáng chú ý tại trụ sở Bộ
Quốc phòng vào chiều 26/7/2017 giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch với Đại
sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius.
Cuộc gặp đáng mổ xẻ tại trụ sở Bộ Quốc phòng vào chiều 26/7/2017 giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius.
Cuộc gặp trên, dù chỉ được báo đảng mô tả là “tiếp xã giao”,
nhưng lại “vô tình” trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe
dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt
Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí, phía Việt Nam đã cấp tốc
liên lạc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội - như một hành động “cầu viện” -
nhưng đã không nhận được câu trả lời.
Vào năm 2014, khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc
xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam, hầu hết các “đối tác chiến lược” của Việt
Nam, kể cả nước Nga của Putin, đều thờ ơ hoặc quay lưng khi Việt Nam bị uy hiếp. Khi
đó, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, đã gợi ý vẫn còn cửa cho “đối
tác chiến lược toàn diện” giữa Mỹ và Việt Nam, hàm ý rằng Việt Nam cần rõ ràng và
dứt khoát hơn trong mối quan hệ quân sự với Mỹ chứ không thể đeo bám chính sách
“đu dây” nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chính thể Việt Nam đã phớt
lờ hảo ý của người Mỹ mà vẫn đeo đuổi mối quan hệ ngày càng nguy hiểm hơn với
người bạn “bốn tốt - mười sáu chữ vàng”.
Sau đó, quả nhiên tình thế Việt - Trung càng lúc càng bất an,
Hà Nội ngày càng bị Bắc Kinh lấn ép không chỉ về giao thương xuất nhập khẩu mà
còn ngay tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi đó, các hợp đồng Việt
Nam mua vũ khí của Mỹ đã gặp phải phản ứng lạnh nhạt từ phía Quốc hội Mỹ - bao
gồm khá nhiều nghị sĩ quan tâm đến rất nhiều vụ nhân quyền bị đàn áp nặng nề ở
Việt Nam.
Chỉ mới đây, nhà cầm quyền Việt Nam đã giáng thẳng xuống đầu blogger
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - người được Bộ Ngoại giao Mỹ tôn vinh “Người phụ nữ can
đảm quốc tế” vào tháng 3/2017 - một án tù giam đến 10 năm.
Cần nhắc lại, vào tháng Ba năm nay, chính phủ Việt Nam lần đầu
tiên trong lịch sử bắn ý “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẵn sàng đi thăm Mỹ”. Sau
đó, ông Murray Hiebert - cố vấn cao cấp, Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại
Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ, cho biết sau chuyến
đi Mỹ của ông Phúc sẽ diễn ra một chuyến đi Mỹ khác vào tháng 7/2017 của Thứ
trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, liên quan đến hợp tác quân sự Việt - Mỹ.
Tuy vậy, cho tới nay vẫn chẳng có bất kỳ thông tin nào về chuyến đi này. Một khả
năng có thể xảy ra là sau vụ chính quyền Việt Nam công khai thách thức Mỹ bằng
án 10 năm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cộng thêm thái độ đu dây cố hữu của Hà
Nội, Washington đã không còn mặn mà để tiếp tướng Vịnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét