Khánh Nguyên - (VTC
News)
Người dân đi ra cơ quan công quyền đề nghị làm thủ tục khai tử cho người nhà theo đúng quy định để an táng “mồ yên mả đẹp” nhưng bị gây khó dễ, đòi phong bì phong bao, đòi ăn của cả người chết thì đúng là chả khác gì loài muông thú.
Tôi không thể chịu nổi, nhờ người đi xe máy chở đến trụ sở phường. Vào đúng phòng mà trước đó bà cô đã thất bại việc xin giấy chứng tử về để chôn cất anh vợ.
Có khoảng dăm người ngồi vắt vẻo, mặt mũi lạnh như băng. Tôi hỏi câu nào họ đáp câu đó. Vụ việc xảy ra ở phường Văn Miếu (quận Đống Đa) tưởng đơn giản nhưng lại gây chấn động dư luận, khiến cộng đồng mạng căm phẫn, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng phải ra tay chỉ đạo xem xét, xử lý.
Người dân đi ra cơ quan công quyền đề nghị làm thủ tục khai tử cho người nhà theo đúng quy định để an táng “mồ yên mả đẹp” nhưng bị gây khó dễ, đòi phong bì phong bao, đòi ăn của cả người chết thì đúng là chả khác gì loài muông thú.
Tôi không thể chịu nổi, nhờ người đi xe máy chở đến trụ sở phường. Vào đúng phòng mà trước đó bà cô đã thất bại việc xin giấy chứng tử về để chôn cất anh vợ.
Có khoảng dăm người ngồi vắt vẻo, mặt mũi lạnh như băng. Tôi hỏi câu nào họ đáp câu đó. Vụ việc xảy ra ở phường Văn Miếu (quận Đống Đa) tưởng đơn giản nhưng lại gây chấn động dư luận, khiến cộng đồng mạng căm phẫn, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng phải ra tay chỉ đạo xem xét, xử lý.
Đơn giản là vì, gia đình chị Vũ Thị Hoa (trú tại phường Văn Miếu) có bố đẻ mất và cử chị Hoa ra UBND phường để làm giấy chứng tử. Theo quy định, nói nôm na dễ hiểu là, chỉ khi được UBND cấp phường/xã cấp giấy chứng tử thì gia đình có người chết mới được đưa đi an táng.
Thế mà nó lại không đơn giản với gia đình chị Hoa. Trên facebook cá nhân, chị Hoa bày tỏ thái độ bức xúc trước cách làm việc của cán bộ phường Văn Miếu. Chị cho rằng chỉ vì “cán bộ phường lười”, hay đòi được “lót tay” mà “bắt người chết nằm chờ giấy khai tử”, tang lễ của bố chị phải lùi lại 1 ngày.
Câu chuyện của chị Hoa nhanh chóng lan trên mạng xã hội, nhiều cơ quan báo chí cũng đã vào cuộc, khiến dư luận căm phẫn.
Trên facebook cá nhân, một nhà báo kể lại câu chuyện xảy ra với gia đình mình cũng tương tự như vậy. Facebooker này viết rằng:
“Lót tay” để có giấy chứng tử, tôi đã gặp cảnh này ở Hải Phòng cách đây 5 năm.
Năm 2012, anh
vợ tôi quê ở Hải Phòng (quận Hồng Bàng) mất vì một tai nạn. Giai đình vợ
quá bàng hoàng vì anh còn trẻ, chưa vợ con, lại mất trong hoàn cảnh quá
thương tâm. Nhà neo người, tôi và vợ phải lo làm lễ, đáp lễ người đến
viếng. Đúng lúc khách đến viếng đông, chuẩn bị để đưa đi chôn cất thì bà
cô kéo tôi ra giọng hốt hoảng: “Cháu phải ra tay thôi, phường nó không
cấp giấy chứng tử?”. “Vì sao không cấp, anh ấy chết thật rồi mà?”- Tôi
hỏi lại bà cô. Bà cô thật thà: “Nó hạnh họe là vì sao lại chết, phải nói
rõ mới cấp. Cháu làm cái phong bì cho nhanh”.
Vẫn cái giọng:
“Phải xem vì sao chết, liên quan đến vụ án thì sao?”. Muốn chửi thề
luôn, nhưng tôi kiềm chế vì mình không phải người ở đây, to tiếng có khi
hỏng cả việc nhà vợ. Tôi nói: “Trụ sở cách nhà dân có đoạn, sao các anh
không lên mà kiểm tra xem người ta chết vì cái gì”. Chẳng đáp gì. Im
như thóc, chắc chờ phong bì?
Hết cách đành
phải nhấc điện thoại gọi cho nhà báo L.K ở Hải Phòng nhờ can thiệp. Anh
L.K can thiệp thì nhà vợ mới có giấy chứng tử, anh vợ mới được chôn cất
đúng giờ thầy phán.
Tôi kinh tởm
đến ám ảnh kiểu làm này của phường, sau đó kể cho vài người để giải tỏa.
Định viết mấy lần, nhưng nhà vợ còn ở đó, sợ trả thù. Nay nghe lại
chuyện tương tự xảy ra ở Văn Miếu, ở Thủ đô, máu lại sôi lên.
Có một nỗi sợ,
có một nỗi ám ảnh mang tên thủ tục hành chính. Vô cảm đến thế là cùng,
lạnh lẽo với số phận con người đến thế là cùng!”…
Hai câu chuyện
xảy ra ở hai thành phố lớn, nơi mà “dân trí” được xem là khá cao, “quan
trí” cũng thuộc top đầu. Thế mà, những cán bộ này ngang nhiên giở trò
vòi vĩnh. Việc của anh là phải phục vụ người dân, phải cấp giấy khai tử
cho họ, để họ còn lo liệu mai táng, sớm được mồ yên mả đẹp, theo quan
niệm của người Á Đông ta.
Với người Việt,
nghĩa tử là nghĩa tận. Dù có thù nhau đi chăng nữa thì người ta vẫn đến
tiễn biệt lần cuối nếu chẳng may một người mất đi. Truyền thống ấy
không phải chỉ người Việt mà là nghĩa cử của loài người nói chung.
Vậy mà, kẻ được
coi là cán bộ kia lại có thái độ dửng dưng, lạnh lùng đến tàn ác, chỉ
vì chiếc phong bì – Cái lạnh lùng của kẻ tàn nhẫn, máu lạnh.
Trong hàng
nghìn bình luận về vụ việc này, thấy hài hước và chua xót trước ý kiến
của một bạn đọc rằng: “Xã hội là chỗ con người ở trọ, trần gian là cõi
tạm, về bên kia mới là cõi vĩnh hằng. Vào chỗ ngon thế, phải phong bì
chứ... Chắc mấy ông kia nghĩ thế...”.
Cá nhân tôi thì
nghĩ rằng, ai trên đời sinh ra cùng cần phải mưu sinh, phải kiếm miếng
cơm manh áo, nuôi bản thân, gia đình. Nhưng kiếm ăn bằng cách nào để
chính đáng và không xấu hổ với những người xung quanh. Các cụ xưa cũng
luôn dạy con cháu rằng, “miếng ăn là miếng nhục”, để nhắc nhở con cháu
“ăn trông nồi, ngồi trồng hướng”, miếng ăn phải đàng hoàng, sạch sẽ theo
cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Vì thế, rõ
ràng, cái cách kiếm ăn theo kiểu đòi ăn của cả người chết, hay ăn chết
xác chết người khác như những trường hợp trên thì chỉ có thể là loài
muông thú.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét