Bà Trần Thị Nga có hai con trai 5 và 7 tuổi – Hình FB LUONG
DAN LY
Chồng nhà hoạt động Thúy Nga nói vợ ông 'nhất định sẽ không nhận tội' tại phiên phúc thẩm dự kiến diễn ra ngày 22/12.
Hồi
tháng 7/2017, nhà hoạt động Thúy Nga, tên thật là Trần Thị Nga, bị Tòa
án Nhân dân tỉnh Hà Nam, tuyên phạt 9 năm tù và 5 năm quản chế về "Tội
tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo Điều 88 Bộ luật Hình
sự. Phiên phúc thẩm hôm 22/12 dự kiến diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam.
Ông
Lương Dân Lý, chồng của bà Thúy Nga, nói với BBC: "Từ lúc tòa tuyên bản
án sơm thẩm hồi tháng 7/2017 đến nay, tôi và hai con nhỏ của Trần Thị
Nga vẫn chưa hề được cho gặp, mà chỉ có thể gửi đồ thăm nuôi."
"Theo
thủ tục, muốn gặp vợ tại Trạm tạm giam Công an tỉnh Hà Nam, tôi phải có
đơn xin đủ ba chữ ký của địa phương, Tòa án Nhân dân Cấp cao Hà Nội và
của trưởng trại giam."
"Nay tôi mới có chữ ký của bên xã thôi còn thì tòa án thì họ chưa ký, dù đã gửi đơn cả tháng rồi."
Đề
cập về khả năng bà Thúy Nga có nhận tội trong phiên phúc thẩm hay
không, ông Lý nói: "Tôi biết tính vợ tôi. Nga cứng lắm, hơn cả đàn ông,
nên nhất định sẽ không nhận tội vì những gì cô ấy làm không phải là tội.
Ông
cũng nói thêm: "Trong lá thư gần nhất gửi ra từ nhà tù cách đây nửa
tháng, vợ tôi chỉ hỏi thăm sức khỏe gia đình và việc học hành của con
cái, vì nếu đề cập những chuyện khác thì thư sẽ không được chuyển đi."
Nhận tội hay không?
Trả
lời BBC từ TP Hồ Chí Minh hôm 19/12, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn
phòng luật mang tên ông, nói: "Trong một vụ án hình sự, luật sư phải
bào chữa theo quyết định của thân chủ. Nếu thân chủ khẳng định mình vô
tội, luật sư phải chứng minh điều đó và yêu cầu tòa án tuyên rằng thân
chủ vô tội."
"Nếu
thân chủ thừa nhận mình có tội, luật sư chứng minh về mức độ phạm tội
cùng các tình tiết giảm khinh để bào chữa theo hướng giảm nhẹ hình
phạt."
"Đương
nhiên, luật sư có trách nhiệm phải giải thích cho thân chủ hiểu về hậu
quả pháp lý khi muốn duy trì hay thay đổi quan điểm của họ về vụ án."
"Đôi
khi có tình trạng luật sư không đồng quan điểm với quyết định thân chủ,
đương nhiên, khi ấy luật sư có thể từ chối nhận bào chữa để thân chủ
tìm một luật sư khác thích hợp với quan điểm của họ."
Hồi
tháng Mười, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát đi thông cáo nói:
"Việt Nam cần hủy bỏ tội danh 'Tuyên truyền chống nhà nước'. Tội danh
này được hình thành để dập tắt những tiếng nói ôn hòa phê bình chính
quyền Việt Nam"
"Việt
Nam cần hủy bỏ những điều luật này và chấm dứt đàn áp những người dân
thường chỉ vì họ nói về những vấn nạn của đất nước trên Internet."
Theo
HRW, hơn 100 nhà hoạt động hiện đang phải thụ án tù vì đã thực thi các
quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do nhóm họp, tự do lập hội và tự do
tôn giáo.
Khi
diễn ra phiên sơ thẩm, một bản tin của báo Công an Nhân dân nói bà Nga
từ tháng 4-2014 đến tháng 1-2017 "đã có nhiều hoạt động chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Tờ
báo dẫn cáo trạng nói bà Nga "trực tiếp lập các tài khoản Blog,
Facebook cá nhân và trang You Tube, làm ra, tàng trữ, sử dụng trang mạng
xã hội đăng tải 13 video Clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ
báng chính quyền nhân dân".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét