Liên
minh châu Âu nói với Việt Nam rằng họ lo ngại về 'sự xuống cấp của
quyền dân sự và chính trị' trong lúc các vụ bắt giữ, giam cầm 'gia tăng
mạnh mẽ'.
Đây là nội dung trong thông cáo của EU sau Đối thoại Nhân quyền tăng cường lần thứ 7 tại Hà Nội ngày 1/12. Thông cáo này được dịch sang tiếng Việt, đăng trên trang Facebook chính thức của phái đoàn EU ở Việt Nam.
Theo nội dung thông cáo ghi cuộc "Đối thoại đã đánh giá những phát triển gần đây trong lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam và Châu Âu, và trước đó là các cuộc họp với các tổ chức phi chính phủ từ châu Âu và Việt Nam."
"Liên
minh châu Âu đã nhấn mạnh về sự xuống cấp của quyền dân sự và chính trị
và đã thảo luận về quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền liên
kết, tự do tôn giáo và quyền tiếp cận thông tin."
"Liên
minh châu Âu đã bày tỏ những quan ngại sâu sắc về việc áp dụng rộng rãi
các điều khoản an ninh quốc gia trong Luận Hình sự của Việt Nam và ghi
nhận sự gia tăng mạnh mẽ của việc bắt giữ, giam cầm và kết án các công
dân Việt Nam liên quan đến việc bày tỏ ý kiến của họ."
Bản
thông cáo báo chí sau cuộc gặp Đối thoại Nhân quyền lần thứ 7 EU-Việt
Nam, ngắn hơn, ngôn ngữ chung chung và chỉ dùng từ "nhân quyền" đúng một
lần.
Trái với thông cáo báo chí sau hai cuộc họp Đối thoại Nhân quyền năm 2015 và 2016, bản thông cáo về cuộc họp hôm 1/12, có vẻ ngắn gọn hơn.
Trong
khi đó bản thông cáo báo chí năm 2016, viết cụ thể về trường hợp của
ông Nguyễn Hữu Vinh "Anh Ba Sàm" , Nguyễn Ngọc Như Quỳnh "Mẹ Nấm", ông
Trần Huỳnh Duy Thức và luật sư Nguyễn Văn Đài.
Bản
thông cáo năm nay chỉ ghi rằng EU nêu ra một số trường hợp cá nhân,
đồng thời nhắc lại yêu cầu phía Việt Nam thả các công dân đang bị giam
giữ vì đã thể hiện "quyền tự do biểu đạt một cách ôn hòa".
Hôm
30/11, Phái đoàn EU ra thông cáo cuối ngày, phản đối bản án đối với bà
Quỳnh và cho biết phía chính quyền Việt Nam đã không cho phép đại diện
phái đoàn khán dự phiên tòa, và nói sẽ nêu vấn đề này trong cuộc Đối
thoại Nhân quyền.
Tuy nhiên, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang cho rằng thông cáo của EU mang "ngôn ngữ ngoại giao, rất chung chung, mơ hồ".
"Các
đề nghị, đề xuất của phía EU đều không mang tính căn bản. Nội dung như
thế này là đặc biệt yếu nếu xét trong bối cảnh hiện nay, khi mà chính
quyền VN vừa xử nặng, xử oan hai blogger Nguyễn Văn Hóa và Mẹ Nấm," bà
Đoan Trang nói với BBC hôm 2/12.
BBC
đã nhiều lần liên hệ với phía phái đoàn EU, và được cho biết lịch trình
phái đoàn bận rộn chưa thể thu xếp trả lời phỏng vấn.
Trước Đối thoại: diễn biến trong giới xã hội dân sự
Trước
đó đại diện phái đoàn EU đã có buổi gặp gỡ tiếp xúc với một số đại diện
xã hội dân sự Việt Nam, nhưng ba trong bốn người đi dự đã bị phía an
ninh câu lưu.
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A, bà Bùi Thị Minh Hằng và nhà báo tự do Phạm Đoan
Trang cáo buộc họ bị phía công an Việt Nam bắt về đồn câu lưu nhưng sau
đó được thả.
Một
ngày trước cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam, diễn ra phiên tòa án
phúc thẩm xét xử blogger và nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn
biết đến là "Mẹ Nấm".
Tòa cuối cùng giữ nguyên bản án 10 năm tù cho bà Quỳnh.
Trước
đó luật sư Võ An Đôn, một trong những luật sư đứng ra bào chữa cho bà
Quỳnh bị tước thẻ luật sư, gây nhiều tranh cãi trong giới luật sư và
hoạt động dân sự.
HRW kêu gọi phái đoàn gây áp lực
Hôm 28/11, tờ trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi phái đoàn EU phải gây áp lực lên chính quyền Việt Nam.
"Tình
hình nhân quyền Việt Nam xấu đi đáng kể trong năm 2017. Đảng Cộng sản
Việt Nam tiếp tục độc chiếm quyền lực và trừng phạt những người dám
thách thức vị trí của mình. Tất cả các quyền chính trị cơ bản, trong đó
có quyền tự do chính kiến, lập hội, nhóm họp và đi lại đều bị hạn chế.
Các nhóm tôn giáo chỉ được hoạt động dưới sự quản lý của chính quyền."
"Nhà
cầm quyền dùng nhiều cách để cản trở các nhà hoạt động chính trị và
nhân quyền, kể cả sách nhiễu tâm lý và cơ thể, theo dõi, quản chế trái
pháp luật, ngăn cấm đi ra nước ngoài một cách tùy tiện, gây sức ép với
nơi làm việc, chủ nhà hay người thân của các nhà hoạt động. Công an
thường buộc các nhà vận động nhân quyền phải chịu những cuộc thẩm vấn
kéo dài, đầy tính dọa dẫm."
"Nhà
cầm quyền tùy tiện giam giữ biệt lập những người lên tiếng phê bình
trong thời gian dài mà không cho tiếp xúc với luật sư hay gia đình thăm
gặp. Nhiều người đã bị kết các bản án nhiều năm tù theo các tội danh an
ninh quốc gia mơ hồ hoặc các điều luật hà khắc khác. Công an thường
xuyên tra tấn các nghi can để ép nhận tội và đôi lúc sử dụng vũ lực quá
mức để đối phó với các cuộc biểu tình đông người."
Phái đoàn EU do bà Mercedes Garcia Perez, Trưởng Vụ trưởng Vụ Nhân quyền của Cơ quan Ngoại giao Liên minh châu Âu dẫn đầu.
Phái
đoàn Việt Nam do ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế Bộ
Ngoại giao Việt Nam dẫn đầu, ngoài ra còn có các đại diện từ các cơ
quan, bộ, ngành khác nhau.
Trước
đó, truyền thông Việt Nam nhiều lần trích dẫn quan điểm của Đảng và nhà
nước, chính quyền cũng như Bộ Ngoại giao cho rằng nhân quyền Việt Nam
đã được nhà nước Việt Nam bảo đảm từ trong Hiến pháp cho tới trên thực
tế, rằng Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu trong nâng cao mức sống
của người dân và các chỉ số về chất lượng sống, trong đó có địa hạt
quyền con người.
Người
phát ngôn của Bộ Ngoại giao gần đây cũng như trong suốt nhiều năm trở
lại nhiều lần công bố các tuyên bố và quan điểm của Bộ ngoại giao và
chính phủ Việt Nam bác bỏ hoàn toàn các báo cáo nhân quyền của Mỹ và
nhiều tổ chức chính phủ, liên chính phủ hoặc phi chính phủ quốc tế khác,
trong đó có các tổ chức giám sát nhân quyền, cho rằng các quan điểm đó
là sai trái, thiên lệch, thậm chí xuyên tạc, có dụng ý xấu và không đúng
với thực tế nhân quyền tại Việt Nam.
Nhiều
phát ngôn của phía chính quyền Việt Nam cũng khẳng định Việt Nam không
hề có cái gọi là tù nhân chính trị hay lương tâm đang bị giam giữ, mà
chỉ có những người vi phạm pháp luật hình sự đã bị tòa án nhân dân xét
xử theo luật pháp của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét