5. Lĩnh vực môi trường
* Hoang ngôn: “Theo
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định liên quan, công tác quản
lý bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân!”
* Tác giả: Ông Trang Quang Thành – giám đốc sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk
* Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày 12/12/2014
* Tựa đề: Để mất rừng, lỗi thuộc về… toàn dân!
* Trích đoạn nội dung:
“…
Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII ngày
12-12 về chuyện để mất rừng… … Đại biểu Trần Tuấn Anh, Chủ tịch LĐLĐ
tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong năm qua, rừng trên toàn tỉnh bị tàn phá
nghiêm trọng, trong đó có nhiều vụ cơ quan chức năng hoàn toàn bị động,
khi báo chí phản ánh mới vào cuộc. “Diện tích rừng giảm nghiêm trọng như
vậy, trách nhiệm này thuộc về ai?” – ông Anh đặt câu hỏi.
Ông
Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT, trả lời: “Theo Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng và các quy định liên quan, công tác quản lý bảo vệ rừng
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân! Theo số liệu thống
kê, tính riêng trong năm 2014, toàn tỉnh Đắk Lắk để mất hơn 125.000 ha
rừng, giảm 9,6% độ che phủ, trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm hơn
73.000 ha, rừng trồng giảm 52.000 ha”. Theo ông Thành, diện tích rừng
giảm không hoàn toàn do mất rừng mà còn do phương pháp thống kê trước
đây và sau này có sự sai lệch lớn. Tuy nhiên, đại biểu Anh cho rằng Sở
NN-PTNT giải trình chưa đúng vì phạm vi rừng bị phá nghiêm trọng hơn…”
* Các bình luận:
–
Dân… vô trách nhiệm quá, hệ thống chính trị vô trách nhiệm quá, ý ông
ta là thế. Nhưng ông ta đã đúng được một ý, khá dũng cảm khi thừa nhận
mình ở trong hệ thống chính trị vô trách nhiệm này, chỉ sai rằng lấy cái
gì để dân có trách nhiệm? Dân trên răng dưới dép, miệng chẳng có gang
thép như quan.
– Cơ quan chức năng hoàn toàn bị động thì… đổ lỗi cho dân.
–
Hết tại ông Trời thì giờ tại thằng dân. Tại dân tất cả, nộp thuế nuôi
kiểm lâm, để kiểm lâm phè phỡn du ngoạn rừng, cấu kết với lâm tặc, chia
chác từ lâm tặc làm giàu, ăn chơi trác táng,…
– Lâm tặc là các ông chớ đâu, còn đổ lỗi cho dân.
– Các ông bán mất chớ rừng đâu có mất. Rồi loàng còng các tính cách thống kê.
* Hoang ngôn: “Chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân?”
* Tác giả: Ông Phan Đăng Long – phó trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội
* Nguồn: Tin Mới, ngày 18/03/2015
* Trích đoạn nội dung:
“… Phó
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho biết: ‘Chỉ có
chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân? Vậy tôi xin hỏi, đất nước bây
giờ động đến cái gì cũng đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì? Bầu
ra Chủ tịch, chúng ta phải phải giao trách nhiệm cho ông ấy chứ? Nếu có
hỏi thì người này nói một đằng, người kia nói một nẻo thì ông sẽ nghe
ai? Ông Tuấn bảo như thế, nhưng khi sang ông khác lại bảo ừ. Vậy bây giờ
Chủ tịch nghe ai?’…”
* Các bình luận:
– Dân là cái gì mà hỏi dân(?!) Quan là trời con nhé.
– 6.700 cây xanh, những cây có cả trăm năm, là lá phổi của TP, chứ không phải một vài cây đâu.
–
Thật sự thì không ai bầu các ông cả. Nhưng giả sử có bầu thì các ông cứ
bí mật muốn làm gì làm làm à? Dân la toáng lên mới lấp liếm công khai.
–
Bầu cử có phiếu, rồi lấy người được nhiều phiếu, tại sao không làm như
vậy, làm phiếu có hai ý: chặt cây và không, lấy ý dân? mà đi hỏi nghe
ai, người nói một đằng, một nẻo?
* Hoang ngôn: “Theo
tôi, việc bỏ rừng phòng hộ ngay xã An Phú, TP Tuy Hòa để làm các dự án
không ảnh hưởng gì tới chức năng phòng hộ, bởi vì người ta sẽ trồng
lại.”
* Tác giả: Ông Lê Văn Thứng – chủ tịch hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Phú Yên
* Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 25/04/2017
Trích đoạn nội dung:
“… Lãnh
đạo tỉnh Phú Yên biết rõ vai trò quan trọng của rừng, đặc biệt là rừng
phòng hộ, nhưng vẫn quyết định phá rừng để giao cho nhà đầu tư…
…
Bà Võ Thị Thu – người dân địa phương – cho biết rừng phòng hộ nơi này
rất quan trọng trong việc ngăn gió, cát, hạn chế thiệt hại khi có bão.
Tự tay bà và nhiều người dân thôn Giai Sơn đã trồng và chăm sóc khu rừng
này…
…
Theo tôi, việc bỏ rừng phòng hộ ngay xã An Phú, TP Tuy Hòa để làm các
dự án không ảnh hưởng gì tới chức năng phòng hộ, bởi vì người ta sẽ
trồng lại. Chắc chắn cũng sẽ phải trồng lại hết. Vì thực chất ra mình có
một khu nghỉ hay có một tòa nhà thì nó là những điểm nhấn trong cái
rừng đó thôi… “
* Các bình luận:
– Ôi! chủ tịch hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường, có lẽ phá thiên. phá môi trường thì sẽ lên chủ tịch hội(?!)
– Biết chức năng quang trọng mà vẫn phá.
– Có chia chác %, có đầy túi tham thì bán thôi.
– Các bãi cỏ sân golf sẽ… phòng hộ, chống bão lụt(?!).
– Là thánh thần hay sao mà trồng cây vụt lớn trong ngày một ngày hai để thành rừng phòng hộ? Trước mắt chẳng cần lo.
– Trồng lại hết? À, thì ra trồng… trên nóc các tòa nhà, sân golf có “bé tí” mất bao nhiêu.
– Dân còn biết tự trồng, biết lo chống bão, cho môi trường, quan chức thì chỉ biết xà xẻo.
– Những điểm nhấn… dân chúng xuống vũng bùn.
Hình ảnh mới phá sơ sơ, gần thành “điểm nhấn” sa mạc:
* Hoang ngôn: “Cá chết hàng loạt ở Vũng Tàu là do mưa lớn”
* Tác giả: Ông Trần Văn Cường – phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
* Nguồn: Báo mạng VnExpress, ngày 17/10/2016
* Trích đoạn nội dung:
“Chiều
17/10, ông Trần Văn Cường, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến 254
tấn cá ở làng bè Long Sơn bị chết là do mưa lớn làm lượng oxy giảm đột
ngột khiến cá ngừng ăn, lờ đờ rồi chết. Đợt cá chết vừa qua gây thiệt
hại cho 90 hộ nuôi cá khoảng 30 tỷ đồng. Theo ông Cường, kết quả phân
tích mẫu nước, mẫu cá và kết quả đo đạc trên sông cho thấy các cơn mưa
khiến lượng nước đổ về sông Chà Và nhiều dẫn đến độ mặn trong nước bị
giảm, lượng oxy hòa tan cũng giảm đột ngột.
Ngoài
thiên tai, ông Cường cho biết mật độ các lồng quá dày, số lượng con
trong lồng cũng nhiều, không tuân thủ quy định kỹ thuật nuôi cũng khiến
cá chết.
Ông
Cường cho rằng, việc xả thải của các công ty tại cống số 6 cũng khiến
lượng oxy giảm nhưng đây không phải là nguyên nhân chính khiến cá
chết. “Sự việc cá chết năm 2015 đã có các cơ quan chuyên môn đánh giá,
thời điểm đó là do 14 doanh nghiệp xả thải. Còn vụ việc lần này là khác
nên không thể đánh đồng việc công bố kết quả này sẽ tác động xấu tới vụ
kiện”, ông nói. Trước việc cơ quan chức năng công bố nguyên nhân cho
rằng do mưa lớn, nhiều người nuôi cá ở làng bè Long Sơn phản ứng. Họ cho
rằng chỉ có việc xả thải mới có thể gây cá chết hàng loạt. “Bè của tôi
có hệ thống sục oxy lớn, có nhân viên kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng
nước, thức ăn và kỹ thuật nuôi mà cá vẫn chết hàng chục tấn thì sao bảo
là do mưa được”, ông Biên, một hộ dân với 200 lồng cá nói…”
Hình ảnh cá chết hàng loạt:
* Hoang ngôn: “Tôi khẳng định cá hồ Linh Đàm chết do thay đổi thời tiết, sáng nắng to, chiều lại mưa”.
* Tác giả: Ông Lê Văn Dục – giám đốc sở Xây dựng Hà Nội
* Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày 01/11/2016
Trích đoạn nội dung: “… Theo ông Lê Văn Dục, vào ngày 27-10, xảy ra hiện tượng cá chết rải rác trên mặt hồ Linh Đàm…
Ông Dục cho biết thêm: “Số cá chết không nhiều, khối lượng thu gom được khoảng 200 kg (5 bao tải)…
Đề
cập nguyên nhân cá chết, ông Dục nói: “Tôi khẳng định cá hồ Linh Đàm
chết do thay đổi thời tiết, sáng nắng to chiều lại mưa. Một ngày thay
đổi thời tiết, 200 kg cá chết trên hồ có diện tích hơn 70 ha là điều
bình thường. Ô nhiễm hồ này không đến mức như các hồ khác” – ông Lê Văn
Dục nói…”
* Hình ảnh:
* Các bình luận:
– Cá chỉ bơi được ở nước cạn. Nước nhiều cá chết… đuối, chết… ngộp, chết… sặc, chết do uống no nước…
– Cá bè, cá hồ yếu quá, không thoát chết được như cá bên ngoài(!)
– Xưa nay chỉ nghe mưa lớn cá đẻ trứng, sanh sôi nảy nở, nay mới nghe chết vì thiếu oxy.
–
Trong nước mưa không có oxy hòa tan? À chắc các quan hút hết oxy bồi bổ
não của mình rồi. Nhưng dư oxy quá cũng phát biểu rào rào như “mưa
thiếu oxy”.
– Khắp nơi không nơi đâu chết, chỉ Bà Rịa Vũng Tàu và hồ Linh Đàm. Hai nơi này môi trường “vẫn tốt”(!)
– Một khái niệm mới: cá chết lềnh bềnh là cá chết… không nhiều.
* Hoang ngôn: “Khai thác bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước“.
* Tác giả: Ông Nguyễn Tấn Dũng – thủ tướng chính phủ
* Nguồn: BBC VIETNAMESE.com, ngày 06/02/ 2009
* Tựa đề: ‘Khai thác bauxite là chủ trương lớn‘
* Trích đoạn nội dung:
“Website
Chính phủ Việt Nam cho biết ông Dũng đã khẳng định như vậy
tại cuộc họp báo đầu năm diễn ra hôm thứ Tư 4/2/2009 tại Hà
Nội…
…
Ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy
hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite
giai đoạn 2007-2015…
…
Ngày 5/1/2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới Thủ
tướng Dũng đề nghị dừng triển khai dự án khai thác bauxite
này.
Ông
Giáp, người từng theo dõi chỉ đạo việc khảo sát khai thác
bauxite Tây Nguyên hồi những năm 1980, nêu quan ngại về “nguy cơ
nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội” của dự án.
Đây
cũng là nỗi lo của nhiều người trong giới khoa học gia. Đầu
tháng 11/2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã
gửi kiến nghị để nghiên cứu, xem xét việc khai thác bauxite Tây
Nguyên một cách toàn diện.
Nhiều người cho rằng dự án này không có hiệu quả lớn về kinh tế đối với khu vực Tây Nguyên.
Ngoài
quan ngại về sinh thái, Tướng Giáp còn nêu lên một thực tại:
“Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có
mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự
án).”
Dự
án bauxite Tây Nguyên dự tính có sự tham gia của các công ty
Trung Quốc, quốc gia đông dân vốn đang “khát” khoáng sản và nhiên
liệu.”
* Hoang ngôn: “Bauxite vẫn hiệu quả!”
* Tác giả: Ông Hoàng Trung Hải – phó thủ tướng chính phủ
* Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày 23/05/2013
* Tựa đề: Bauxite vẫn hiệu quả!
* Trích đoạn nội dung:
“… * Cho đến lúc này, quan điểm của Chính phủ về dự án bauxite thế nào, thưa ông?
–
Dự án bauxite Tây Nguyên đến lúc này vẫn thực hiện đúng theo nghị quyết
của Bộ Chính trị. Đúng là dự án bị ảnh hưởng rất lớn từ khủng hoảng
kinh tế thế giới do giá sản phẩm hạ nhưng về dài hạn thì vẫn có hiệu
quả, chỉ là số năm lỗ kế hoạch dài hơn, ảnh hưởng đến chủ đầu tư là Tập
đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và thời gian
hoàn vốn kéo dài thêm…
… * Nhưng dư luận hoài nghi báo cáo của Vinacomin?
–
Vinacomin là chủ đầu tư, chịu trách nhiệm dự án nên họ phải lo lắng
nhất, trung thực nhất với túi tiền của mình và còn có Bộ Công Thương
giám sát, kiểm tra, rà soát nhiều lần mới đi đến đánh giá dự án có hiệu
quả để tiếp tục thực hiện…”
* Hoang ngôn: “Từ
kết quả thực hiện hai tổ hợp này đã cho thấy chủ trương của Trung ương
Đảng, Bộ Chính trị và Chính phủ về khai thác bauxite để sản xuất alumina
và sản xuất nhôm để phát triển Tây Nguyên là phù hợp và đúng đắn”.
* Tác giả: Ông Nguyễn Tấn Dũng – thủ tướng chính phủ
* Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, ngày 11/02.2015
Nội dung trích đoạn:
“… Thủ
tướng khẳng định, từ kết quả thực hiện hai tổ hợp này đã cho thấy chủ
trương của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Chính phủ về khai thác
bauxite để sản xuất alumina và sản xuất nhôm để phát triển Tây Nguyên là
phù hợp và đúng đắn. Tổ hợp Bauxite – Nhôm Lâm Đồng đã mang lại hiệu
quả kinh tế, xã hội và bảo đảm môi trường theo đúng quy định...”
* Các bình luận:
–
Tiền nào của chủ đầu tư? của dân nai lưng ra làm, đổ mồ hôi sôi nước
mắt và có cả máu chảy nữa để có tiền đóng thuế đó các ông à.
– Có mặt Trung Quốc chẳng khác nào ‘giao trứng cho ác’.
– “Chủ trương lớn”, “đúng đắn”, “vẫn hiệu quả”,… nên bỏ qua các cảnh báo từ ông Võ Nguyên Giáp và các chuyên:
“…
Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy
trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một
lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê
gớm. GS Đào Công Tiến – nguyên hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM – cảnh
báo: “Nguồn nước của Tây nguyên những năm gần đây sụt giảm nghiêm
trọng, nếu trưng dụng nguồn nước cho khai thác bôxit, chắc chắn Tây
nguyên sẽ chết vì thiếu nước”.
Chưa
kể theo quy trình hiện nay, muốn sản xuất 1 tấn nhôm cần phải có 2 tấn
alumin, tức phải khai thác ít nhất 4 tấn quặng bôxit. Và quá trình này
thải ra đến 3 tấn bùn đỏ là một chất thải cực kỳ nguy hại, thậm chí chứa
phóng xạ mà ngay cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật cũng không có cách
nào xử lý ngoài việc chôn lấp. TS Nguyễn Thành Sơn trưng ra những hình
ảnh các bãi chứa bùn đỏ ở các nước tiên tiến như Pháp, Úc và cho rằng ý
tưởng trồng cây trên những bãi bùn đỏ mà TKV đưa ra là ảo tưởng.
Hiện
nay không có cách nào khác là chôn lấp bùn đỏ ngay tại Tây nguyên và
với vị trí thượng nguồn của các con sông lớn, những bãi bùn đỏ sẽ trở
thành những núi “bom bẩn” nếu xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ.
“Khi đó không chỉ các tỉnh Tây nguyên mà người dân các tỉnh Nam Trung
bộ, Đông Nam bộ sẽ lãnh đủ hậu quả” – ông Sơn khẳng định….” (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 23/10/2008)
Để rồi phải gánh chịu hậu quả:
“… Nguy cơ môi trường do khai thác, chế biến bauxite
Chưa
bàn việc tác động rất xấu đến các hệ sinh thái tự nhiên, dân cư bản địa
và hiệu quả thực sự về kinh tế, ô nhiễm môi trường do khai thác bauxit ở
Tây Nguyên là vấn đề rất khó kiểm soát và có thể gây tác động nghiêm
trọng đến nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai. Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe
(Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam): muốn sản xuất 1 tấn
alumina, phải khai thác ít nhất 2 tấn quặng bauxite và thải ra đến 1,5
tấn bùn đỏ.
Theo
báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Bauxit Nhân Cơ, nước thải và
bùn thải có khối lượng tới 11 triệu m3/năm. Bùn đỏ (Red Mud) là chất
thải không thể tránh được của khâu chế biến bauxite thành alumina, gồm
các thành phần không thể hòa tan, trơ, khá bền vững trong điện phong hóa
như Hematit, Natrisilicoaluminate, Canxititanat, Monohydrate nhôm,
Trihydrate nhôm và đặc biệt là chứa xút – một hóa chất độc hại dùng để
chế biến alumina từ bauxit v.v..
Ở
Tây Nguyên, nếu chế biến bauxit thành alumina, bắt buộc phải xây dựng
các hồ chứa bùn đỏ tại chỗ. Chỉ riêng dự án Nhân Cơ, theo báo cáo ĐTM,
dung tích hồ thải bùn đỏ sau 15 năm lên tới 8,7 triệu m3. Tương tự, dự
án Tân Rai có lượng bùn đỏ thải ra môi trường khoảng 0,8 triệu m3/năm,
tổng lượng bùn đỏ phải tích trên cao nguyên cả đời dự án Tân Rai 80-90
triệu m3. Nhưng tổng dung tích của hồ chứa của dự án chỉ có 20,25 triệu
m3, số còn lại sẽ được chứa trong các hồ mới sau này sẽ xây dựng thêm ở
đâu đó…
…
Có thể hy vọng rằng trong điều kiện bình thường hồ sẽ được bảo vệ và tu
bổ tốt, đảm bảo an toàn trong suốt giai đoạn sản xuất. Tuy nhiên nguy
cơ hồ chứa bùn đỏ bị xói lở, tràn bùn đỏ vào sông suối chung quanh và đổ
về sông Đồng Nai – nguồn nước cấp cho sinh hoạt chủ yếu của trên 12
triệu dân là rất lớn, nhất là trong điều kiện mưa lũ bất thường do biến
đổi khí hậu. Ngoài ra sau khi kết thúc dự án các hồ bùn đỏ được chôn
vĩnh viễn trên cao nguyên sẽ tiếp tục phát sinh các vấn đề môi trường.” (Nguồn: BáoMới.com, ngày 27/05/2016)
“Theo
ông Thành, sáng 13/2, công nhân Nhà máy Alumin đã phát hiện đường ống
dẫn nước dư của hồ bùn đỏ bị bục và rò rỉ tại một điểm khiến nước chảy
tràn ra ngoài.
Đây
là lượng nước dư của hồ chứa bùn đỏ và có một hàm lượng xút loãng, gần
giống như nước xà phòng với độ pH vượt ngưỡng cho phép nếu chảy ra môi
trường.
Trước
đó, ngày 8/10/2014, đê quai hồ thải quặng đuôi số 5 nhà máy tuyển quặng
bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) đã bị vỡ, một khối lượng lớn bùn đất màu đỏ
bị tràn ra ngoài từ độ dốc khá cao.
Tập
đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) khẳng định chất thải
này không phải bùn đỏ, không nguy hại cho môi trường. Nhưng sự việc một
lần nữa cho thấy TKV không thể chủ quan, mà phải đảm bảo an toàn tuyệt
đối tại các dự án khai thác bauxite vốn nhạy cảm về môi trường.
Sự
việc đã gây không ít lo ngại cho người dân địa phương, bởi trước đó tại
khu vực Tổ hợp dự án bauxite Tân Rai đã có sự cố làm một lượng lớn hóa
chất (xút rắn) tràn theo nước mưa ra ngoài trong mùa mưa năm 2011.
Hơn
4.000m2 ao cá, vườn chè của người dân địa phương đã bị vùi lấp, đến nay
vẫn còn bỏ hoang vì chưa khắc phục hết ô nhiễm. Quan sát vị trí bị vỡ
của hồ thải quặng đuôi số 5 cho thấy, nếu không được khắc phục kịp thời
hoặc trong điều kiện lưu lượng mưa lớn hơn, có thể thân đập sẽ bị cuốn
trôi hoàn toàn”. (Nguồn: Báo Đất Việt Online, ngày 14/02/2016)
“Nguồn
nước quanh hồ bùn đỏ bôxit Tân Rai, Bảo Lâm, Lâm Đồng bị ô nhiễm. Đó là
kết luận trong báo cáo quan trắc môi trường của Công ty Nhôm Lâm Đồng
(đơn vị điều hành tổ hợp bôxit – nhôm).
Các
thông số quan trắc cho thấy nồng độ Fe (sắt) và Mn (mangan) vượt ngưỡng
cho phép từ 1,4-2,8 lần. ‘Nước ngầm trong khu vực hồ bùn đỏ được đánh
giá bị ô nhiễm Fe và Mn’ – báo cáo kết luận...” (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 12/03/2016)
Bên cạnh việc hủy hoại môi trường, thì hiệu quả ra sao, hãy xem tiếp:
“Về
tổ hợp Bauxite – Nhôm Lâm Đồng, theo Quyết định 1396 của Chủ tịch Hội
đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) năm
2006, tổng mức đầu tư dự án là 7.787 tỷ đồng, tương ứng 493,5 triệu USD,
công suất 600.000 tấn/năm. Thời gian thực hiện dự án từ 2006 -2009.
Trong
quá trình thực hiện, dự án liên tục điều chỉnh vốn. Năm 2013, TKV tiếp
tục điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 15.414 tỷ đồng, tương ứng 805,1 triệu
USD, công suất 650.000 tấn/năm.
Thời
gian thực hiện dự án từ 2006 -2013, chậm 4 năm so với phê duyệt lần
đầu. Tổng mức đầu tư cũng tăng gấp 2 lần so với dự kiến ban đầu. Theo
kết luận thanh tra, nguyên nhân là do điều chỉnh công suất từ 600.000
tấn Alumin/năm tăng lên 650.000 tấn alumin/năm, do thay đổi công nghệ
sản xuất alumin.
Ngoài
ra, trong quá trình thi công, nhà nước thay đổi chính sách thuế, tiền
lương, giải phóng mặt bằng, do trượt giá và năng lực quản lý điều hành
của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu còn nhiều hạn chế.
“Dự
án này sau 3 năm đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tức từ 10/2013
đến 30/9/2016 đã lỗ tổng cộng 3.696 tỷ đồng, trong đó lỗ do hoạt động
sản xuất kinh doanh khoảng 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng
1.176 tỷ đồng”, báo cáo nêu.
Về
Dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, theo quyết định số 28 của Hội
đồng Quản trị Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ phê duyệt năm 2007, tổng
mức đầu tư là 3.285 tỷ đồng tương ứng 205,3 triệu USD, công suất 300.000
tấn/năm, thời gian thực hiện từ 2007 – 2010.
Tương
tự, dự án cũng liên tục điều chỉnh tăng vốn. Quyết định 193 năm 2014 đã
nâng vốn đầu tư cho dự án lên 16.821 tỷ đồng, tương ứng 814,9 triệu
USD, công suất 650.000 tấn/năm, thời gian thực hiện từ 2007 -2014.
“Đến thời điểm thanh tra tức ngày 20/11/2016, dự án đã cơ bản hoàn thành
và chạy thử có tải, ra sản phẩm hydrat vào ngày 10/11/2016 và dự kiến
ra sản phẩm alumin trong nửa đầu tháng 12/2016, đi vào vận hành thương
mại trong quý 1/2017. Tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng 13.536 tỷ đồng so
với quyết định ban đầu, chậm 6 năm so với phê duyệt ban đầu”, báo cáo
nêu. (Nguồn: Báo Mới.com, ngày 13/03/2017)
Về Thảm họa môi trường có thảm họa do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosagây ra từ ngày 04/06/2016, là thảm họa về biển có thể nói kinh khủng nhất từ trước cho tới nay (gọi tắt là thảm họa Formosa).
Tin tức từ các báo:
* Báo Thanh Niên Online, ngày 13/04/206
* Trích đoạn nội dung: “Theo
Trung tâm quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc, ngay sau khi
nhận được thông tin về việc cá nuôi lồng và cá tự nhiên chết hàng loạt
tại vùng biển Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), trung tâm này đã phối
hợp với các cơ quan chức năng địa phương tổ chức kiểm tra, lấy mẫu nước
và mẫu cá chết để phân tích xác định nguyên nhân.
Kết
quả phân tích cho thấy, hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng
Áng là do “yếu tố gây độc trong môi trường nước” gây nên.
Từ
kết luận trên, cơ quan chức năng nhận định, nguồn nước thải chưa được
xử lý xả trực tiếp ra sông, biển, hòa lẫn vào nước biển gây ô nhiễm
nguồn nước tại vùng biển Vũng Áng, làm cá bị ngộ độc.
Theo
Trung tâm quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc, ngay sau khi
nhận được thông tin về việc cá nuôi lồng và cá tự nhiên chết hàng loạt
tại vùng biển Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), trung tâm này đã phối
hợp với các cơ quan chức năng địa phương tổ chức kiểm tra, lấy mẫu nước
và mẫu cá chết để phân tích xác định nguyên nhân. Kết quả phân tích
cho thấy, hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng là do “yếu
tố gây độc trong môi trường nước” gây nên.
Từ
kết luận trên, cơ quan chức năng nhận định, nguồn nước thải chưa được
xử lý xả trực tiếp ra sông, biển, hòa lẫn vào nước biển gây ô nhiễm
nguồn nước tại vùng biển Vũng Áng, làm cá bị ngộ độc…
…
Như Thanh Niên đã đưa tin, từ ngày 6.4 đến ngày 10.4, trên địa bàn 3 xã
Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh (đều thuộc thị xã Kỳ Anh) có tổng cộng 14 hộ
nuôi cá bè, với 18 lồng nuôi các loại cá như cá hồng, cá bớp, cá giò, cá
mú, cá chẽm, cá hồng mỹ… trên vùng biển Vũng Áng, bị chết hàng loạt,
thiệt hại ước tính trên 1 tỉ đồng. Ngoài ra, các loài cá tự nhiên cũng
bị chết nhiều tại vùng biển Vũng Áng, chủ yếu ở khu vực quanh đảo Sơn
Dương, cảng Vũng Áng và vùng cửa sông Vịnh.
* Báo điện tử VnExpress, ngày 30/06/2016
* Trích đoạn nội dung:
“… Hiện
tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6/4 gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn
Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở
tầng đáy. Riêng Thừa Thiên – Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4
tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không
đủ bù chi phí đánh bắt…
…
Khẳng định hiện tượng cá chết hàng loạt là thảm họa môi trường nghiêm
trọng và quy mô lớn lần đầu xảy ra ở Việt Nam, Chính phủ đã chỉ đạo
nhiều bộ ngành cùng khoảng 100 nhà khoa học trong nước và quốc tế vào
cuộc.
Trực
tiếp thị sát tại Formosa sau khi có hiện tượng cá chết hàng loạt, Bộ
trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận cơ quan chức năng
đã lúng túng, xử lý chậm và không có kinh nghiệm ứng phó với sự cố có
tính chất thảm họa. Bộ trưởng cũng thẳng thắn “nhận khuyết điểm” trước
sự việc này…
…
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, Bộ trưởng Thông tin và
Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, đã có nguyên nhân cá chết hàng
loạt, nhưng chưa thể công bố. Theo ông, việc này không chỉ cần bằng
chứng khoa học mà còn phải điều tra đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật.
“Bất kỳ sơ suất nào trong xác định nguyên nhân cũng có thể dẫn đến sai
lầm trong khắc phục hậu quả”, ông Tuấn nói…”
* Báo Thanh Niên Online, ngày 20/04/2016
* Trích đoạn nội dung:
“Những
ngày qua, thông tin cá chết và yếu bất thường dạt vào dày đặc tại bờ
biển Quảng Bình, nhất là khi có tin cá chết do nguồn nước nhiễm độc
khiến người dân hết sức lo lắng…
…
Trước đó, khi cá lờ đờ dạt vào bờ, nhiều ngư dân đã bắt được mang đi
bán, thậm chí trong đó có cả số cá đã chết được bán với giá rẻ. Nhiều
người không biết nên đã mua về ăn và xuất hiện một số trường hợp ngộ độc
nhẹ sau khi ăn cá. Tuy nhiên, nguyên nhân ngộ độc chính xác vẫn chưa
được làm rõ.
Chị
Nguyễn Thị Quy (quê ở TT. Hoàn Lão, H.Bố Trạch) kể lại: “Tối qua
(17.4), cả nhà mình chỉ ăn chút canh cá biển nấu với cà chua bi mà bị
ngộ độc. Đau bụng quằn quại và bị “tào tháo rượt” cả đêm không ngủ được.
Mình và con chỉ ăn nước còn chồng ăn hai con cá kình nên ông ấy bị nặng
hơn. Đến giờ cả nhà chưa “lại hồn”. Tìm hiểu thì mới biết khoảng nữa
tháng nay vùng biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã bị nhiễm
độc và cá chết hàng loạt, người dân ven biển đua nhau đi hốt cá, dùng
lưới thả gần bờ thì cá dạt vào mắc lưới rất nhiều nên hô bán rất rẻ. Mấy
ngày nay ra chợ nghe tin nhiều người mua về ăn và bị ngộ độc nhưng mình
chưa tin nên vẫn mua về nấu canh… “
* Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 25/04/2016
* Trích đoạn nội dung:
“Ngày
25-4, bà Nguyễn Thị Ngân, giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng
Bình xác nhận bệnh viện này vừa tiếp nhận một bệnh nhân tên Lê Văn Ngẩy
(46 tuổi) quê tại Khánh Hòa và khi đến bệnh viện này thì bệnh nhân Ngẩy
đã tử vong.
Lặn tại cảng Sơn Dương, Formosa
Sáng
cùng ngày, phía công an đã thực hiện xong việc khám nghiệm pháp y và
sau đó đã bàn giao thi thể anh Ngẩy cho gia đình đưa về quê mai táng.
Theo đó, bệnh nhân Ngẩy được đưa vào bệnh viện này vào khoảng 18g45 ngày 24-4. Khi vào bệnh viện, bệnh nhân đã tắt thở.
Cùng
vào với bệnh nhân có một số người làm cùng với anh Ngẩy tại công ty Cổ
phần xây dựng và Cung ứng lao động quốc tế (Nibelc) đóng tại huyện Quảng
Trạch, Quảng Bình.
Những
công nhân này cho biết anh Ngẩy là thợ lặn. Hai ngày trước đó anh Ngẩy
có tham gia lặn tại cảng Sơn Dương, Formosa (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để xây
dựng đê chắn sóng cho công trình này. Khi về, anh Ngẩy thấy tức ngực,
khó thở nên được đưa vào bệnh viện, sau đó thì tử vong.
Hiện cơ quan công an tỉnh Quảng Bình vẫn chưa có kết quả khám nghiệm pháp y để kết luận về nguyên nhân tử vong của anh Ngẩy.
Cơ quan công an tỉnh Quảng Bình hiện vẫn đang điều tra sự việc.
Mệt mỏi khác thường
Trước
thông tin một thợ lặn chết sau khi lặn tại cảng Sơn Dương – Formosa,
chiều 25-4, Tuổi Trẻ đã liên lạc với ông Nguyễn Thiếu (36 tuổi, quê
Khánh Hòa), đang là thợ lặn biển phục vụ việc xây dựng đê chắn sóng cho
cảng nước sâu Sơn Dương (thuộc dự án Formosa, Hà Tĩnh).
Trao
đổi qua điện thoại, ông Thiếu cho biết mình hiện đang làm thợ lặn thực
hiện việc san lấp mặt bằng dưới đáy biển, hỗ trợ việc đổ bê tông. Kể từ
ngày phát hiện cá biển chết hàng loạt, ông cùng nhiều người trong tổ lặn
đều cảm thấy có dấu hiệu khác thường về sức khỏe sau mỗi ca làm việc.
“Mỗi
lần lặn xong, lên bờ là cảm thấy mệt mỏi khác thường lắm. Da thì vàng
hẳn lên và thấy choáng váng, tức ngực. Cứ như có thứ gì đó chạy rùng
rùng trong người vậy” – ông Thiếu kể.
Cũng theo ông, đây là lần đầu tiên ông có cảm giác “lạ” như vậy sau 3 năm lặn ở vùng biển cảng Sơn Dương này.
Ông
Thiếu nói ban đầu ông nghĩ chỉ mỗi mình có cảm giác như vậy. Nhưng khi
trao đổi với anh em đồng nghiệp mới biết là ai cũng bị tương tự...”
* Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 30/06/2016:
* Trích đoạn nội dung:
“Phát
biểu tại họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 30-6, bộ trưởng, chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin trong tháng 4-2016,
tại ven biển 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên – Huế xảy ra sự cố cá chết nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về môi
trường, kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự…
…
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết đã tổ chức trên 100 nhà khoa học, có
sự phản biện của chuyên gia quốc tế, xác định nguồn thải lớn nhất tại
khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa độc tố như phenol, xyanua, kết hợp với
hidroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) theo dòng hải lưu
đến Thừa Thiên – Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt. Bộ Tài
nguyên môi trường đã rà soát nguồn thải, thành lập đoàn kiểm tra.
Với
chứng cứ khách quan, khoa học, Bộ Tài nguyên môi trường phối hợp các bộ
ngành nhiều lần làm việc với Formosa Đài Loan cũng như Formosa Hà Tĩnh.
Ngày 28-6, Formosa Hà Tĩnh nhận trách nhiệm làm hải sản chết hàng loạt
tại 4 tỉnh…”
Như
vậy là gần 3 tháng sau ngày xảy ra sự vụ, nguyên nhân mới được công bố.
Và trong khoảng thời gian này đã có hàng loạt hoang ngôn mà ghi lại thì
không xuể, xin dẫn ra một số sau:
* Hoang ngôn: “Một
là do tác động độc tố hoá học của con người và trên biển. Thứ hai là do
tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.”; “Hiện chưa thấy mối liên hệ với hoạt động của Formosa và các công ty trong khu vực với tình trạng cá chết hàng loạt này”.
* Tác giả: Ông Võ Tuấn Nhân – thứ trưởng, người phát ngôn của bộ Tài Nguyên Môi Trường trong họp báo về nguyên nhân cá chết.
* Nguồn: Báo Tuồi Trẻ Online, ngày 27/04/2016
* Trích đoạn nội dung: “… 19g30: Cuộc họp báo vẫn chưa thể bắt đầu…
…
Cuộc họp báo này được tổ chức sau hơn 20 ngày kể từ khi hiện tượng cá
chết xuất hiện đầu tiên tại vùng nuôi lồng xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, tỉnh Hà
Tĩnh ngày 6-4, sau đó lan rộng cá tự nhiên chết ra các vùng ven biển từ
Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.
19g50: Sau
gần một tiếng chờ đợi, Bộ Tài nguyên môi trường vừa thông báo họp báo
chuẩn bị bắt đầu… … Theo ông Nhân, cơ quan chuyên môn đã thống nhất nhận
định có hai nhóm nguyên nhân chính. Một là do tác động độc tố hoá học
của con người và trên biển. Thứ hai là do tác động của hiện tượng tảo nở
hoa hay thủy triều đỏ.
“Hiện
chưa thấy mối liên hệ với hoạt động của Formosa và các công ty trong
khu vực với tình trạng cá chết hàng loạt này” – ông Nhân cho biết. … Các
cơ quan chuyên môn sẽ tiếp tục nghiên cứu theo 2 hướng kể trên. Nếu cần
thiết sẽ mời chuyên gia quốc tế kiểm chứng.
20g: Cuộc
họp báo kỳ quặc này đã kết thúc ngay sau phát biểu của ông Nhân khiến
đại diện các cơ quan báo chí tham dự cuộc họp báo phẫn nộ, phản ứng.
Không cơ quan báo chí nào được đặt câu hỏi với Bộ Tài nguyên và môi
trường”.
* Các bình luận:
–
Bà con nói có, đó là thải độc. Chính quyền nói không liên quan là đúng
rồi. Chính quyền luôn đi ngược hướng với lợi ích của dân, song hành với
lợi ích nhóm, lợi ích của mình thôi mà.
–
Tuyệt chiêu… thủy triều đỏ để đổ thừa. Thủy triều đỏ thì có chớ sao
không, nhưng lần đầu tiên trong cuộc đời từ già cho tới trẻ mới nghe nói
nó giết hàng mấy chục tấn cá.
–
Cuộc họp kỳ quặc? có gì mà kỳ quặc, không kỳ quặc đâu phải là quan nhà
ta. Không kỳ quặc đâu ngâm dấm tìm nguyên nhân, không kỳ quặc đâu có lấy
tảo ra kết tội.
* Hoang ngôn: “Những
loài hải sản như mực, tôm, cua cá vễn đang sống thì người dân có thể ăn
được. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển
này”.
* Tác giả: Ông Đặng Ngọc Sơn – phó chủ tích tỉnh Hà Tĩnh
* Nguồn: Vitalk.vn, ngày 25/04/2016
* Trích đoạn nội dung:
“Chiều
23.4, trả về việc có nên ăn cá biển, tắm biển khi xảy ra hiện tượng cá
chết hàng tại các tỉnh miền Trung thời gian qua hay không, ông Đặng Ngọc
Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện tại các lồng bè đang
nuôi trồng thủy sản ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) nhiều loại thủy, hải sản vẫn
sinh trưởng bình thường. Những loài hải sản như mực, tôm, cua cá vễn
đang sống thì người dân có thể ăn được. Ngoài ra, người dân cũng có thể
yên tâm tắm biển ở các vùng biển này...”
* Các bình luận:
– Lời khuyên “đắc giá” là giá… treo cổ cho bà con.
– Ông phó chủ tịch làm thay cơ quan kiểm nghiệm, chắc ông kiểm nghiện bằng… mắt dùm dân(!)
– Hãy đem cá tới biếu cho gia đình ông Sơn ăn thoải mái, vì những lời khuyên “quý hóa”, “vì” dân chúng của ông(!)
–
Nào, ông hãy đi tắm biển mỗi ngày nhé, để sức khỏe đồi dào, tận lực lo
cho dân. Ôi! nhưng nào ông có dám đi, ông nói ra rả thế thôi chứ ông
biết tỏng tòng tong, nhảy ùm xuống biển sức khỏe đâu chẳng thấy mà thấy…
sẽ khuất bóng ngay liền.
* Hoang ngôn: “Thông tin rất quan trọng là hải sản tươi sống đều an toàn”.
* Tác giả: Bà Nguyễn Thị Kim Tiến – bộ trưởng bộ Y Tế
* Nguồn: BizLIVE.vn, ngày 02/05/2016
*Trích đoạn nội dung:
“… Theo
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tại Quảng Bình và Hà Tĩnh, Bộ Y
tế đã lấy mẫu nhiều loại hải sản tươi sống do ngư dân đánh bắt về như
tôm, cá, ốc, sò, mực, một số loại rau để phân tích.
Kết quả đo được thì các chỉ số đều an toàn đối với sức khỏe con người.
“Thông
tin rất quan trọng là hải sản tươi sống đều an toàn. Riêng các mẫu hải
sản ở Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế ngày 2/5 sẽ có kết quả”, bà Tiến cho
biết…”
* Các bình luận:
– Bộ trưởng Y tế muốn tế sống dân chúng đây. Người ta nói Y tệ chứ Y tế gì quả chẳng sai.
– Cá ăn nhằm tảo đỏ mà chết thôi. Không có độc mô.
– Ngày nào bà cũng ăn hải sản ngay ở đây cho dân thấy nhé. Bà không dám đâu, bà chạy mất dép liền.
– Bà là bạn chí thân của ông phó chủ tịch Sơn đây.
* Hoang ngôn: “Chúng
tôi đang phối hợp với UB Kiểm tra TƯ trực tiếp kiểm tra lại dấu hiệu.
Ban cán sự đảng Bộ TN&MT đã kiểm điểm, báo cáo, đang chờ cấp trên
xem xét, kết luận. Tất cả đang làm theo trình tự bí mật”.
* Tác giả: Ông Trần Hồng Hà – bộ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi Trường
* Nguồn: Trang thông tin điện tử Hà Tĩnh 24H, ngày 03-11-2016
* Trích đoạn nội dung:
“Trả
lời báo chí bên lề QH sáng nay, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho
biết việc xử lý kiểm điểm kỷ luật tổ chức, cá nhân liên quan vụ Formosa
đang làm theo trình tự bí mật…
… Riêng phần của Bộ TN&MT thì cơ quan chức năng chỉ đạo kiểm điểm xử lý như thế nào?
Chúng
tôi đang phối hợp với UB Kiểm tra TƯ trực tiếp kiểm tra lại dấu hiệu.
Ban cán sự đảng Bộ TN&MT đã kiểm điểm, báo cáo, đang chờ cấp trên
xem xét, kết luận.
Tất
cả đang làm theo trình tự bí mật. Khi phải đánh giá về một tổ chức, con
người phải làm đúng quy định liên quan. Như Thủ tướng nói, tất cả sẽ
làm, làm tới đâu công bố tới đó…
… Trong số các cá nhân liên quan, có một số lãnh đạo đã về hưu?
Đối
với những người đã nghỉ hưu có cấp ủy ở đó xử lý, có UB Kiểm tra TƯ
theo thẩm quyền sẽ xử lý. Mọi việc đều làm theo quy định về công tác
kiểm tra của Đảng, về quy định xử lý kỷ luật cán bộ. Những ngành có tiềm
năng ô nhiễm cao được kiểm soát riêng.”
* Các bình luận:
–
Việc gì sai trái thì không là bí mật. Các ông dấu nhẹm như mèo dấu… ấy
mà. Việc kỷ niệm, khai trương, khởi công,… thì ăn mừng tưng bừng như
pháo bông nổ rợp trời.
– Quy trình bí mật để chôn vùi những bí mật độc tố.
– Thăm dò sự kiên nhẫn của dân chứ sao nữa.
–
Trách nhiệm là của các ông… đã về hưu thôi, về hưu coi như xong, xử gì
nữa. Các quan tại nhiệm rất “sáng suốt”, rất “tài giỏi”, rất “minh bạch,
trong sáng”, vô can.
* Hoang ngôn: “Biển nhiễm chất độc hại từ cái mồm của các bạn”.
* Tác giả: Ông Phan Duy Vĩnh – phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh
* Nguồn: nguoiduatin.vn, ngày 17/07/2016
* Trích đoạn nội dung:
“Vừa
qua, từ thông tin của người dân cung cấp, PV Báo Người đưa tin đã xâm
nhập, điều tra và có loạt bài phán ảnh việc Công ty Môi trường – Đô thị
Kỳ Anh lén lút chôn, lấp bùn bánh (một loại chất thải công nghiệp) tại
trang trại bí mật của giám đốc công ty này.
Trong
khi mọi người lên án mạnh mẽ việc làm của Công ty Môi trường – Đô thị
Kỳ Anh và Formosa vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng… thì trong
một status trên facebook đã có facebooker tên Phan Duy Vĩnh để lại bình
luận (báo Người đưa tin trích dẫn nguyên những dòng chữ ấy, cả những từ
“lóng” là lỗi chính tả ngô nghê – PV): “Thông tin vịt bà chị ơi. Haaaa
ai là kẻ nói dối nhể ??? Náo. Thời ai Zaaaa, ống dẫn nước sinh hoạt lại
bảo ống ngầm ra biển xả thải. Haaaaa ai là kẻ nói dối nhể ??? Náo!!”…
…
Trước đó, vào ngày 25/4, trên facebook của mình, ông Phan Duy Vĩnh
viết: “Các bạn không dùng cái não của riêng mình (ai cũng có) để tư duy
mà các bạn lại để cho một số báo chí sử dụng não của các bạn …. Biển
nhiễm chất độc hại từ cái mồm của các bạn …”
* Các bình luận:
–
Gương mặt và phát ngôn ngông cuồng, cười nhếch mép nửa miểng, coi dân,
coi báo chí chẳng ra gì. Ông quan này chắc là ông Trời con.
– Biển không nhiễm độc hại thì từ… cái mõm như cái trôn của ông. Chứ có cái miệng thì đâu ai xảo ngôn như vậy.
– Dân mà dám “náo” với quan có não đầy… c. à?
– Thông tin vịt nhưng đúng 100%. Chính não “náo” của ông mới là kẻ nói dối.
* Hoang ngôn: “Người
dân chúng tôi mong chờ một cơn bão lớn vào Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế. Giá
như có cơn bão vào, mưa to gió lớn thì sẽ đẩy chất thải mất đi và đỡ
hơn”.
* Tác giả: Ông Nguyễn Như Viết – cựu bí thư đảng ủy Cơ quan dân chính Đảng tỉnh Hà Tĩnh
* Nguồn: Báo mạng Soha, ngày 26/08/2016
* Trích đoạn nội dung:
“Sáng
26/8, UBND Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị Báo cáo kết quả đánh giá hiện
trạng Môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế sau sự cố môi
trường Formosa xả thải khiến cá chết hàng loạt…
…
Ông Nguyễn Như Viết – Nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan dân chính Đảng tỉnh
Hà Tĩnh đặt vấn đề: “Người dân chúng tôi mong chờ một cơn bão lớn vào
Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế. Giá như có cơn bão vào, mưa to gió lớn thì sẽ
đẩy chất thải mất đi và đỡ hơn. Nhưng chờ vào thiên nhiên thì không biết
đến bao giờ. Vậy nên, thiết tha các nhà khoa học, kiến nghị với nhà
nước khẩn trường vào cuộc chứ không thể chờ thiên nhiên được”.
* Các bình luận:
– Nghe bão là ai cũng mệt mỏi, rầu lòng rồi. Bây giờ quan còn mong bão lớn nữa chứ(?!)
– Thôi các ông đừng nhân danh dân chúng mà nói bậy nữa. Người dân chúng tôi sợ các ông cũng như sợ bão vậy.
–
Mong có bão lớn vào… cuốn trôi người dân đi mất, không còn dân thì khỏi
ý kiến ý cò, khỏi phiền các ông. Còn các ông đâu có sao, có nhà cao cửa
rộng, biệt điện kiên cố hoặc có tiền của tránh nạn, ăn chơi phè phỡn
nơi khác rồi.
* Hoang ngôn: “Với
bối cảnh như tôi nói ở trên, căn cứ vào quy định pháp luật, về phần
thực hiện các thủ tục đầu tư, cấp phép thì tôi đã làm nghiêm túc, đầy đủ
quy trình một cách chặt chẽ, không có gì sai.”
* Tác giả: Ông Võ Kim Cự – cựu bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh
* Nguồn: báo điện tử VnExpress, ngày 24/07/2016
* Trích đoạn nội dung:
“… –
Theo quy định trước năm 2014, cấp tỉnh chỉ được cấp phép cho thuê đất
trong 50 năm, nhưng Hà Tĩnh đã cho Formosa thuê 70 năm. Ông giải thích
việc này như thế nào?
–
Đây là một dự án lớn. Hồi đó chúng tôi đã làm nghiêm túc, căn cứ vào
các quy định pháp luật liên quan cũng như quyết định của cấp có thẩm
quyền. Cụ thể như quyết định Khu kinh tế Vũng Áng là vùng đặc biệt khó
khăn, được hưởng ưu đãi về chính sách của Chính phủ. Nghị định 108 của
Chính phủ cũng nêu rõ đối tượng, phạm vi, thời gian ưu đãi, loại nào thì
khuyến khích đầu tư tối đa, loại nào thì mức độ.
Các
quy định pháp luật liên quan nêu thời gian cho thuê đất các dự án nói
chung không quá 50 năm, nhưng với dự án có quy mô lớn, thời gian thu hồi
vốn chậm và ở những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được phép
kéo dài thời gian không quá 70 năm…
… – Vậy vì sao Thanh tra Chính phủ xác định Hà Tĩnh cấp phép chưa đúng thẩm quyền?
–
Ở đây là một quá trình, trước hết cấp có thẩm quyền chấp nhận chủ
trương đầu tư, sau đó các bộ ngành cho ý kiến, rồi địa phương làm các
bước theo quy định pháp luật, trong đó có bước hoàn thiện việc cấp giấy
chứng nhận đầu tư. Sau khi Thanh tra Chính phủ nêu vấn đề, cấp có thẩm
quyền đã họp có sự tham gia của các bộ ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã
có ý kiến đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm và ý
kiến này được cấp có thẩm quyền đồng ý…
… –
Formosa không chỉ gây ra sự cố môi trường biển mà còn chôn chất thải
nhiều nơi trên đất liền. Hà Tĩnh tính toán gì với khâu xử lý chất thải
của Formosa?
–
Formosa có một khu đất để xử lý chất thải nằm trong diện tích đất được
cấp, bắt buộc phải xử lý trong đó để chịu trách nhiệm. Bản thân tôi nghe
chuyện này cũng không đồng tình, đó là vi phạm, phải xử nghiêm.
Việc
Formosa đổ thải ra ngoài có nhiều lý do, có thể do người phụ trách xử
lý chất thải của Formosa, nhưng cũng có thể do tổ chức, cá nhân hoạt
động trên địa bàn. Nếu không có người chấp nhận chở chất thải, chứa chất
thải thì làm sao có vi phạm. Do vậy cần làm rõ để xử lý nghiêm các bên
liên quan…
… – Là lãnh đạo Hà Tĩnh trong giai đoạn Formosa đầu tư, đến nay ông thấy trách nhiệm gì của mình như thế nào?
–
Với bối cảnh như tôi nói ở trên, căn cứ vào quy định pháp luật, về phần
thực hiện các thủ tục đầu tư, cấp phép thì tôi đã làm nghiêm túc, đầy
đủ quy trình một cách chặt chẽ, không có gì sai…”
* Các bình luận:
– Cấp cho Formosa thành khu tự trị luôn mới sai.
– Quan các ông có bao giờ sai đâu, chỉ có dân hoặc… ông Trời là sai thôi.
–
À, thì ra có vi phạm xả chất thải bừa bãi là do có… người chịu chở chất
thải, chứa chất thải. Cứ ai chịu chở, chịu chứa thì ta có quyền vi
phạm. Theo vậy thì như vầy cũng được phải không ông: có người chịu giết
người thì có quyền thuê người đó giết(?!).
–
Nhìn phong cách ông thật là đúng chất quan… liêu, chễm chệ trên cái ghế
to đùng, ghế quan to ngày xưa, gương mặt thì lạnh như tiền mà trăn với
trở. Ông đứng đầu xứ quân chắc rồi.
–
Ông Cự thì phải cự lại (cự cãi, chống cự) khi ai nói mình sai chứ. Mà
ông cự cũng có phần đúng đó. Đã có phối hợp (ăn chia) với các ngành hết
trơn rồi sao giờ đổ cho mình ông. Hơn nữa ý ông là không dễ tự ý ký đâu,
phải có sự “bật đèn xanh” của những quan cấp cao hơn nữa. Ờ mà các quan
cấp cao này mấy nay ở đâu ta? để dân chúng phải hỏi:
Đang
lặn sâu dưới biển tìm nguyên nhân sao ta? không một ai lên tiếng?
Chuyện tày đình liên quan tới hàng triệu nhân sinh mà chẳng nghe nhúc
nhích, rục rịch.
Trong
khi chuyện ở quán cà phê Xin Chào ở huyện Bình Chánh, TP.HCM – “nhỏ như
móng tay” thì ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất nhiệt tình:
“Ông
Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi
điện cho Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, yêu cầu Chủ tịch thành
phố đề nghị Viện Kiểm sát trả hồ sơ để xem xét lại vụ án từ đầu; làm rõ
trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan. Nếu có sai phạm phải
có hình thức xử lý phù hợp; nếu có vướng mắc, Chủ tịch TP.HCM cần báo
cáo kịp thời để xử lý, giải quyết.” (Thủ tướng gọi điện yêu cầu Chủ
tịch UBND TP.HCM làm rõ vụ án hình sự ‘cà phê xin chào’ – Nguồn: Báo
Thanh Niên Online, ngày 21/04/2016).
Tương tự là vụ nhỏ như cái móng chân, ông Nguyễn Xuân Phúc khi còn làm phó thủ tướng cũng nhanh nhảu:
“Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Công an TP HCM khẩn trương điều tra
làm rõ nguyên nhân, xử lý vi phạm, khởi tố vụ án, khởi tố bị can vụ xe
đón Hồ Ngọc Hà gây ra tai nạn kinh hoàng tại sân bay Tân Sơn Nhất khiến
11 người bị thương.”(Vụ xe đón Hồ Ngọc Hà gây tại nạn: Phó thủ
thướng yêu cầu khởi tố – Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày
11/02/2015). Có lẽ ông Phúc có khúc mắc gì với cái móng chân của cô ca
sĩ được mệnh danh là ca sĩ chân dài này.
Trả lời cho câu hỏi trên:
– Ở đây nè – tươi cười ở ngay Formosa khoảng hơn nửa tháng sau ngày cá bắt đầu chết và đang lan rộng chết la liệt: “…
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã đến thăm một số công
trình, nhà máy thuộc dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn
Dương Formosa Hà Tĩnh (FHS). Đây là dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1
hơn 10,5 tỷ USD…” (Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiểm tra sản xuất tại Hà Tĩnh – Nguồn: Báo Hà Tĩnh , ngày 22/04/2016)
Và
ngậm bồ hòn rồi thì lam sao hả họng dù ú ớ. Đành phải ngậm… “cá” và
trốn bặc tâm vô âm tín, chứ sao thò mặt, trỏ miệng ra được.
Song
song với các cán bộ của Việt Nam, cán bộ của Formosa cũng không chịu
thua kém, có lẽ học hỏi hoặc bị ảnh hưởng, nên cũng “xuất khẩu” hoang ngôn.
Đó là ông Chu Xuân Phàm – trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được.”
* Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 25/04/2016
* Trích đoạn nội dung:
“Ông Chu Xuân Phàm – trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội đã có những phát biểu “gây sốc” như vậy khi trả lời phóng viên Tuổi Trẻ vào
sáng 25-4. Trong cuộc trao đổi này, khi được hỏi về việc từ khi nhà máy
hoạt động thì vùng biển quanh đường ống xả ngầm ra biển không còn tôm
cá hay sinh vật biển, ông Chu Xuân Phàm – trưởng văn phòng Formosa tại
Hà Nội – đã có những phát biểu “gây sốc”.
Tuổi Trẻ xin trích đăng nguyên văn:
“Tôi
công nhận việc xả thải là ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường, nước xả
thải là nước ngọt khi xả thải ra hòa lẫn với nước biển chắc chắn làm
thay đổi môi trường, cá tôm ít đi là điều đương nhiên.
Trước
khi xây dựng dự án này thì công ty phải xin phép Nhà nước VN. Nhiều khi
được cái nọ mất cái kia, đây là tôi nói thật lòng. Hôm nay nhà nước
mình muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây,
đương nhiên Nhà nước phải có sự cân nhắc.
Nếu
xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh
đây. Nhưng bây giờ mà nói tôi không thể xây dựng nhà máy thép ở đây mà
không ảnh hưởng đến con cá, con tôm. Đương nhiên mình cố gắng làm một
nhà máy đạt được tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Có khi được cái này
thì phải mất cái kia chứ.
Cũng
như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được.
Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi
muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng
đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi,
sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này.
Công
ty khi xây dựng nhà máy ở đây có hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng đến con
cháu mình hay không là vấn đề cần quan tâm. Trách nhiệm của công ty, của
tập đoàn mình cố gắng làm theo quy định của VN.
Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”
* Các bình luận:
– Formosa đầu tư hơn 10 tỷ USD, gần như mua đứt Hà Tĩnh rồi. Ông ta ngông cuồng phát biểu đâu có gì lạ.
– Phát biểu giang hồ, thách thức dân Việt Nam
–
Tại sao các tập đoàn khác thì không có như vậy? Tại sao chọn: Formosa
‘nổi tiếng’ phá hoại môi trường nhiều nơi trên thế giới:
Vào
năm 2009, một tổ chức môi trường Đức là Quỹ Ethecon – tự tuyên bố là
một tổ chức vì đạo đức và kinh tế – đã bình chọn và trao giải “Hành tinh
Đen năm 2009” cho Formosa Plastics và tập thể lãnh đạo Formosa vì hành
động thải chất độc hại ra môi trường của tập đoàn này tại nhiều nơi trên
thế giới.
Chẳng
hạn ở Mỹ, tại bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát
hiện chôn chất thải độc hại xuống lòng đất, gây ô nhiễm nước ngầm và
thậm chí thải những chất độc hại xuống sông Mississippi.
Vào
năm 2000, Formosa phải đóng phạt cho bang Texas 150.000 USD vì gây ô
nhiễm môi trường. Trong thập niên 1980, nhà máy của tập đoàn này bị phát
hiện xả 63 tấn chất độc hại ethylendichloride vào khu dân cư ở Texas.
Đến
tháng 1.2009, các nhà khoa học ở Texas tiến hành đo lượng chất độc hại
trong không khí và đất đai gần các nhà máy của Formosa. Các nông dân
nuôi bò ở gần nhà máy của Formosa tại Texas báo cáo với chính quyền bang
về các hiện tượng bò sụt cân, bò con sinh ra chỉ có ba chân, bò có phôi
thai chết và chết yểu… xảy ra ngày càng nhiều. Cơ quan bảo vệ môi
trường Mỹ tiến hành nghiên cứu, đo đạc chất thải độc hại trong đất và
không khí gần nhà máy của Formosa, phát hiện 43 chất độc hại, trong đó
có nhiều chất gây ung thư.
Phản
ứng trước việc Formosa xả thải gây ô nhiễm nước, không khí và đất
nghiêm trọng ở Texas và Louisiana, cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ và Bộ Tư
pháp Mỹ vào ngày 30.9.2009 ra quyết định xử phạt Formosa 13 triệu USD
để khắc phục hậu quả gây ô nhiễm môi trường.
Ngay
tại Đài Loan, mặc dù có công đóng góp lớn cho sự phát triển về kinh tế
và công nghiệp hóa cho lãnh thổ này, nhưng Formosa lại “nổi tiếng” với
thương hiệu tập đoàn phá hoại môi trường, theo chuyên san The
Diplomat ngày 30.4. Formosa nằm trong danh sách top 10 công ty gây ô
nhiễm môi trường nhất ở Đài Loan.
Cơ
quan bảo vệ môi trường Đài Loan vào năm 2010 ra quyết định xử phạt
Formosa 4,7 triệu USD vì nhà máy của tập đoàn này ở huyện Cao Hùng gây ô
nhiễm nghiêm trọng đất và nước ngầm. Mặc dù phạt Formosa vì gây ô nhiễm
nghiêm trọng, nhưng đáng chú ý là cơ quan bảo vệ môi trường Đài Loan
không yêu cầu tập đoàn này phải đóng cửa nhà máy ở Cao Hùng…
…
Vào năm 1998, Formosa đưa 3.000 tấn chất thải độc hại (nhiễm thủy ngân
vượt gấp nhiều lần so với mức cho phép, cực kỳ độc hại cho con người)
đến cảng thành phố Sihanoukville, Campuchia, với âm mưu để số chất thải
này xuống biển. Khối chất thải này khiến nước biển, đất tại đây bị nhiễm
độc và nhiều người dân sống gần cảng bắt đầu bị bệnh; sau đó có 5 người
tử vong. Vụ việc này đã châm ngòi làn sóng bạo loạn phản đối, theo đài
BBC. Gần 1.000 người dân Sihanoukville rời nhà, tham gia tuần hành và
biểu tình phản đối Formosa ở thủ đô Phnom Penh.
Chính
phủ Campuchia sau đó cáo buộc Formosa hối lộ cho chính quyền địa phương
4 triệu USD để được cấp phép đem chất thải đến Sihanoukville. Hậu quả
là 30 quan chức địa phương bị kỷ luật và buộc phải từ chức, nhưng chỉ có
ba quan chức bị truy tố, BBC cho hay.
Formosa
sau đó lên tiếng xin lỗi người dân Campuchia, và dưới áp lực của chính
phủ nước này đã phải chuyển khối chất thải độc hại trở về Đài Loan. Thậm
chí đến nay nhiều người dân Campuchia vẫn còn mắc nhiều căn bệnh do số
chất thải độc hại ở Sihanoukville gây ra, và các nhà hoạt động vì môi
trường gọi đây là “một thảm họa bị lãng quên”. (Formosa ‘nổi tiếng’ phá
hoại môi trường nhiều nơi trên thế giời – Nguồn: Báo Thanh Niên Online,
ngày 30/06/2016)
Chắc cũng vì tiền, vì hối lộ mà chọn Formosa. Để nay họ thách thức, coi dân Việt không ra gì cả.
– Tôi chọn tôm cá, còn ai muốn hiện đại để ung thư… rồi chết dần chết mòn trên đống tiền thì cứ mặc….
TÔI CHỌN CÁ –
là sự đồng lòng của người dân Việt. Người dân khắp nơi xuống đường ôn
hòa với khẩu hiệu này, cùng với mong muốn Formosa hãy rời khỏi Việt Nam
để môi trường biển trong sạch trở lại.
Đổi
lại sự vụ này, những người biểu tình… bị sự đàn áp dã man của nhà cầm
quyền. Tệ hại hơn nữa là đàn áp thẳng tay phụ nữ, trẻ con trong tay
không có gì hơn ngoài những tấm giấy làm khẩu hiệu. Bạo lực bằng dùi
cui, bằng nắm đấm và cả đạp thẳng chân vào mặt họ.
Sau khi tìm ra và công bố nguyên nhân cá chết, các lãnh đạo Formosa cúi đầu nhận tội, bồi thường thì có các bình luận:
–
Không phải dân hồ đồ nữa à? Không phải tội lỗi của thủy triều đỏ, tảo
nở hoa sao? Các ông mạnh miệng, Formosa chẳng liên quan gì mà?
– Hải sản an toàn lắm mà, độc đâu mà độc.
–
Trơ trẽn quá, bây giờ các ông bà vẫn nghênh ngang, huênh hoang khóc
lác, không chút mắc cỡ. Dân mà vậy thì xấu hổ chỉ biết chui xuống đất.
–
Té ra dân luôn ngu trong mắt các quan nhưng luôn luôn đúng. Mấy trăm
nhà khoa học, giáo sư tiến sĩ tài giỏi vô biên, cả trăm lãnh đạo nữa,
mất mấy tháng trời, vất vả quá(!)
– Dân Việt cần cá tôm, cần môi trường, không cần đền bù, cần làm sạch biển cho dân.
–
500 triệu đô la mới nghe qua tưởng nhiều lắm, chứ thật ra chỉ tương
đương 11.500 tỷ đồng. Giả sử 1 triệu ngư dân bị ảnh hưởng thì mỗi người
được đền 500 đô la, khoảng 10 triệu đồng. Tương đương một tháng lương
cán bộ, công chức, làm gì được với 10 triệu đồng này? Quá rẻ mạt. Chưa
nói tính đủ thì người dân ven biển bị thiệt hại còn gấp bội. Tiền tham
vô túi riêng các quan cũng chưa tính. Còn môi trường nữa, lấy gì phục
hồi?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét