Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

“VỎ QUÝT DÀY CÓ MÓNG TAY NHỌN”


Phía Công an Tiền Giang và Công an huyện Cai Lậy đã huy động khá đông lực lượng CSGT, CSCĐ, và một số đơn vị nghiệp vụ tới bảo vệ BOT. Trạm thu phí BOT Cai Lậy-Tiền Giang, sau hơn 3 tháng phải ngừng hoạt động do sự  phản ứng quyết liệt  của người dân về lệ phí qua trạm thu quá cao, và vị trí đặt trạm bất hợp lý. Và  người dân đã mở “cuộc chiến tiền lẻ” rất sôi động, làm cho trạm thu phí này hoàn toàn tê liệt.

 Sau nhiều ngày hội họp giữa các cơ quan chức năng để bàn mưu tính kế cách đối phó với người dân, cuối cùng một phần yêu cầu của các lái xe đã  được đáp ứng khi chủ đầu tư đồng giảm phí qua trạm. Đến 9 giờ ngày 30/11/2017, trạm thu phí BOT Cai lậy-Tiền Giang đã hoạt động trở lại. An ninh được thắt chặt.

Để thị uy cho việc thu phí trở lại lần này, nhà cầm quyền đã huy động một lực lượng rất hung hậu, y như họ bố trí cho một trận đánh lớn vậy.

Ngoài lực lượng bảo vệ của trạm thu phí và vài chục thanh tra giao thông được Sở GTVT Tiền Giang tăng cường, phía Công an Tiền Giang và Công an huyện Cai Lậy đã huy động khá đông lực lượng CSGT, CSCĐ, và một số đơn vị nghiệp vụ tới làm nhiệm vụ.

Các phương tiện như xe cứu hộ, cứu hỏa và xe cấp cứu cũng được đưa tới trạm thu phí từ sáng sớm. Lúc 9h, gần 100 người thuộc các lực lượng, đã được đưa đến quanh trạm thu phí.

Khi hoạt động trở lại, giá vé qua trạm mức thấp nhất giảm từ 35.000 đồng xuống còn 25.000 đồng một lượt đối với xe dưới 12 chỗ và xe tải dưới 2 tấn. Giá vé cao nhất từ 180.000 đồng giảm xuống 140.000 đồng một lượt đối với xe tải từ 18 tấn trở lên và xe container trên 40 feet…

Tuy giảm giá vé,  nhưng nhà cầm quyền lại cho kéo dài thời hạn thu phí. Như vậy là chẳng có gì thay đổi cả. Đây chỉ là một thủ đoạn lừa đảo hòng che mắt dân mà thôi.

Người dân và giới tài xế vẫn cho rằng họ không chỉ phản đối giá thu phí quá cao mà còn phản đối việc đặt trạm thu phí không đúng chỗ. Bởi có rất nhiều trường hợp, người dân  không đi vào đường tránh nhưng vẫn phải trả phí.

Đây là điều hết sức vô lý. Người dân vân tiếp tục bị hút máu một cách trắng trợn.

Để đối phó việc các lái xe dùng tiền lẻ trả phí qua trạm gây ách tắc giao thông như lần trước, chủ đầu tư đã  đầu tư 2 bãi đất trống có diện tích khoảng 800m2 với sức chứa 20 - 25 xe/bãi để thu phí những xe trả tiền lẻ.

Và cuộc chiến lại bắt đầu.

Người dân đã áp dụng những chiến thuật như sau:

Một số xe trả tiền lẻ vẫn đi vào làn thu phí chứ không vào bãi đỗ bên cạnh. Họ đưa tiền nhiều lần để có  24.500 đồng, và đưa thêm 3 tờ tiền 200 đồng, tổng cộng 25.100 đồng để trả mức phí 25.000 đồng qua trạm thu phí. Và họ dừng xe chờ nhân viên thu phí thối lại bằng được 100đ. Nếu đưa chưa lấy được 100đ nhất quyết họ không đi. Dù có thối lại 200đ họ cũng không lấy.

Cách thứ hai là họ đưa tiền có mệnh giá 500.000đ, và yêu cầu nhân viên trạm thu phí thối lại loại tiền 100.000đ. Chỉ được một lúc thì những tờ tiền 100.000đ hết sạch , đưa tiền khác họ không lấy. Cứ thế là thời gian kéo dài.

Sau hơn 3 tiếng hoạt động, khoảng 12 giờ 45, trạm BOT Cai Lậy buộc phải xả trạm do tình trạng kẹt xe kéo dài ở cả 2 hướng từ TP.HCM về miền Tây và ngược lại.

Khoảng 14h, sau khi không còn kẹt xe,  họ lại tiếp tục thu phí. Và  đến 15 giờ 30 chiều 30/11/2017, tình trạng kẹt xe lại tiếp tục do  nhiều tài xế lại tiếp tục dùng tiền lẻ và tiền chẵn để trả phí. 
                     
Lần thứ hai trong ngày họ phải xả trạm(1).

Sáng ngày 01/12/2017, vào lúc 2h 30 phút, giao thông hướng từ TP.HCM về miền Tây qua trạm BOT Cai Lậy bị ùn tắc nghiêm trọng, buộc nhà đầu tư phải xả trạm lần thứ 3.

Hãy nghe lý luận của một người lái xe: Khi anh này đã đưa tiền, động tác  cứ nhởn nha, đưa nhiều lần tiền lẻ. Khi đưa nhiều lần với tổng số tiền  25.100đ, và yêu cầu nhân viên trạm thối lại 100đ tiền dư, nhân viên thu phí cứ loay hoay mãi mà không tìm ra tờ 100đ để thối lại. Có một viên CSGT tới đưa tờ 200đ cho anh ta và yêu cầu anh này cho xe chạy. Anh này liền nói, yêu cầu người CSGT này không can thiệp vào việc này: “ Đây là giao dịch dân sự giữa tôi và nhân viên thu phí.Tôi chỉ lấy đủ 100đ tiền dư của tôi thôi, tôi không lấy hơn”. Bây giờ có một viên đại tá CA  đến có ý hù dọa, ý nói người lái xe này gây cản trở giao thông. Người lái xe này nói với viên đại tá: “Anh đang vu khống tôi đó. Đây là giao dịch dân sự, được pháp luật nhà nước CHXHCNVN bảo vệ. Nhà nước lấy tiền thuế của dân để nuôi các anh, để các anh bảo vệ pháp luật, bảo vệ an toàn giao thông.  Nhưng lực lượng chức năng đang can thiệp vào giao dịch dân sự. Họ đang chà đạp lên pháp luật nhà nước. Tôi sẽ hỏi Giám đốc CA Tiền Giang xem việc này đúng hay sai”.

Khi lực lượng chức năng cẩu xe đi, thì anh lái xe này nói: “ Lực lượng chức năng đã tước đoạt của tôi 100đ. Một trăm đồng cũng là tiền đấy các bạn ạ”. Và quá trình này kéo dài khoảng 13 phút. Vậy là ùn tắc xảy ra. Khi có nhà báo hỏi, anh có biết vì sao họ cẩu xe anh đi không? Anh lái xe này nói: “ Ở đây họ thiếu tiền tôi mà không chịu thối lại cho tôi. Tôi đợi đây để lấy tiền thì họ cẩu xe tôi đi. Nhân dân cả nước đều biết trạm này đặt không đúng vị trí, và chúng tôi phản đối việc đó”(2).

Có người thắc mắc: Ai là  người cung cấp tiền lẻ cho lái xe hết lần này đến lần khác mà nhiều thế? Vì từ những ngày giữa tháng 8 vừa qua, khi các lái xe bắt đầu dùng tiền lẻ để trả tiền phí qua trạm, thì có ngày trạm thu về đến vài ba  bao tải tiền lẻ.

Xin thưa: Đó là  Nhân Dân. Không chỉ nhân dân Tiền Giang, mà cả nhân dân Nghệ An-Hà Tĩnh cung cấp tiền lẻ cho lái xe qua trạm BOT Bến Thủy, nhân dân Đồng Nai cung cấp tiền lẻ cho lái xe qua trạm BOT Biên Hòa..vv.

Đúng như nhà thơ Thanh Tịnh khi nói:

 “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu

    Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

(xin nói thêm,có một số kẻ bưng bô, đã ăn cắp câu này của Thanh Tịnh để “nhét” vào miệng ông Hồ).

Qua vụ việc tại trạm thu phí BOT Cai Lậy, nói lên điều gì?

Không những là vụ việc xảy ra  tại trạm BOT Cai Lậy, mà hàng trăm trạm BOT khắp cả nước đang thu phí hiện nay, nó chứng tỏ bộ mặt lỳ lợm của nhà cầm quyền, biết sai nhưng cố chấp, không sửa.

Trong lịch sử cầm quyền của nhà nước CSVN, các chủ trương chính sách mà họ đưa ra, đa số là sai lầm. Vì nó không phục vụ lợi ích của người dân, mà chỉ nhằm phục vụ lợi ích của một phe nhóm nào đó. Nhằm vơ vét làm giàu một cách bất chính.

Họ không dám sửa sai là vì sợ hiệu ứng lan tỏa. Vì hầu hết các  trạm thu phí BOT trên cả nước đều đặt sai vị trí. Nếu trạm này phải dời thì những trạm khác cũng vậy. Mà bản chất của nhà nước này là dù họ có sai cũng không bao giờ chịu thua dân. Vụ Đồng Tâm là một ví dụ điển hình.

Có lẽ trên trái đất này,  chẳng có đất nước nào moi tiền dân dễ như xứ này. Các loại giá xăng, giá điện, giá nước… các loại thuế, phí… muốn tăng bao nhiêu thì tăng. Tăng vô tội vạ mà chẳng ai dám nói gì.

“Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”.

Những tưởng chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng có thể diệt bớt nạn tham nhũng  cho dân bớt khổ. Khi ông Trọng khi phát động thì rùm beng, hô hào om sòm. Nào là  “Lò đã đốt lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy”.

 Đến nay, sau vụ Nguyễn Xuân Anh, thì hình như lò đã tắt ngấm?

Qua câu nói của ông Trọng  vào ngày 29/11 khi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm- Hà Nội: “xử lý là để cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn, mở đường cho người ta tiến, chứ không phải kỷ luật nhiều mới là tốt. Quan trọng là nhắc đừng có nhúng chàm nữa và đã trót nhúng rồi thì phải sửa”… đã chứng tỏ chiến dịch đốt lò của ông ấy đã thất bại hoàn toàn.

Thà ông nói thẳng với dân rằng, vì “Ta tự đánh ta, sợ vỡ bình,” nên ông bó tay, không dám làm vì sợ đảng tan rã. Đằng này ông lại quanh co kiểu cù nhầy: “Đây là cuộc đấu tranh nội bộ vô cùng khó khăn phức tạp, phải làm lâu dài, kiên trì, kiên quyết, phải có bài bản, huy động sức mạnh tổng lực toàn Đảng, toàn dân thì mới có thể làm được”(3).

Thành tích duy nhất của ông Trọng trong chiến địch đốt lò này là diệt được con chuột nhắt Nguyễn Xuân Anh. Ngoài ra hàng hà sa số những con chuột khác thì ông không dám dụng tới. Hoặc có đụng cũng chỉ là thuyên chuyển từ bình này sang bình khác. Như Đinh La Thăng, Phạm Sĩ Quý..vv.

Vì ông Trọng đã hoàn toàn thất bại trong chiến dịch đốt lò, nên các nhóm lợi ích tiếp tục lộng hành. Điển hình là các trạm BOT trên cả nước. Trước áp lực của người dân, họ chỉ giảm giá cho có lệ, nhưng lại kéo dài thời gian thu phí. Đặc biệt là tăng cường các lực lượng để hù dọa, trấn áp, và sẵn sang dùng vũ lực để đập nát ý chí phản kháng của nười dân.

Đúng như  nhà văn Nguyễn Quang Lập, khi nói về chiến dịch đốt lò của ông Trọng sau vụ xử Nguyễn Xuân Anh:


“Hổ báo thì chẳng dám sờ

Mấy con chuột nhắt đòi quơ cả đàn!

Lửa rơm chưa nhóm đã tàn


Lò gạch chẳng thấy, thấy toàn lò tôn”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét