Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

Qúa muộn để Việt Nam kiểm soát mạng xã hội



Khi truy cập vào ứng dụng Messenger của Facebook bị gián đoạn liên tục khắp Việt Nam trong ngày 04/11 - một sự bất thường, ngay cả trong quốc gia đàn áp này - cư dân mạng đã hỏi nhau “Điều đó đã xảy ra ư?”

Việc nhắn tin cũng gặp khó khăn ở nhiều quốc gia khác khi cơn bão Damrey tràn vào bờ biển miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều bạn bè của tôi cho rằng dịch vụ này bị gián đoạn là do dự thảo luật an ninh mạng, một đề tài được đưa trên truyền thông một ngày trước đó.

Dự luật này được đưa ra để tham khảo ý kiến ​​công chúng trong tháng 6 nhưng chỉ mới thu hút được sự quan tâm rộng rãi trong thời gian Quốc hội họp, Phòng Thương mại Công nghiệp tuyên bố phản đối lại dự luật. Dự luật đề xuất yêu cầu các công ty nước ngoài khổng lồ như Google, Facebook và Skype phải thiết lập các dịch vụ và máy chủ dữ liệu tại Việt Nam. Mặc dù Quốc hội không dự định bỏ phiếu cho dự luật cho đến giữa năm 2018, dự luật này đã gây ra nỗi sợ hãi cho người sử dụng Internet, cộng đồng doanh nghiệp và thậm chí một số nhà lập pháp.

Vũ Quốc Ngữ, news, forums,, VNTB
Chính phủ đưa ra sự quan ngại ngày càng tăng về tin tức trên không gian mạng và tin giả như là một lý do để kiểm soát nhiều hơn các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, truy cập Internet cũng đã được sử dụng như là một kênh hoạt động chính trị và đưa ra những tố cáo về tham nhũng và sai lầm của chính phủ.

Việt Nam là nước có tỷ lệ sử dụng mạng truyền thông xã hội cao nhất trong số các nước có thu nhập bình quân đầu người tương đương. Có khoảng 52 triệu tài khoản Facebook đang hoạt động ở đây trong tổng dân số khoảng 96 triệu người. Google và YouTube cũng rất phổ biến.

Giống như Trung Quốc, Việt Nam đã hy vọng kiểm soát Internet ngay từ trong trứng nước. Chính phủ cũng đã cố gắng ngăn chặn Facebook, vào năm 2009, bằng cách ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ địa phương lớn không cung cấp dịch vụ này. Nhưng chính phủ đã không thiết lập một bức tường lửa hoàn toàn, vì sợ ảnh hưởng đến kinh doanh mạng và thương mại điện tử; cho phép một số trang web nhất định thay vì chặn chúng hoàn toàn như Trung Quốc đã làm, với hy vọng buộc các trang web hợp tác khi cần thiết. Nhân dịp này, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu một số nhà cung cấp dịch vụ địa phương gỡ bỏ các trang web nhất định khỏi danh sách các máy chủ đã biết, nhưng điều này có thể dễ dàng bị lách qua bằng cách thay đổi tên miền.

Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trực tuyến với sự kiểm soát chặt chẽ; hệ thống mà nó lập nên mang tính chất cục bộ hơn là Internet. Cách tiếp cận mềm mỏng hơn của Việt Nam đã tạo ra cơ sở hạ tầng lai giúp tiếp tục phát triển và thích ứng nhanh hơn khả năng điều chỉnh và kiểm soát của chính phủ.

Một khác biệt là Trung Quốc là một quốc gia lớn hơn, và nền kinh tế thị trường quy mô lớn của nước này cho phép tạo ra các mạng xã hội thay thế như Weibo hoặc WeChat. Việt Nam không thể như vậy, đơn giản là quốc gia này không có đủ tiềm lực tài chính và khả năng chính trị để tạo ra những khu vực như thung lũng Silicon. YouTube và Facebook hiện chiếm 2/3 thị trường truyền thông kỹ thuật số ở Việt Nam.

Chính phủ đã thành công trong việc khoá Facebook trong một số thời điểm nhạy cảm, như khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Việt Nam trong tháng Năm năm 2017. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn thì nhiều người sử dụng Internet Việt Nam có hiểu biết về công nghệ luôn có thể tìm giải pháp để vuợt qua.

Năm 2015, Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là thủ tướng của Việt Nam, nói rằng không thể cấm truyền thông xã hội và thay vào đó chính phủ nên sử dụng các nền tảng này để truyền bá thông điệp riêng của mình. Sau khi ông Dũng rời chính trường vào năm 2016, chính phủ Việt Nam tiếp tục để Facebook hoạt động trong khi cố gắng để kiểm duyệt thông tin trực tuyến.

Với nỗ lực dường như đáp ứng những mối quan tâm của công chúng, vào năm 2015, chính phủ đã tạo ra trang Facebook của mình để công bố những tin tức về các cuộc họp của chính phủ cũng như công bố các chính sách và quy định. Đồng thời, chính phủ cũng xây dựng nhiều nhóm dư luận viên để truyền bá quan điểm của chính phủ và chống lại những người bị gắn với cái tên "các thế lực thù địch."

Đầu năm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành một thong tư yêu cầu phương tiện truyền thông xã hội và các ứng dụng di động với hơn một triệu người sử dụng tại “các nội dung độc hại,” từ quảng cáo cho hàng lậu hoặc động vật hoang dã được bảo vệ đến bí mật nhà nước. Bộ này cũng yêu cầu Google xoá 2.300 clip trên YouTube mà họ cho là phỉ báng các nhà lãnh đạo Việt Nam; Google đã tuân thủ một phần, xóa bỏ gần 1.500 clip.

Có lẽ do thành công này và sự tăng cường kiểm duyệt Internet trong các quốc gia Đông Nam Á, cơ quan chức năng Việt Nam muốn kiểm soát chặt chẽ hơn. Nhưng đã quá trễ. Dự luật đang được thảo luận, dường như sao chép luật an ninh mạng của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh áp dụng gần đây, đã gặp nhiều chỉ trích.

Tháng 8, Chủ tịch Trần Đại Quang, người từng đứng đầu Bộ Công an là bộ xây dựng dự luật an ninh mạng, nói về nhu cầu ngăn chặn tin “bôi nhọ” đảng và nhà nước.

Như một số chuyên gia pháp lý đã chỉ ra, dự luật có phạm vi quá rộng, vượt xa vấn đề an toàn mạng. Facebook và Google được hỗ trợ bởi Google và do đó không cần phải lưu trữ dữ liệu cục bộ, mà hệ thống của họ đã không được thiết kế cho toàn cầu.

Việt Nam thường đưa thu hút những lời chỉ trích quốc tế về hồ sơ nhân quyền nghèo nàn, đặc biệt là tự do ngôn luận - vì kiểm soát chặt chẽ in ấn, đài phát thanh và truyền hình, và đàn áp giới blogger. Việc thông qua dự luật An ninh mạng khó có thể giúp Việt Nam cứu vớt được danh tiếng của nó. Luật cũng sẽ làm Việt Nam vi phạm các cam kết thương mại tự do và gây ảnh hưởng xấu đến các nhà đầu tư nước ngoài.

Tháng 11, Việt Nam kỷ niệm 20 năm ngày thành lập mạng Internet trong nước. Chặn các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến bây giờ có vẻ như là một động thái ngược. Luật cũng chắc chắn sẽ gây ra một phản ứng dữ dội.

Chính phủ coi Internet là nguồn gây bất ổn, nhưng việc kiểm soát mạng chặt chẽ có thể sẽ là nguồn gây bất ổn, kể cả ở một quốc gia độc tài như Việt Nam, một số biện pháp tìm kiếm sự ủng hộ của số đông là điều cốt yếu để kéo dài thời gian tồn tại của chế độ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét