Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

Việt Nam: ‘Minh bạch là thang thuốc tốt nhất’

Ông Robert Orr có bề dày về kinh doanh tại Nhật Bản.
Image captionÔng Robert Orr có bề dày về kinh doanh tại Nhật Bản.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra lời khuyên để Việt Nam thu hút đầu tư và nói về sự khác biệt về thể chế và luật pháp giữa hai nước.
Trả lời phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC, ông Robert Orr cũng bình luận về vai trò của Hoa Kỳ khi không tham gia các hiệp định mậu dịch song phương cũng như về cá nhân Tổng thống Trump trong nỗ lực cầm lái về kinh tế cho đất nước.

BBCLần đầu tiên trong hai thập niên, Hoa Kỳ không tham gia vào bất kỳ hiệp định mậu dịch quốc tế nào. Ông nghĩ sao về điều này?
Tôi nghĩ đúng là Hoa Kỳ hiện không tham gia vào hiệp định mậu dịch đa phương nào, do chính phủ đang đẩy mạnh việc tham gia các thỏa thuận song phương. Tôi nghĩ điều này là có vấn đề vì tôi nghĩ các hiệp định đa phương là hướng đi mà cả thế giới đang theo đuổi. Và nếu Hoa Kỳ không đi theo hướng này, có nghĩa là khả năng lãnh đạo của chúng tôi sẽ giảm sút.
BBC: Tổng thống Trump đồng thời là một doanh nhân, một tỉ phú. Điều này có thể giúp Hoa Kỳ về kinh tế trong chừng mực nào đó hay không?
Tôi nghĩ chúng ta cần phải nhìn vào thành tích kinh doanh của ông Trump để biết được là có giúp phần nào hay không. Và thành tích kinh doanh ấy cũng không có gì quá ấn tượng. Bản thân tôi cũng là lãnh đạo doanh nghiệp nên tôi thấy cảm kích với một doanh nhân thật sự và theo tôi doanh nhân như vậy sẽ phải chú tâm nhiều hơn vào tiềm năng hợp tác đa phương. Bởi vì nếu không làm vậy thì ta tự loại ta ra ngoài. Và tôi chưa thấy bất kỳ điều gì thể hiện rằng kinh nghiệm kinh doanh của ông Trump có thể giúp đất nước chúng tôi.

Robert Orr hiện là Đại sứ Hoa Kỳ tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), được Tổng thống Obama bổ nhiệm vào chức vụ này năm 2010.Bản quyền hình ảnhADB.ORG
Image captionRobert Orr hiện là Đại sứ Hoa Kỳ tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), được Tổng thống Obama bổ nhiệm vào chức vụ này năm 2010.
BBCMột trong những điều mọi người thường nói là các hiệp định thương mại quốc tế giúp các tập đoàn lớn và công ty đa quốc gia, bỏ lại những nhóm được cho là yếu thế ở phía sau.
Tôi nghĩ đó là quan ngại lớn đối với TPP ngay từ khi người ta mang hiệp định này ra đàm phán vì đúng là những người yếu thế đối diện nhiều khó khăn nhất. Nhưng tôi nghĩ rốt cùng, đây là việc sẽ giúp mang lại nhiều chuyển biến và sự hợp tác chặt chẽ, tốt đẹp hơn khi hợp tác với nhau và cho tương lai. Và chúng ta có thể bắt đầu giải quyết những vấn đề đó. Nhưng nếu không có cơ chế đa phương như vậy, họ sẽ không thể đạt được bất kỳ điều gì. Theo tôi đây là vấn đề.
BBC:Việt Nam đã và đang cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài và làm việc với các đối tác như Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Việt Nam khác nhau về nhiều mặt bao gồm thể chế và hệ thống luật pháp. Vậy cơ chế hợp tác đôi bên cùng có lợi nên được hiểu thế nào?
Tất nhiên rồi. Đây không phải lần đầu tiên Hoa Kỳ hợp tác với một quốc gia châu Á có cơ cấu luật pháp rất khác mình. Tôi đã dành nhiều thời gian tại Nhật Bản. Có thể thấy là lúc ban đầu khi Hoa Kỳ hợp tác với Nhật Bản, đó là hai thế giới hoàn toàn khác nhau, và hai bên đã đến với nhau. Ngày nay hai thế giới này có giống hệt nhau không thì câu trả lời là không.
Nhưng khả năng làm việc chung, cho dù có nhiều khác biệt về cơ cấu thể chế, rõ ràng có thể xảy ra. Tôi không nghĩ đây là một trở ngại thật sự. Tôi nghĩ chúng ta cần làm việc để vượt qua những khác biệt, nhưng tôi nghĩ mọi chuyện sẽ có thể giải quyết được.
BBCNếu có thể đưa ra một lời khuyên cho chính phủ Việt Nam, ông sẽ nói điều gì?
Công khai. Theo tôi sự minh bạch là yếu tố tốt nhất, là thang thuốc tốt nhất để thu hút đầu tư nước ngoài. Tôi đã mất rất nhiều thời gian để thực hiện điều đó, tôi đã dành 30 năm cho Nhật Bản để biến điều này thành hiện thực. Nhưng nó đang bắt đầu xảy ra. Tôi tin đây chính là chìa khóa của sự thành công.
*
Ông Robert Orr là Đại sứ Hoa Kỳ tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), được Tổng thống Obama bổ nhiệm vào chức vụ này năm 2010. Ông là cựu Chủ tịch Boeing Japan, Giám đốc quan hệ chính phủ của Motorola tại Nhật Bản và là giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Temple University ở Tokyo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét