Các năm 2016 và 2017 hàm chứa một số biến chuyển chính trị tuy bề mặt khác nhau nhưng cùng một bản chất.
Tại Anh Quốc Brexit (tháng 6 năm 2016) diễn ra như một sự chuyển hướng
đột phát của lòng dân, trong một cuộc trưng cầu dân ý ngoạn mục, buộc
Vương Quốc Thống Nhất Anh rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu. Định chế này là
một định chế chính trị khổng lồ, được các chính trị gia chuyên nghiệp
và các thế lực tài phiệt Âu Châu khai sáng, như một siêu cường của tương
lai hầu cạnh tranh với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga Sô.
Tiếp theo sau đó, tại Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2016, nhân dân lại vùng
lên và bầu vào chức tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, một doanh nhân rất
ít kinh nghiệm về chính trị, trước cặp mắt ngỡ ngàng của các chính trị
gia chuyên nghiệp từ 2 chính đảng gạo cội là Dân Chủ và Cộng Hòa.
Gần đây, tháng 5 năm 2017, nhân dân Pháp cũng đã làm một cuộc cách mạng
tương tự. Họ đã cùng nhau lên tiếng nói, không những bầu vào chức vụ
tổng thống một chính trị gia thuộc thế hệ vô cùng trẻ, Emmanuel Macron
39 tuổi, không dây mơ rễ má với các chính đảng lâu đời, mà còn dồn phiếu
cho Phong Trào En Marche của ông vừa khai sáng, chiếm luôn đa số trong
quốc hội nữa.
Hoa Kỳ theo tổng thống chế. Anh Quốc theo Đại Nghị Chế (còn gọi là Quốc
Hội Chế) còn Pháp theo mô hình dung hòa (combined system) giữa 2 thể
chế. Như thế sự biến chuyển đột ngột rung chuyển các định chế chính trị
truyền thống này đã xảy ra đồng bộ trên mọi hệ thống chính trị dân chủ.
Chỉ có tại Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn, những chế độ độc tài đảng
trị theo truyền thống đệ Tam Quốc Tế là không có biến chuyển đáng kể. Bề
mặt thì CSVN còn kết án Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, CSTQ
còn giam giữ Khôi Nguyên Nhân Quyền Lưu Hiểu Ba đến chết và Bắc Hàn còn
thử nghiêm hỏa tiễn liên lục địa thành công, đe dọa Nam Hàn, Nhật Bản và
Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, các điều trên liệu có nghĩa là các nền dân chủ sẽ suy sụp và các chế độ độc tài sẽ bền vững hay không?
Xin thưa là không những là không mà còn ngược lại.
Sự vắng bóng của các chấn động trong các chế độ độc tài có thể ví với sự
im lặng rợn người trong thiên nhiên trước khi những cơn sóng thần hủy
diệt, hoặc các trận địa chấn long trời tàn phá xảy ra. Các nhà độc tài
cộng sản ý thức sâu sắc điều này và đang vô cùng sợ hãi vì chế độ có thể
sụp đổ bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, tại các quốc gia dân chủ, sự hiện hữu của nền tảng pháp
trị bảo đảm cho sự ổn định xã hội lâu dài. Tuy các biến cố chính trị đột
biến xảy ra thường xuyên, nhưng luôn nằm trong khuôn khổ pháp trị và
lịch sử chuyển biến, đổi mới và thích ứng với lòng dân nhưng luôn trong
tinh thần ôn hòa và tiến bộ.
Trong khi đó, các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản, trong bản
chất là đảng trị. Một khi không còn kiểm soát được lòng yêu mến tự do
của dân chúng bằng bạo lực thì xác suất đột biến chính trị và sau đó đổ
máu rất cao.
Có như thế chúng ta mới ý thức được tầm mức quan trọng, duy trì ổn định,
hòa bình và bất bạo động của yếu tố pháp trị, trong một nền dân chủ
hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét