Trình Bút
Mời đọc lại: Lời nói đầu và Phần 1
2. Lĩnh vực giao thông
* Hoang ngôn: “Ai lại chui vào túi nilông như vậy”
* Tác giả: Ông Hoàng Văn Nhân – phó chủ tịch tỉnh Điện Biên
* Nguồn: Báo điện tử Soha, ngày 18/03/2014
* Hình ảnh:
* Trích đoạn nội dung:
“Đoạn
video quay lại những hình ảnh các thầy cô, học sinh ở bản Sam Lang (xã
Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) chui vào túi nilông, ngồi lọt thỏm
trong bao trùm kín đầu để các thanh niên túm gọn miệng bao kéo bơi qua
suối đăng tải trong ngày hôm qua đã khiến người xem không khỏi rùng
mình, sợ hãi…
…
Khi được hỏi, trong thời gian tới, tỉnh có đưa ra biện pháp yêu cầu cấm
người dân sử dụng túi nilông để vượt suối trong mùa lũ như trong đoạn
video không? Ông Nhân khẳng định: “Việc này phải làm rồi, ai lại chui vào túi nilông như vậy…”.
* Các bình luận:
– Không chui vô như vậy thì chui vô… hòm à?
– Ai lại chui như vậy, đi cầu đàng hoàng chớ, cầu… giấy các ông ấy đang… vẽ.
–
Không có phương tiện, buộc phải tìm cách dù nguy hiểm, thế mà các
“ngài” lãnh đạo còn ăn nói vô trách nhiệm. Nên gọi là lãnh… đạm thì hơn.
– Còn không biết bao cảnh tương tự như vậy, chừng nào dân ta hết cảnh lầm than: “Chứng
kiến cảnh hàng trăm hộ dân ở xã La Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai phải
liều mình đu cáp treo tự chế vượt suối Đôi mỗi ngày, ắt sẽ không ít
người phải kinh sợ. Có lẽ quá nguy hiểm nên rất nhiều phụ huynh nơi đây
không cho con đến trường...”
* Tác giả: Ông Bùi Xuân Cường – giám đốc sở Giao thông vận tải TP.HCM
*Hoang ngôn: “Kẹt xe lành mạnh và không lành mạnh”; “Kẹt xe lành
mạnh là kẹt xe trong mức chấp nhận được, có thể “sống chung”. Chấp nhận
được nghĩa là kẹt xe nhưng phương tiện vẫn di chuyển được với tốc độ
chậm trong giới hạn chấp nhận được và có giải pháp khác để lựa chọn di
chuyển như các phương tiện giao thông công cộng… Ngược lại, kẹt xe không
lành mạnh là khi phương tiện không thể di chuyển được hoặc di chuyển
với tốc độ rất chậm. Thứ hai là người tham gia giao thông không thể có
lựa chọn nào khác để di chuyển về phía mình muốn đi cho dù sẵn sàng chọn
con đường đi vòng dài hơn. Thứ ba là đã lỡ vướng vào kẹt xe thì phương
tiện không thể dừng lại cũng chẳng thể đi lui…”
* Tác giả: Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn
* Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 02/10/2015
* Hình ảnh:
* Các bình luận:
–
Trao giài đặc biệt hài hước cho các ông này. Nên biên chế các ông qua
sân khấu hài để khỏi phí phạm những tài năng “xuất chúng”.
– Những nhà “khai sáng”, đóng góp “phong phú” thêm ngôn ngữ Việt.
– Con gà “nói”: còn cục cựa nha, chưa có chết, cục cựa… không nhúc nhích mới chết.
–
Xe vẫn nhúc nhích được có phải là kẹt xe? Không kẹt, đúng 100% rồi còn
gì. Chỉ có đường mới không nhúc nhích được. Nên phải gọi là… kẹt đường.
* Hoang ngôn: “Nên đến
một lúc nào đó sẽ phải hạn chế phương tiện cá nhân, xe biển chẵn đi
ngày chẵn, biển lẻ đi ngày lẻ, phải cấm xe máy và nhiều quốc gia đã áp
dụng phương án này”.
* Tác giả: Ông Hoàng Trung Hải – Bí thư thành ủy Hà Nội
* Nguồn: Báo điện tử VnExpress, ngày 28/10/2016
* Hoang ngôn: “Phải cấm xe máy: không đem cái nghèo ra dọa mãi”; “Tôi
có cảm giác chúng ta sợ dư luận, sợ (người đi) xe máy quá. Nên thay vì
nói là cấm xe máy thì cứ rón rén nói vòng quanh như kiểm soát xe gắn
máy”.
* Tác giả: PGS.TS Phạm Xuân Mai –
phát biểu Tại hội thảo khoa học “Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân
trên địa bàn TP.HCM – thực trạng và giải pháp” do Hội Liên hiệp khoa học
kỹ thuật TP.HCM phối hợp Sở GTVT TP tổ chức sáng 20/04.
* Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 20/04/2017
* Các bình luận:
–
Điệp khúc “cấm, cấm, cấm,…” cứ được ca mãi, cấm nhưng phương tiện giao
thông công cộng, hạ tầng giao thông thì cứ nhích “từng bước, từng bước
thầm”.
– Sáng kiến tuyệt vời, quá sung sướng khi chỉ còn làm việc ngày chẵn hoặc ngày lẻ.
– Rồi, phải mua thêm một phương tiện, lại chung chi mua thêm biển số cho đúng chẵn lẻ.
– Nói hay lắm, nhưng chẳng có mấy người tới hội thảo này bằng phương tiện công cộng.
– Nước ta, dân ta còn nghèo thật chứ chẳng dọa ai đâu.
–
Chính quyền, quan chức xưa nay ăn trên ngồi tróc, giàu có, ngồi phòng
lạnh dọa dân chúng chứ dân chúng nào dám dọa ai bao giờ. Dân chúng chỉ
có lạy lục năn nỉ ỉ ôi mà thôi.
–
Hội thảo liên miên, năm này qua tháng nọ, hết lĩnh vực này tới lĩnh vực
kia, tốn không biết bao nhiêu là tiền của, xong đâu vẫn vào đó.
– Cấm hết, cấm khỏi ra đường luôn, khỏi kẹt xe và khỏi tai nạn giao thông.
* Hoang ngôn: “Qua
quá trình điều tra, các cơ quan tiến hành tố tụng của quận Bình Tân
thống nhất xác định nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là do nạn nhân Nguyễn
Văn Ngộ (SN 1975, thường trú tại Cần Thơ) khi đón vẫy xe khách, thiếu
quan sát, bị vấp chân vào nắp hố ga, mất thăng bằng, ngã vào hố ga dẫn
đến tử vong. Đây là nguyên nhân có mối quan hệ nhân quả, dẫn đến cái
chết của ông Ngộ. Đối
với các thiếu sót liên quan đến đơn vị thi công công trình nâng cấp
đường Kinh Dương Vương (do trung tâm chống ngập làm chủ đầu tư) như
không có rào chắn, không nắp đậy hố ga, thiếu người cảnh báo… cơ quan
điều tra cho rằng đây không phải là quan hệ nhân quả dẫn đến cái chết
của ông Ngộ nên không khởi tố vụ án hình sự”.
* Tác giả: Báo cáo của Công An TP.HCM
* Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM Online, ngày 06/02/2017
Đó là báo cáo của Công an TP.HCM kết luận vụ mà trước đó, ngày 21/10/1016 báo đã đưa tin: “Người đàn ông đón xe buýt rơi xuống hố ga tử vong“.
Báo thông tin thêm: “Theo
Sở GTVT TP, đơn vị tư vấn giám sát dự án nâng cấp đường Kinh Dương
Vương là Công ty Cổ phần Tư vấn cấp thoát nước và môi trường. Đơn vị thi
công là Công ty TNHH Liên danh xây dựng VIC. Trước khi xảy ra tai nạn
chết người, đơn vị thi công từng ba lần bị Thanh tra Sở GTVT xử phạt
hành chính với số tiền 49 triệu đồng do không đảm bảo các quy định về an
toàn“.
* Các bình luận:
–
Kết luận kiểu này y như: ai biểu lo mãi mê nhìn xe buýt làm chi, không
lo dòm đường dòm xá… có hố hay không mà chi. Thiệt là hài hết mức.
–
Lấy luật nhân quả của nhà Phật áp dụng, thật không hiều nổi. Ông Ngộ
chắc đã “gậy tội ác khủng khiếp” là đón xe buýt nên phải nhận lãnh quả
báo chết người. Đơn vị thi công, giám sát, làm ăn rất “lương thiện”, chỉ
sơ xuất không rào chắn, không nắp đậy hố ga, thiếu người cảnh báo,… Một
kết luận đổi trắng thay đen giữa thanh thiên bạch nhật, thật ác độc.
– Kết luận nhân quả bởi… nhận lại quả.
* Hình ảnh:
* Hoang ngôn: “Không có tai nạn dịp Tết”
* Tác giả: Báo cáo của Cảnh sát giao thông Ninh Bình
* Nguồn: Tiền Phong, ngày 06/02/2017
Trích đoạn nội dung:
“Sau
khi Cục CSGT công bố thông tin không chính xác về các tỉnh không xảy ra
tai nạn giao thông (TNGT) trong dịp Tết, mấy ngày qua, người dân tiếp
tục có nhiều ý kiến nghi ngờ và cung cấp nhiều bằng chứng phản bác lại
thông tin từ Cục CSGT. Cụ thể, khoảng 21h ngày 28/1 (mùng một tết), anh
Phạm Quang Dũng (26 tuổi ở xóm 8, xã Hùng Tiến, Kim Sơn, Ninh Bình)
điều khiển xe máy lưu thông theo hướng TP Ninh Bình – Kim Sơn. Khi đến
xóm 3 xã Như Hòa huyện Kim Sơn, anh Dũng có va chạm với một nam thanh
niên đi bộ trú tại xã Như Hoà. Hậu quả anh Dũng bất tỉnh, nam thanh niên
bị trọng thương. Cả hai ngay được đưa đi cấp cứu, nhưng ngày hôm sau
anh Dũng tử vong. Anh Dũng được an táng ngày mùng bốn tết tại nghĩa
trang xã Hùng Tiến huyện Kim Sơn.
Trước
đó, khoảng 22h ngày 26/1 (29 tết) trên QL10, đoạn qua xã Ân Hòa, huyện
Kim Sơn (Ninh Bình) xảy ra vụ TNGT giữa xe mô tô và xe taxi. Thời điểm
trên, ông Vũ Văn Vĩnh (45 tuổi, ở xã Ân Hòa) điều khiển xe máy chở theo
con trai là Vũ Trung Hiếu (7 tuổi) đi sắm Tết. Cả hai di chuyển theo
hướng từ huyện Kim Sơn đến TP Ninh Bình, bất ngờ bị xe taxi đi ngược
chiều đâm trực diện. Hậu quả, cả 2 bố con ông Vĩnh bị văng xuống sông và
tử vong ngay sau đó...”
* Các bình luận:
– Báo cáo láo, lập thành tích là nghề của “chàng”, không phải chỉ “chàng giao thông”, các “chàng” mọi lĩnh vực.
– Tết mà! trời đẹp nên làm con số đẹp.
–
Vô cảm rồi. Tai nạn quá nhiều, đứng hàng đầu thế giới nên mất cảm xúc
rồi. Bởi vậy mới có câu chuyện vui mà đau rằng: Trong một cuộc hội thảo
của Liên Hiệp Quốc, một diễn giả báo cáo các con số cả ngàn, mấy ngàn
người chết trong các cuốc chiến tranh. Đại biểu tham dự nghe quá đau
thương, ai nấy sụi sùi rơi nước mắt. Duy nhất đại biểu Việt Nam vẫn bình
thản. Hỏi vì sao? ông tỉnh bơ đáp: “Chết như vậy ăn nhằm gì, ở nước tôi
tai nạn giao thông mỗi năm chết đã gấp mấy lần, con số tính bằng mấy
ngàn, chục ngàn trở lên(!)”.
Những con số thống kê khủng khiếp:
– Từ báo điện tử Soha.vn:
– Từ báo Người Lao Động Online, ngày 04/01/2017: “Trong năm 2016, cả nước xảy ra 21.589 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người“; “… Theo
ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia,
năm 2016 (tính từ 16-12-2015 đến 15-12-2016), cả nước xảy ra 21.589 vụ
TNGT, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. So với cùng kỳ
năm 2015, giảm 1.261 vụ (giảm 5,52%), giảm 43 người chết (giảm 0,49%),
giảm 1.792 người bị thương (giảm 8,5%)“.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét