Thiền
Lâm - Cali Today
Phải
mất đến 4 tháng kể từ khi vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” kéo theo cuộc
khủng hoảng Đức – Việt, một tín hiệu đầu tiên về khả năng Hà Nội có thể
nhượng bộ Berlin mới hiện ra.
VOA
tiếng Việt cho biết phía Đức hôm 27/11 đã phản hồi sau khi Tổng bí thư
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng muốn “khẩn trương” xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh.
Trả lời VOA tiếng Việt, một nguồn tin không muốn nêu tên trong Bộ Ngoại
giao Đức nói rằng chính quyền Berlin “hiện vẫn trao đổi với chính phủ
Việt Nam” về vụ ông Thanh. Khi được hỏi phía Hà Nội đã hồi đáp như thế
nào trước các đề nghị Berlin đưa ra hồi tháng Chín, trong đó có yêu cầu
Việt Nam xin lỗi và cam kết không lặp lại việc vi phạm pháp luật của
Đức, nguồn tin ngoại giao này nói: “Việt Nam biết cần phải làm gì để sửa
chữa thiệt hại đã gây ra và để từng bước đưa mối bang giao song phương
trở lại quan hệ đối tác chiến lược”…
Kể
từ tháng Mười khi tạo nên cơn động đất khi đột ngột tuyên bố tạm thời
đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đây là lần đầu tiên
người Đức – dù chỉ là gián tiếp mà chưa có một thông báo chính thức nào –
hé ra ý có thể phục hồi mối quan hệ này, do đó cũng mang lại một tia hy
vọng cho giới chóp bu Việt Nam bị cáo buộc đã dùng lực lượng mật vụ bắt
cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào cuối tháng 7/2017.
Có
thể hiểu rằng quan hệ đối tác chiến lược là hình thức quan hệ song
phương ở cấp độ cao nhất giữa hai quốc gia, bao gồm toàn diện các vấn đề
chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, khoa học kỹ
thuật. Một khi bị đình chỉ vĩnh viễn mối quan hệ này, chính thể độc đảng
ở Việt Nam không chỉ mất đi một “đối tác tiềm năng” là Đức – đầu tàu
kinh tế và chính trị của châu Âu, mà còn phải chịu hậu quả nhiều nước
châu Âu quay lưng với Việt Nam về ngoại giao và kinh tế.
Vào
tháng 8/2017, ngay sau khi ra tuyên bố phản đối Việt Nam bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh, Đức đã xem xét lại toàn bộ chương trình cấp tín dụng ưu đãi
cho Hà Nội, đồng thời phát tín hiệu về ngưng trệ vô thời hạn việc thông
qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) – một lợi ích
kinh tế mà Việt Nam quá mong muốn hầu mong để duy trì được số xuất siêu
lên đến 25 tỷ USD hàng năm vào thị trường châu Âu, nhằm cân bằng với con
số nhập siêu lên đến 30 tỷ USD (đường chính ngạch) và 20 tỷ USD (đường
tiểu ngạch) mỗi năm từ Trung Quốc.
Trong
khoảng thời gian từ tháng Mười năm 2017 đến nay, hầu như không có tin
tức từ phía Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh và những cuộc đàm phán (nếu có)
với Hà Nôi. Chỉ biết rằng tại Hội nghị thượng đỉnh kinh tế APEC 2017
được Việt Nam đăng cai tổ chức tại Đà Nẵng vào đầu tháng 11/2017, phía
Đức đã không có một đoàn nào tham dự, kể cả cấp đại sứ tại Việt Nam –
như một phản ứng gián tiếp về việc chính quyền Việt Nam chưa xin lỗi về
vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và cũng chưa “cam kết sẽ không tái phạm”.
Việc
nguồn tin giấu tên từ Bộ Ngoại giao Đức trả lời đài VOA tiếng Việt đã
vừa xác nhận giữa Chính phủ Đức và Việt Nam vẫn tiếp tục đàm phán liên
quan vụ Trịnh Xuân Thanh, nhưng lại không thể hiện phản ứng nào trước
việc Tổng bí thư Trọng vừa quyết định đưa Trịnh Xuân Thanh ra xét xử vào
tháng Giêng năm 2018, cho thấy có khả năng phía Đức đã nhận được một
“cam kết” nào đó từ phía Việt Nam, mà cụ thể là từ Nguyễn Phú Trọng. Một
“cam kết” với nội dung và mức độ có thể đủ để Chính phủ Đức tạm hài
lòng, tạm hy vọng và tạm thời bắt đầu nhắc lại về tương lai phục hồi
quan hệ đối tác chiến lược Đức – Việt
Nhìn
lại ngày 25/11 vừa qua, khi họp Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng
trung ương và quyết định đưa Trịnh Xuân Thanh ra tòa, ông Trọng có vẻ
thể hiện sự tự tin – thái độ tương tự với việc ông thông báo cho cử tri
Hà Nội về thời điểm tổ chức Hội nghị trung ương 6 vào đầu tháng 10/2017.
Có
thể lý giải thái độ tự tin của ông Trọng khi thông báo công khai đưa
Trịnh Xuân Thanh ra tòa: ông đã nắm được một ý tứ nào đó từ phía Đức,
rằng người Đức sẽ không phản ứng đối với quyết định của ông, trên cơ sở
người Đức đã có thể tạm hài lòng với những lời hứa hẹn (nếu có) của ông.
Nếu
khả năng Tổng bí thư Trọng đã có “cam kết” với Đức về vụ Trịnh Xuân
Thanh là đúng, có thể cho rằng không chỉ tương lai phục hồi quan hệ đối
tác chiến lược của Việt Nam với Đức là có đôi chút cơ sở, mà Việt Nam
cũng bắt đầu có thể hy vọng vào tương lai EVFTA, nếu không phải được
thông qua trong năm 2018 thì sẽ vào năm 2019 hoặc năm 2020.
Câu
hỏi còn lại là nếu có hứa hẹn, ông Trọng đã “cam kết” những gì với
người Đức? Và liệu ông có giữ lời, trong khi còn quá nhiều bài học Việt
Nam nuốt lời với quốc tế?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét