Hệ thống THAAD.
Theo nhận định của chúng tôi, Bắc Kinh đã và đang thực hiện
đối sách hai mặt trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, mà chúng tôi tạm gọi là đối
sách “Lá mặt, lá trái” để thủ lợi.
Lá mặt là Trung Quốc bề ngoài cố tạo ra cho chế độ Bắc Triều
Tiên “bộ mặt độc lập tự chủ” và mối quan hệ Trung-Triều là quan hệ bình đẳng giữa
hai quốc gia có chủ quyền.
Do đó vẫn đã, đang và sẽ có thêm nhiều mâu thuẫn giả
tạo trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng; và để giải quyết những mâu thuẫn
này đảng và nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn phải tỏ ra có nhiều khó khăn, cần nhiều
nỗ lực thuyết phục, áp lực theo đường lối ngoại giao thông thường hay đặc biệt,
chứ không thể ra lệnh, ép buộc đảng và nhà cầm quyền Bắc Triều Tiên như một
công cụ. Nhưng tất cả chỉ là những động tác giả nhằm che đậy “Lá trái”.
Lá trái là thực chất mối quan hệ Trung -Triều là quan hệ bất
bình đẳng và lệ thuộc toàn diện. Từ quá khứ trong chiến tranh ý thức hệ, đến hiện
tại trong chiến lược toàn cầu mới, Bình Nhưỡng chỉ có chủ quyền trên nguyên tắc,lệ
thuộc toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự quốc phòng vào chế độ Bắc Kinh trên
thực tế. Chính sự lệ thuộc này đã biến Bình Nhưỡng thành công cụ chiến lược một
thời của Trung Quốc trong quá khứ cũng như hiện tại. Sự sống còn chế độ Bình
Nhưỡng hoàn toàn tùy thuộc vào cách ứng xử của chế độ Bắc Kinh.
Hiện tại thực hiện đối sách “Lá mặt, lá trái” trên hồ sơ hạt
nhân của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh bề ngoài bao lâu nay luôn tỏ ra không tán đồng,
chống đối cầm chừng và tham gia có mức độ, lúc mạnh, lúc yếu,các biện pháp trừng
phạt của Liên Hiệp Quốc đối với các hành động thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên
lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Thế nhưng bên trong, từ lâu dường như chính Trung
Quốc đã là nước duy nhất hay là chính yếu bên cạnh một vài nước khác (như Nga,
Iran…) vẫn lén lút bao che, hổ trợ, cung cấp phương tiện, nguyên liệu hay làm
thay để Triều Tiên có được và trở thành nước có vũ khí hạt nhân với hai ý đồ:
- Một là để Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân hù dọa theo kiểu
“Chén sành đổi chén kiểu” để “tống tiền” Hoa Kỳ và các nước giàu có trong vùng
như Nhật Bản, Hàn Quốc hay quốc tế nói chung (nhận viện trợ để đổi lại việc
ngưng các cuộc thử nghiệp hạt nhân…, tạo thế để không bị các nước lớn “Bắt nạt”,
trừ Trung quốc (không bắt nạt mà phải vâng lời)
- Hai là để Bắc Kinh có điều kiện và cơ hội được quốc tế, nhất
là Hoa Kỳ, phải cầu cạnh như một nước duy nhất có ảnh hưởng quyết định được đối
với Bình Nhưỡng, để có thế làm cao giá mặc cả thủ lợi, khi được yêu cầu làm áp
lực hay đứng ra làm trung gian triệu tập các hội nghị đa phương hat song phương
với Bình Nhưỡng. Ví dụ các hội nghị sáu bên (Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Nam Hàn, Trung Quốc với Bắc Triều Tiên) trong quá khứ; hay hội nghị tay đôi giữa
Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên trong tương lai, để giải quyết vấn đề thử nghiệm hạt
nhân của Bình Nhưỡng.
Thế nhưng sau đôi ba lần hội nghị đa phương bất thành, nay
tình hình thực tế trong vùng ngày một căng thẳng khi Bình Nhưỡng bất chấp lệnh
trừng phạt gia tăng mức độ của Liên Hiệp Quốc và các động thái quân sự có tính
cảnh cáo, răn đe của Hoa Kỳ, tiếp tục thử nghiệm nhiều lần vũ khí hạt nhân và
tên lửa đạn đạo; mà lần gần nhất có tính thách thức là vào đúng ngày dân Mỹ đốt
pháo bông mừng quốc khánh July.4th vừa qua, Kim Jong Un đã bắn thử tên lửa ICBM
rớt trên mặt biển Nhật Bản. Cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo này được đánh giá
là thành công và có khả năng đưa đầu đạn nguyên tử đến Alaska và đảo Guam của
Hoa Kỳ. Phải chăng vì vai trò trung gian vẫn còn giá trị lợi dụng đối với Trung
Quốc, hay chưa đến lúc đủ lợi cho phép công cụ của mình chấp nhận bất cứ giải
pháp nào liên quan đến thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng, nên chưa có kết quả
chung cuộc ?
Chẳng thế mà mới đây, qua các cuộc gặp bên lề Hội nghị G-20 ở
Hamburg (7 và 8 Tháng Bảy) ở Đức quốc, hai ông Tập Cận Bình và Vladimir Putin
cùng đề nghị một cách hòa giải giữa Tổng Thống Trump với Kim yong Un, là Bắc
Hàn ngưng chế tạo thêm bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo; đổi lại, Mỹ và Nam Hàn
sẽ ngưng tập trận chung và rút giàn phi đạn chống hỏa tiễn THAAD đi chỗ khác.
Phải chăng đây là sáng kiến của họ Tập được Putin tán đồng; có thể là kết quả
toan tính thủ lợi gì đó giữa hai người đứng đầu hai cựu cường quốc cộng sản
Nga-Hoa, sau ba lần gặp nhau trong vòng sáu tháng qua?
Tất cả những suy luận trên đây của chúng tôi đều dựa trên
quan sát diễn biến các sự kiện lịch sử và thực tế: Rằng một chế độ độc tài toàn
trị nhỏ yếu, tự cô lập trong nhiều thập niên qua (1948-2017) với thế giới bên
ngoài, kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, đa số nhân dân sống trong cảnh lầm than,
chết đói, chết lạnh thường xuyên; tương phản với đời sống sa hoa, no thừa của
giai cấp thống trị và những thành phần dân chúng được tuyển chọn để có hình ảnh
tốt đẹp khoa trương tuyên truyền lừa bịp với thế giới bên ngoài; thì làm sao có
thể tự tồn trong nhiều thập niên qua, lại có thể tự chế tạo ra được vũ khí hạt
nhân, tên lửa tầm trung, tâm xa, cũng như trang bị nhiều khí tài quân sự hiên đại
phô trương sức mạnh quân sự, quốc phòng của Bình Nhưỡng …nếu không có vai trò
chủ yếu nuôi sống, hổ trợ mọi mặt chế độ này của Trung Quốc. Vì vậy chúng tôi
cho rằng chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên tồn tại được trong nhiều thập niên qua
là dựa chủ yếu vào Trung Quốc và việc chế độ Bình Nhưỡng có được vũ khí hạt
nhân và các tên lửa đạn đạo không phải do khả năng tự thân nghiên cứu, điều chế,
tích lũy chất liệu chế tạo vũ khí hạt nhân và các nguyên liệu chế tạo các tên lửa
tầm trung và tầm xa.
Thực tế, theo suy đoán của chúng tôi, có thể là Trung Quốc từ
lâu đã âm thầm huấn luyện nhân sự, cung câp kỹ thuật, chất plutonium và các
nguyên vật liệu (hoặc Trung Quốc đã làm thay tất cả rồi bán lại hay viện trợ) để
Bình Nhưỡng có được vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo. Trong giai đoạn đầu
mọi sự chuẩn bị có thể đã được thực hiện ngay trên đất Trung Quốc để tránh sự
phát hiện của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và quốc tế. Sau đó, bước vào giai đoạn thử
nghiệm, bắt đầu thiết lập cơ sở chế tạo ở nội địa Bắc Triếu Tiên để rồi vào thời
điểm thích hợp bắt đầu cho thử nghiệm như chuyện đã rồi, cố ý lộ ra cho Hoa Kỳ
và quốc tế biết, để khởi sự thực hiện ý đồ dùng vũ khí hạt nhân để hù dọa, “tống
tiền” Hoa Kỳ và quốc tế ( với Bình Nhưỡng) và thực hiện đối sách hai mặt “Lá mặt
lá trái” để thủ lợi (với cả Bắc Kinh).
Nhớ lại thời điểm thích hợp đó được khởi sự đầu tiên vào
đúng ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ July 4Th năm 2006, Bắc Hàn đã phóng thử ít nhất là
6 tên lửa trong đó có 5 tên lửa tầm trung và một tầm xa Taepodong-2 mà tầm bắn
là 6000 Km, tức có thể phóng tới nhiều phần đất của Hoa Kỳ. Ba tháng sau, vào
ngày Mùng 9 tháng 10 năm 2006 Bắc Hàn lại thực hiện một cuộc thử nghiệm bom hạt
nhân đầu tiên tại một địa điểm phía Bắc của tỉnh Hamkyon, một vùng thuộc Miền
Đông Bắc xa xôi của Bắc Hàn, cách biên giới Trung Quốc khỏang 120Km.
Theo thống tấn xã Bắc Hàn KCNA thì vụ nổ lúc đó được thực hiện
ngầm dưới đất và đã thành công mà không có sự rò rỉ phóng xạ. Hội Đồng Bảo An
Liên Hiệp Quốc đã họp, nhưng không đạt được thống nhất về một biện pháp chế tài
mạnh mẽ nào đối với Bắc Hàn vì có sự ngăn cản của Nga và Trung Quốc. Trung quốc
dù cũng lên án việc thử vũ khí hạt nhân, nhưng vẫn kêu gọi Bắc Hàn trở lại bàn
đàm phán và không chấp nhận biện pháp trừng phạt quân sự đối với Bắc Hàn. Phát
ngôn nhân Bộ Ngọai Giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu khi đó nói “ Chúng tôi kiên
quyết phản đối dùng quân sự để giải quyết việc trang bị vũ khí nguyên tử trên
bán đảo Triều Tiên. Đó là quan điểm trước sau như một của chúng tôi”. Mãi sau
này, khi Bình Nhưỡng gia tăng các cuộc thử nghiệm hạt nhân, Bắc Kinh mới miễn
cưỡng tham gia nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (lá mặt), song vẫn ngầm
hổ trợ (lá trái)
Thế nên từ đó đến nay Bắc Triều Tiên đã tiếp tục thực hiện đến
cả chục cuộc thử nghiệp hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa,
bất chấp mọi biện pháp trừng phạt gia tăng cường độ của Liên Hiệp Quốc. Trong
khi Bắc Kinh thì vẫn tiếp tục đối sách lập lờ hai mặt “lá mặt lá trái”.
Đến đây có lẽ ai cũng hiểu,vì sao chế độ Bắc Triều Tiên dám
ngoan cố và tiếp tục có hành động ngang ngược, thách thức quốc tế như vậy, nếu
không phải vì Bắc Kinh đã, đang và tiếp tục là chỗ dựa vững chắc của Bình Nhưỡng?
Và như thế mọi biểu hiện mâu thuẫn trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng,
nhất là trên hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, bao lâu nay đều mang tính giả tạo.
Vì nó không đúng với thực chất mối quan hệ bao lâu nay,giữa một cường quốc đại
Hán theo chủ nghĩa bá quyền (Trung Quốc) đất rộng (9.632.790 km2), người đông,
(khoảngtrên 1 tỷ 300 triệu) đầy tham vọng bá quyền; với một tiểu nhược quốc
láng giềng có “sông liền sông, núi liền núi” (Bắc Triều Tiên), đất hẹp (122.762
km2), ít người (khoảng 40 triệu) tự cô lập với thế giới, từ quá khứ đến hiện tại
luôn lệ thuộc mọi mặt và đã chấp nhận là công cụ của cường quốc này để sống
còn.
Tất nhiên, hơn ai hết các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã biết và chắc
phải biết thực chất mối quan hệ Trung-Triều và vai trò của Trung Quốc trên hồ
sơ hạt nhận Bắc Triều Tiên. Chẳng thế mà vào Tháng Tư năm nay, khi gặp Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago, Florida, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump
đã “tuýt” rằng ông sẽ trao đổi với nhà lãnh đạo Trung Quốc: Không tấn công
thương mại nước Tàu nữa; để đổi lại, họ Tập sẽ dạy bảo Kim Jong Un đừng đi quá
trớn.Thế những kết quả trao đổi này vẫn chưa xảy ra trên thực tế. Phải chăng Bắc
Kinh muốn mà cả đòi hỏi thêm nữa sự nhượng bộ của Washington, tỷ như đòi Hoa Kỳ
và Nam Hàn phải ngưng tập trận chung và rút giàn phi đạn chống hỏa tiễn THAAD
đi chỗ khác, rồi mới “Bảo Kim Yong Un” ngưng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn
đạo, rồi “ép” phải ngồi vào bàn hội nghị để đi đến giải pháp chung cuộc trên hồ
sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên? Nếu giả như Bình Nhưỡng không nghe (hay làm bộ
không nghe), Bắc Kinh sẽ “Cắt hoàn toàn nguồn máu” nuôi sống Bình Nhưỡng bấy
lâu nay, để chứng tỏ hiệu quả do uy lực, cũng là công sức của mình tạo ra trong
việc mặc cả, trao đổi lợi ích với Hoa Kỳ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét