Thiền
Lâm
Ngày 24/7/2017, Việt Nam phải yêu cầu ngừng
hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với
Việt Nam - ngay tại Bãi Tư Chính mà vẫn được Bộ Ngoại giao chiến đấu võ miệng
“thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Tâm thế “giương cờ trắng”
quá dễ và quá nhanh vào lúc Trung Quốc mới chỉ tung một đòn phủ đầu tâm lý là
một bằng chứng không thể rõ hơn: Bộ Chính trị Hà Nội đã trở nên yếu ớt đến mức bị
“người đồng chí 4 tốt” o ép theo cách có muốn kiếm tiền ngay trong vùng hải
phận của mình cũng không còn được.
'Giương cờ trắng’ ở Bãi Tư Chính: Càng bế tắc nguồn thu ngân sách
Chưa bao giờ kể từ năm 1975, hoàn
cảnh thu nhập của chính quyền Việt Nam lại “đồng cảm” với dân chúng như bây giờ.
Dân Việt vốn đã sẵn lầm than. Sau vụ
nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh gây ra thảm họa đầu độc biển cả và giết sạch cá mú
vào năm 2016, rất nhiều ngư dân đã phải cho tàu đi đến các vùng hải phận của
Philippines, Indonesia, Thái Lan… để đánh bắt hải sản trái phép. Ở những nơi xa
xôi ấy, đã liên tục xảy ra các vụ ngư dân Việt bị nhà đương cục bắt giữ, phá hủy
tàu cá rồi sau đó được thả về Việt Nam không một xu dính túi.
Trong khi đó, tình hình ngân sách
chính phủ (bao gồm cả ngân sách đảng cầm quyền) cũng “hoàn cảnh” không kém. Sau
tiết lộ chấn động “ngân sách trung ương chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết
chi cho cái gì” của Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh vào cuối năm
2015, đến đầu năm 2017 chính tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thốt ra lời
cảnh báo “sụp đổ tài khóa quốc gia”. Tình trạng ngân sách cho đến lúc đó là “khó
khăn gấp bội năm 2016” - như tiết lộ của vài chuyên gia tài chính của chính
quyền.
Một trong những “khó khăn gấp bội”
như thế có nguồn gốc từ thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô.
Vào năm 2014, số thu từ xuất khẩu dầu thô của chính quyền Việt
Nam còn đạt hơn 100 ngàn tỷ đồng do dầu thô quốc tế có mặt bằng giá rất cao, có
lúc đạt đến 118 USD/thùng. Đây được xem là “khoản thu lớn đáng quan tâm nhất
trong cơ cấu ngân sách”. Nhưng từ năm 2015 đến nay, giá dầu thô quốc tế đã sụt
gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm
khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 - 60.000 tỷ đồng.
Làm thế nào để “bù đắp khó khăn ngân
sách” và kiếm được 60.000 tỷ đồng bị hụt thu trên?
Nếu chiến dịch tăng thuế “bảo vệ môi
trường” từ 3.000 đồng/lít vọt lên đến 8.000 đồng/lít được tiến hành trót lọt,
ngân sách trung ương sẽ đạt được số thu 100.000 tỷ đồng hàng năm, so với hiện
tại chỉ có khoảng 40.000 tỷ đồng.
Theo đó, 50.000 - 60.000 tỷ đồng
chính là số tiền mà ngân sách đang thiếu hụt, cần phải “tái cơ cấu” và do vậy
thuế “bảo vệ môi trường” cần phải được tăng gấp gần 3 lần, đánh thẳng vào đầu
dân, bất chấp đời sống đại đa số dân tình Việt Nam đã chuyển vào cảnh thắt lưng
buộc bụng từ vài ba năm qua và chắc chắn còn khốn quẫn hơn nhiều trong vài ba
năm tới.
Ngoài ra, còn có một phương kế khác
để tăng thu. Tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2017, Chính phủ đã nêu ra một
đề xuất đặc biệt: gia tăng sản lượng khai thác dầu thô. Tuy nhiên, phía Ủy ban
kinh tế quốc hội lại “lăn tăn” trước đề xuất này. Lý do đơn giản là trữ lượng dầu
thô của Việt Nam chẳng còn bao nhiêu, do đó “cứ đào lên mà ăn” như tốc độ hiện nay
thì chẳng mấy lúc sẽ hết sạch.
Cần phải tìm ra những nguồn trữ lượng
mới. Một trong những tiềm năng có thể cứu vãn ngân sách là mỏ khí đốt Cá Rồng
Đỏ ở lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính. Nếu Công ty Repsol của Tây Ban Nha - đã bỏ
ra chi phí ban đầu đến 300 triệu USD - khoan thăm dò thành công thì ngân sách cùng
chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.
Nhưng giờ đây lại là hoàn cảnh “khó
chồng khó”. Trong lúc hầu hết nguồn ngoại viện như tài trợ ODA, kiều hối đều
giảm sút trầm trọng, nguồn thu ngoại tệ từ khí đốt của ngân sách Việt Nam lại
bị “bạn vàng” Trung Quốc uy hiếp và khống chế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét