Ông Trump từng nói ông Flynn là "người tuyệt vời", "bị truyền thông đối xử bất công" vài ngày sau khi sa thải ông ta
Như tờ The Economist nhận xét “những tràng tweet vớ vẩn vào lúc sáng sớm” là một chuyện chả có gì mới lạ dưới thời của Tổng Thống Donald Trump. Thêm vào đó, khuynh hướng ưa thích tấn công đồng minh, hay là khuyến khích những nhóm kỳ thị sắc tộc cũng chẳng có gì mới.
Nhưng vào sáng 29 Tháng Mười Một vừa qua, tổng thống đã đạt được một kỷ lục hiếm có – nhận được một lúc hai chỉ trích từ hai đồng minh Tây phương – qua việc ông tweet lại ba đoạn video chống Hồi Giáo từ một nhóm quá khích cực hữu ở Anh.
Hành động của tổng thống đã khiến phát ngôn viên James Slack của Thủ Tướng Theresa May phải lên tiếng. Ông nói “Việc tổng thống đã làm là sai lầm.” Ông diễn tả nhóm này, mang cái tên là Britain First, là một nhóm “muốn chia rẽ cộng đồng bởi những câu chuyện hận thù chào mời những lời nói láo và khơi ngòi căng thẳng.”
Sự việc tổng thống đã cho phổ biến ba video hoàn toàn giả mạo từ một đám kỳ thị ít người biết đến ngay ở Anh cho 43.6 triệu người theo ông trên Twitter thực ra cũng chả có gì lạ. Nhưng ngay sau đó, ông đã chỉ trích luôn cả thủ tướng Anh, chỉ vì văn phòng của bà đã chỉ trích ông, như lời của tờ The Economist, đã suy nghĩ “với hai ngón tay của mình.”
Điều làm nhiều người ở Anh không hiểu làm sao mà tổng thống biết đến cái nhóm tự nhận mình là Britain First. Nhờ ơn tổng thống, Britain First nay trở thành nổi tiếng bởi từ trước đến nay họ ở bên lề của những kẻ bên lề. Thành viên của họ là một bầy vô tích sự, quá ngu xuẩn để che giấu sự thù hận của họ với những người mang màu da khác.
Lãnh tụ của nhóm này, một ông tên là Paul Golding, đã bị trục xuất ra khỏi một đảng cũng chỉ khá hơn họ một chút, đảng British National Party, vốn thích cờ chữ vạn lộn ngược và trong bao nhiêu năm nay, chưa bao giờ chiếm nổi quá 1% số phiếu trong mọi cuộc bầu cử. Ông Golding tuy vậy còn bị coi là quá kỳ thị ngay cả đối với đảng BNP khi ông gây sự với thành viên không da trắng duy nhất trong đảng. Cũng xin thêm ông Golding thuộc loại thích gây sự. Ông đã từng bị phạt vạ vì hành hung.
Với hầu như chả ai biết đến Britain First, ngay cả ở Anh, ông Trump hẳn chọn họ bởi cái tên của họ hơi giống America First của ông và do đó hẳn là tốt. Hơn thế những điều họ chia sẻ hợp với nhãn quan của ông về Hồi Giáo nữa. Đó, như The Economist kết luận, là đủ để cho tổng thống ủng hộ họ.
Điều thứ nhì khiến câu chuyện trở thành ồn ào là vì tổng thống là một người vô cùng dễ bị đụng chạm. Mặc dầu đã trở thành người quyền lực nhất địa cầu này, ông lúc nào cũng nghĩ là mình bị tấn công. Thành ra khi nhân viên của bà May chỉ trích ông về cái vụ này, ông không thể nào nhịn được. Và ông bèn phản ứng “Theresa, đừng tập trung vào tôi, hãy tập trung vào khủng bố quá khích Hồi Giáo phá hoại đang xảy ra bên trong Liên Hiệp Vương Quốc. We are doing fine!”
Hẳn chúng ta còn chưa quên khi tổng thống bị chỉ trích vì ông chỉ trích Đô Trưởng Sadique Khan của Luân Đôn, một người Hồi Giáo, sau một vụ tấn công khủng bố, ông bèn phản ứng điên cuồng. Cũng vậy, phản ứng của ông khi bị chỉ trích về những nhận xét của ông đối với vụ Charlottesville chỉ làm ông thêm gây gổ.
Bà May không phải là người duy nhất bực mình vì tổng thống. Ở Quốc Hội Anh, các dân biểu, kể cả một vị bộ trưởng trong chính phủ, đã đua nhau lên án ông. Đến ông Nigel Farage, một người bạn đồng chí của ông cũng còn phải bảo “Đi quá xa rồi.”
Các viên chức ở Hòa Lan cũng tham gia bởi một trong những video đó là một cảnh ở Hòa Lan. Công tố viên trưởng của Hòa Lan xác nhận với báo chí hai thiếu niên trong đoạn video một thiếu niên đánh một thiếu niên khác tàn tật, đều là người Hòa Lan, không phải người ngoại quốc, và vụ này đã được xét xử, thiếu niên hành hung người tàn tật đã bị trừng phạt. Tòa đại sứ Hòa Lan ở Washington sau khi phổ biến chi tiết còn thêm một lời chỉ trích cay đắng “Facts do matter. Sự thật đáng nói.”
Tội nghiệp cho bà thủ tướng Anh, nay bà đang bị áp lực từ mọi nơi để gây sự với tổng thống, trong khi chính phủ của bà đang hy vọng là có được một thỏa thuận mậu dịch với Hoa Kỳ một khi Anh rời Liên Hiệp Âu Châu. Bà phải chỉ trích ông Trump, một hành động tính toán, bởi không lên tiếng không được. Nhưng còn về việc mọi người nay đang đòi bà phải hủy chuyến quốc du mà bà đã lỡ mời tổng thống thì thật phiền toái.
Nhiều lãnh tụ thế giới, từ ông Emmanuel Macron của Pháp đến các ông hoàng Ả Rập của Saudi Arabia, đều đã sớm khám phá là tổng thống rất mê lễ nghi quân cách, mà cái nghề đó Anh phải nói là không ai sánh nổi. Bà May đã nghĩ ra cách hay nhất để chiêu dụ tổng thống là mời ông với đủ lễ nghi quân cách đến thăm Anh với tư cách là một quốc khách của nữ hoàng. Đi xe tứ mã, đến ngủ ở điện Buckingham, đó là những nghi thức bình thường của một chuyến công du như vậy. Hơn thế, nữ hoàng một năm chỉ chịu tiếp có hai vị quốc khách thành ra đó là một vinh dự hiếm có, chỉ dành cho các vị lãnh tụ tối cao.
Nhưng ai cũng biết tổng thống không thích chỉ trích. Lần này, tuy vậy bà May đã phải bấm bụng chỉ trích tổng thống. Và bà hẳn tính toán là tuy có thể làm ông bực mình giây lát nhưng đáng làm. Tổng thống, thật như một phép lạ, đã đoàn kết được tất cả các vị dân cử của Quốc Hội Anh, vốn hiện nay không đồng ý được về bất cứ một vấn đề gì. Tổng thống còn khuyến khích và thúc đẩy tinh thần liên tôn. Các nhân vật quan trọng trong Hồi Giáo ở Anh đã tham gia cùng Đức Tổng Giám Mục Canterbury, Tiến Sĩ Justin Welby, trên thực tế là giáo chủ của giáo hội Anh Giáo. Vị Rabbi trưởng của Do Thái Giáo ở Anh Ephraim Mirvis, thì ngay từ trước đã tuyên bố ông nghĩ ông Trump là một người kỳ thị sắc tộc thành ra khỏi nói.
Ngay sau khi tổng thống đắc cử, với tư cách là đồng minh đầu tiên đến thăm tổng thống, bà May đã nắm tay tổng thống đi trong hành lang Tòa Bạch Ốc, và dĩ nhiên đã đưa ra lời mời, một lời mời mà nhiều người ở Anh hiện nay nghĩ là hơi quá sớm. Sau này nghĩ lại, Anh đề nghị giảm bớt một số nghi thức. Nhưng khổ một nỗi tổng thống muốn đủ cả nghi thức, từ xe ngựa sơn son thếp vàng tuần hành dọc theo đại lộ đến điện Buckingham với các quân nhân của đội Kỵ Binh Hoàng Gia tháp tùng. Phía chính phủ Anh nghĩ là có lẽ tốt hơn và an toàn hơn nếu tổng thống đáp trực thăng đến thẳng sân sau của nữ hoàng, tránh đám đông biểu tình phản đối. Nếu cuộc quốc du xảy ra vào ngày mai, sợ không phải chỉ có biểu tình mà còn có đại loạn nữa.
Nhưng dầu sao mọi sự cũng không hẳn đến nỗi quá tệ. Tin mừng cho liên hệ truyền thống giữa hai đồng minh xuyên Đại Tây Dương là xích mích mà tổng thống có với những đồng minh trung thành nhất không kéo dài. Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull là nạn nhân sớm của cơn thịnh nộ của tổng thống, nhưng rồi liên hệ Mỹ-Úc đã trở lại bình thường.
Vả lại, nền tảng của liên hệ thực sự đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Anh là chia sẻ tình báo và ngoại giao, vốn như tờ The Economist giải thích, có khả năng đề kháng với tweet.
Hơn thế, bà May, đang phải điều đình một cuộc ly dị phức tạp nhất lịch sử nhân loại, trong khi bị cản trở bởi việc bà không được dân chúng ưa, và một nội các chỉ thích phá hoại, thì đụng độ với ông Trump nhiều khi lại giúp bà có thêm ủng hộ. Nếu quý vị không tin, hãy đọc báo chí Anh. Rất nhiều bài bình luận đã khen bà thủ tướng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét