Bộ trưởng Trương
Quang Nghĩa nói ngôn ngữ của ai và bảo vệ cho ai?
Chắc hẳn khi đặt bút ký vào “bản hợp đồng vô hiệu” (cụm từ
mà một quan chức cao cấp của Quốc hội đã dùng để trực chỉ vụ “sân golf trong
sân bay”), nhóm lợi ích sân golf TSN - bị dư luận cho rằng liên quan mật thiết
đến nhiều quan chức Bộ Gaio thông Vận tải, Bộ Quốc phòng… - không thể tưởng tượng
nổi vào một lúc nào đó sân bay TSN sẽ bị kẹt cả dưới đất lẫn trên trời, để khiến
phát sinh áp lực ghê gớm của xã hội, kéo đến áp lực chẳng đặng đừng của Bộ
Chính trị và Chính phủ, về việc “phải trả sân golf cho sân bay”.
Chỉ ít lâu sau kỳ họp quốc hội tháng 5- 6 năm 29017 với một
làn sóng ồn ã chưa từng có của các đại biểu về vụ sân golf TSN, buổi sáng ngày
20/7/2017 đã chứng kiến một thảm họa kẹt xe trầm trọng mà càng khiến nhóm lợi
ích sân golf méo mặt.
Buổi sáng hôm đó, mặc dù không có sự cố nào xảy ra nhưng nhiều
tuyến đường quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất như Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Trần
Quốc Hoàn, Trường Sơn... vẫn xảy ra tình trạng kẹt xe. Từ 9h, các phương tiện xếp
hàng dài nhích từng chút trước cổng sân bay. Đây cũng là nơi cầu vượt 240 tỷ đồng
vừa được đưa vào sử dụng để giảm thiểu nạn ùn tắc giao thông.
Nhưng trên cầu vượt lại vắng xe, trong khi dưới lòng đường
chật cứng phương tiện vào trưa 20/7 khiến người dân bức xúc cho rằng, công
trình “giải cứu” kẹt xe ở sân bay Tân Sơn Nhất phản tác dụng.
Nhiều giờ liền, người dân chỉ có thể nhúc nhích trên đường,
cố thoát ra khỏi dòng xe đang quyện vào nhau, vô cùng bức bối. Hành khách phải
xuống xe giữa đường, xách va ly chạy vào sân bay để kịp giờ làm thủ tục hàng
không. Cảnh tượng vô cùng nháo nhác và thảm hại…
Một lần nữa, giới quản lý phải bàn gấp việc “mở thêm cửa”
cho sân bay TSN. Theo Sở GTVT TP.HCM, nhiều khu đất quốc phòng đã được các đơn
vị thống nhất bàn giao cho TP.HCM nhằm thực hiện các dự án kéo giảm ùn tắc giao
thông khu vực xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện nhiều khu đất hiện vẫn chưa
được bàn giao nên Sở GTVT TP.HCM đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị có
liên quan sớm bàn giao các khu đất để UBND TP nhanh chóng thực hiện dự án.
Nhưng trong một chuyến làm việc tại TP.HCM vào tháng 7/2017,
Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch lại “đá” trách nhiệm, cho rằng bộ này đã bàn
giao đất quốc phòng nhưng chính Bộ GTVT và chính quyền TP.HCM mới là hai cơ
quan chậm trễ trong việc triển khai…
Nếu quả tình ông Ngô Xuân Lịch không muốn dính dáng đến nhóm
lợi ích sân golf TSN, nhân vật mang nhiều dấu hiệu “dính đậm” lại là Bộ trưởng
GTVT Trương Quang Nghĩa.
Cần nhắc lại, tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2017, một
hiện tượng rất đáng bị điều tra đến nơi đến chốn là Bộ GTVT - cơ quan chủ quản
của sân bay dân sự Tân Sơn Nhất và sẽ là chủ thể được hưởng lợi nếu sân golf bị
thu hồi để trả diện tích 157 ha về cho sân bay, lại tìm đủ mọi cách để bảo vệ
cho phương án “chuyển Tân Sơn Nhất về Long Thành”. Khi đó, Bộ trưởng GTVT
Trương Quang Nghĩa đã thuyết mị: “Chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ càng, các đồng
chí bên Bộ Quốc phòng cũng rất ủng hộ, nhưng việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
về phía bắc là hoàn toàn không khả thi”.
Phát biểu trên đã bị công luận phản ứng mạnh mẽ. Một phát biểu
“có mùi”.
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa lại là người kế nhiệm đời
bộ trưởng cũ là Đinh La Thăng.
Đinh La Thăng lại là người từng tuyên bố “sân bay Long Thành
là món nợ với nhân dân”. Còn Bộ Giao thông Vận tải đã “vẽ” dự toán làm sân bay
Long Thành lên đến 18 tỷ USD… để trình Quốc hội ‘gật”…
Vậy Bộ trưởng Nghĩa nói ngôn ngữ của ai và bảo vệ cho ai?
Vào tháng 3/2017, một bài viết trên Facebook Chống quan tham
đã nêu ra một khả năng cực kỳ đáng lo ngại: một khi sân bay Long Thành đi vào
hoạt động và toàn bộ hành khách của sân bay TSN sẽ chuyển về sân bay Long
Thành, 800 ha đất vàng của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ rơi vào tay một đại gia của
nhóm lợi ích quân đội là ông Dương Công Minh.
Nhưng giờ đây, nhóm lợi ích sân golf TSN lẫn nhóm lợi ích
sân bay Long Thành đang kẹt cứng: trong khi “chỉ có” 18 ngàn tỷ đồng để giải tỏa
bồi thường cho dự án sân bay Long Thành mà Quốc hội còn không biết tìm đâu ra,
tương lai thi công sân bay Long Thành đến 18 tỷ USD thật quá xa vời, trong bối
cảnh nguồn ODA từ quốc tế hầu như đã kẹt cứng.
Mà nếu không “bứng” được sân bay TSN về Long Thành, hầu như
chắc chắn những đại gia - quan chức sẽ phải “nhả” sân golf TSN cho sân bay. Bởi
nếu không, tất cả sẽ không chỉ là thảm họa kẹt giao thông mà còn có thể biến
thành thảm họa chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét