Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Vì sao ‘chính trị nguồn nước’ sẽ định hình thế kỷ 21



Các nguồn nước đã luôn tạo thành ranh giới tự nhiên giữa các quốc gia, buộc người con người phải nghĩ ra cách để chia sẻ nước một cách hòa bình. Getty Images


Trong những thập niên tới, nguồn cung cấp nước có khả năng ảnh hưởng đến địa chính trị, ngoại giao và thậm chí xung đột.



Trong bộ phim Quantum of Solace (Định mức khuây khỏa) năm 2008, James Bond (007) chống lại một xu hướng tổ chức tội phạm thống trị toàn cầu. Người ta nghĩ rằng phim này sẽ ầm ĩ ... nhưng mạng lưới tội ác này lại không sử dụng laser hoặc tên lửa để gây tàn phá. Không, tổ chức Quantum có một kế hoạch nham hiểm là chiếm quyền kiểm soát nguồn nước của Bolivia.


Trong khi vai trò của tổ chức xấu xa trong phim có thể không có thật, điều hư cấu này nêu lên một kịch bản đáng để xem xét nghiêm túc: điều gì sẽ xảy ra nếu nguồn nước của một đất nước bị cắt đứt? Sự kiệt quệ toàn cầu sẽ là cái gì?



Hãy suy nghĩ điều đó: chắc chắn là ta cần nước để tồn tại. Nhưng nước cũng thúc đẩy thương mại, mậu dịch, đổi mới và sự thành công về kinh tế. Nước vẫn là quan trọng từ xa xưa, từ sông Nile ở Ai Cập cổ đại tới sông Amazon trong rừng nhiệt đới Brazil.



Trong khi các nguồn nước thường tạo ra các biên giới tự nhiên giữa các quốc gia, nhiều quốc gia có xu hướng chia sẻ sự tiếp cận tới các sông hoặc hồ, thí dụ sông Nile chạy qua gần một chục quốc gia. Loài người dễ xảy ra xung đột, nhưng cũng ngạc nhiên là đã có ít xung đột vì lý do nguồn nước.



Các chuyên gia đồng ý rằng nếu không có nước, sẽ không có hòa bình thế giới. Đó là lý do tại sao một trong những thách thức lớn của vài thập niên tới có thể sẽ là duy trì sự cân bằng cực kỳ nhạy cảm này trong quản lý nguồn nước. Trong thế kỷ 21, nguồn nước ngọt đang cạn dần, thay đổi khí hậu đang làm nước biển dâng và thay đổi biên giới, sự bùng nổ dân số đang đè nặng lên nguồn tài nguyên thế giới, và chủ nghĩa quốc thái quá trên gia toàn cầu đang thách thức quan hệ ngoại giao. Trong khi đó, nhu cầu về nước dự kiến sẽ tăng lên 55% trong khoảng từ 2000 đến 2050. Trong thế kỷ tới, về giá trị của nó như một nguồn tài nguyên toàn cầu, nước được gọi là “sự kế tiếp của dầu.”



Vậy chúng ta có thể làm gì để đảm bảo có nước trên toàn cầu, và cũng là hòa bình toàn cầu?


Hòa bình thế giới phụ thuộc vào chính trị nguồn nước


Hạn hán và thay đổi khí hậu sẽ làm cho ngoại giao do vấn đề nước trở thành một hoạt động cốt yếu trong thế kỷ 21.Getty Images


Vai trò của nước trong việc định hình chính trị đã có từ nhiều thế kỷ trước. “Trong thế giới cổ đại, các nguồn nước lớn tạo ranh giới tự nhiên giữa con người và các quốc gia,” Zenia Tata, giám đốc điều hành phát triển toàn cầu và mở rộng quốc tế tại XPrize, một tổ chức đang cạnh tranh trên toàn thế giới về các giải pháp sáng tạo quản lý nước, nói. “Nhưng hình ảnh địa chính trị ngày nay khác nhiều rồi,” và tiếp cận với nước là điều tối quan trọng.



Ở nhiều nơi trên thế giới, các nguồn nước chảy qua nhiều quốc gia hoặc tiếp giáp biên giới của nhiều quốc gia. Đó là cớ để cái gọi là “quyền ven sông nước” nhảy vào cuộc.



Trong trường hợp của một con sông, các quốc gia thượng lưu, nơi dòng sông bắt nguồn, được mặc nhiên hưởng quyền lực và lợi thế đối với các nước ở hạ lưu. Những loại điểm nóng như vậy có rất nhiều. Và thường ở những nơi đã sẵn có căng thẳng.



Ở Trung Đông, lưu vực sông Jordan là nguồn nước chính cho nhiều vùng, bao gồm cả Jordan, Palestine, và Israel, là các vùng có căng thẳng chính trị kéo dài. Trong khi đó, ở Syria, đợt hạn hán tồi tệ nhất của gần một thiên niên kỷ đã phần nào là nguyên nhân của cuộc nội chiến phân chia thế hệ của đất nước và sự cực đoan hóa mà nó đã dẫn tới sự hình thành cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo.



Ai Cập và Ethiopia đã tranh chấp việc sử nước của sông Nile trong nhiều thế kỷ: con sông mang tính biểu tượng bắt nguồn từ Ethiopia, nhưng kết thúc ở Ai Cập, nó tạo ra mối quan hệ tranh chấp vốn có. Năm 2015, Ai Cập và Ethiopia đã gác lại một số khác biệt để xây dựng Đập Lớn Phục Hưng Ethiopia trên sông này, đây là đập lớn nhất của châu Phi và sẽ khai trương vào tháng 7. Các quốc gia cũng ký một thỏa thuận nhằm đảm bảo việc tiếp cận nước sông được công bằng.



Tata cho biết nhiều thị trường phát triển và mới nổi có những thách thức tương tự: “Thí dụ như hợp đồng 99 năm của Malaysia với Singapore, cho phép họ được dùng nước ngọt phải trả tiền của sông Johor,” Tata nói. “Singapore được cho là một trong những quốc gia tiến bộ nhất trên hành tinh, nhưng nếu không có đủ nguồn nước ngọt, tất cả các ngành công nghiệp, thương mại, mậu dịch và văn hoá sẽ ngừng trệ.”



Theo Viện Thái Bình Dương, một tổ chức phi lợi nhuận về thông tin tài nguyên nước ở California, đã có hàng chục cuộc xung đột liên quan đến nước trên thế giới từ năm 2000TCN đến nay.



Vậy làm thế nào để đảm bảo rằng mọi người đều có đủ nước, và do đó giữ được hòa bình tương đối trên thế giới trong thế kỷ 21? Câu trả lời thực sự sẽ không nằm ở các quốc gia kiểm soát nguồn cung cấp nước ở cái gọi là “cuộc tranh giành nước” mà câu trả lời là các nước có nhiều lương thực và nhiều nước xuất khẩu các mặt hàng này như thế nào sang các nước khác.


Phân chia nước

Các quốc gia có du thừa nước xuất khẩu “nước ảo” trên toàn thế giới, tức là nước tiềm ẩn trong sản phẩm, như lúa mì và thịt. Getty Images



Mặc dù đã có nhiều cuộc xung đột liên quan đến nước trong nhiều thiên niên kỷ qua nhưng thực tế chỉ có rất ít việc chuyển nước qua biên giới quốc gia.



Có ba vấn đề chính khi nói đến nước trong thế kỷ 21, Aaron Wolf nói. Ông là giáo sư địa lý của Đại học Bang Oregon chuyên về quản lý tài nguyên nước và chính sách môi trường.



Vấn đề đầu tiên là rõ ràng nhất: sự khan hiếm nước. Sự thiếu nước an toàn và đáng tin cậy đã giết chết nhiều người trên khắp thế giới như do bệnh sốt rét và HIV/AIDS.



Vấn đề thứ hai là sự liên can chính trị của sự khan hiếm đó. Ví dụ, tại Syria, tình trạng hạn hán (làm đổi lịch sử) đã thu hút thêm người tới ở thành phố, làm tăng giá lương thực, và làm trầm trọng thêm căng thẳng đã sẵn có trong nước. Cuối cùng họ thành những “người tị nạn khí hậu”, di chuyển sang các nước khác để tìm kiếm những nơi có sẵn nước hơn, rồi từ đó có thể làm bùng cháy ngọn lửa căng thẳng về chính trị.



Vấn đề chính thứ ba, và có lẽ được nói đến ít nhất, theo các chuyên gia, là dòng chảy của nước xuyên biên giới. Nói cách khác: nước di chuyển giữa các quốc gia. Và đó là điều mà quyền của nước ven sông nước bước vào cuộc chơi.



Nhưng đây là điểm khó nhận biết, phần thứ ba của vấn đề nan giải thực tế là phần đáng lạc quan nhất, Wolf nói, vì cho đến nay có rất ít cuộc xô xát bạo lực đối với các dòng nước xuyên biên giới.



Thách thức lớn: xây dựng ngoại giao nguồn nước



Mặc dù những tiêu đề gây hoang mang về “chiến tranh nguồn nước”, nhưng thế kỷ 21 có ít những mối đe dọa mới và độc nhất làm phức tạp hơn bao giờ hết ngoại giao nguồn nước.



Sự bùng nổ dân số, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi, gây căng thẳng cho nguồn tài nguyên. Nhiệt độ toàn cầu gia tăng làm cạn kiệt một số nguồn nước. Và sự gia tăng của chủ nghĩa quốc gia trên toàn thế giới có thể cản trở những nỗ lực ngoại giao ở khắp mọi nơi.



Vì vậy, tại Đại học Oregon State, Wolf đang giúp tổ chức Chương Trình Quản lý Xung Đột Về Nước nhằm xác định những nơi mà căng thẳng ngoại giao nguồn nước sắp sửa tăng lên trong vòng ba đến năm năm tới. Ví dụ, Afghanistan là một quốc gia thượng nguồn của nhiều quốc gia trong khu vực, và đang cố gắng sử dụng lợi thế đó để phát triển nền kinh tế. Đối với một quốc gia đã trải qua nhiều thập niên thập chiến tranh và biến động, sức mạnh chính trị về nguồn nước như của sông Kabul sẽ có thể là một ân huệ.



Đó là lý do tại sao lại có sự ham muốn nghiên cứu ngày càng tăng về một nhận thức của không chỉ với chính trị nguồn nước, mà còn với ngoại giao nguồn nước là trong khi nước có thể gây xung đột tiềm ẩn rõ ràng thì nó cũng có thể đẩy nhanh hợp tác toàn cầu.



“Chúng tôi đang xây dựng thế hệ tiếp theo của các nhà ngoại giao nguồn nước,” Wolf nói.



Giải pháp? Trả tiền nhiều hơn cho nông dân



Nhưng giữa những thay đổi này trong cảnh quan chính trị nguồn nước, các chuyên gia khuyên chúng ta nên nhớ rằng không phải tất cả nước tồn tại ở các sông, hồ và đại dương.



Có nước trong đất, đất mà nông dân sử dụng để trồng rau, hoa màu và thức ăn gia súc. Và nước từ trong đất này được chuyển thành các sản phẩm, cho dù đó là lúa mỳ hoặc thịt bò, trước khi chúng được vận chuyển từ các quốc gia đủ nước sang những nước thiếu nước. Điều này được gọi là “nước ảo”, một thuật ngữ do John Anthony Allan nghĩ ra, ông ở trường King's College London, chuyên về các vấn đề nước, chính sách và nông nghiệp. “Nước ảo” sẽ đóng một vai trò rất lớn trong thế kỷ 21.



Nếu bạn đưa nước ảo vào hình ảnh chung thì nông dân đang quản lý phần lớn lượng nước trong chuỗi cung ứng. Và ở những quốc gia thiếu nước thì nước trong sản phẩm nhập khẩu là một thành phần. Riêng ở Châu Âu, 40% “nước ảo” này đến từ bên ngoài lục địa.



Ở đây vấn đề là nông dân không được trả tiền đủ cho vai trò quan trọng trong giao dịch đó. Và khi thực phẩm đến được nước đến, các chính trị gia ở nước này sử dụng trợ cấp để giữ giá thực phẩm ở mức thấp. Vì sao? Các chính trị gia muốn duy trì hòa bình trong dân, họ muốn người dân sống trong giả định rằng dân sẽ có thể đi đến cửa hàng và thấy thức ăn sẵn có trên kệ.



“Các chính phủ đã nỗ lực rất nhiều để đảm bảo rằng có đủ thực phẩm với giá phải chăng trên thị trường,” Allan nói. “Có những lực lượng được hình thành để làm giảm giá, có áp lực để giữ cho giá thực phẩm rẻ.”



Đối với các quốc gia dư thừa nước như Mỹ hoặc Canada, họ bán những sản phẩm này cho các quốc gia thiếu nước hơn với giá thấp. Hơn 60% trong số khoảng 220 quốc gia trên thế giới là nước nhập khẩu lớn về lương thực . Nói cách khác, 160 quốc gia phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu, và vào lượng nước cần thiết để tạo ra chúng.



“Thế giới đang ở trong hòa bình bởi vì chúng ta có thương mại nước ảo.” Allan nói. “Nó được giải quyết âm thầm. Tiết lộ việc thương mại nước ảo như một giải pháp là điều các chính trị gia không muốn làm bởi vì họ muốn cho thấy rằng họ đang quản lý tốt đất nước.”



Nhưng trên thực tế, nước đi vào trong thực phẩm của đất nước là từ nơi khác đưa đến. Đó là lý do tại sao ngoại giao nguồn nước là một trong những anh hùng vô danh trong việc duy trì sự ổn định toàn cầu mà bạn không bao giờ nghe thấy.



Đó cũng là lý do tại sao thách thức lớn tiếp theo của nước không chỉ đảm bảo rằng nó được quản lý một cách thận trọng và êm ả giữa các quốc gia để có thể đáp ứng cho dân số ngày càng tăng của thế giới. Đó là giúp đỡ những người nông dân sống ở những quốc gia có nhiều nước làm việc thành công, và quản lý nguồn nước đó và phân phối như thế nào đến những nơi khô hạn hơn.



Tất nhiên các nước cần thực phẩm giá rẻ, đặc biệt là ở những nơi công dân có thu nhập thấp hơn. Nhưng công chúng cần biết rằng nhập khẩu, xuất khẩu và ngoại giao nguồn nước là những gì thực sự giữ các quốc gia thiếu nước có được sự cân bằng. Trong thế giới toàn cầu hóa của thế kỷ 21, vấn đề không chỉ những quốc gia ở vị trí nào dọc dòng chảy của một con sông. Đó là việc cùng nhau chia sẻ tài nguyên quan trọng nhất của Trái đất.



Vì vậy, trong khi mà tình huống bắt con tin nước như James Bond là không thực tế, thì không có gì là không thực tế trong việc cần phải duy trì sự tiếp cận trên toàn thế giới đối với nước. Cho dù chúng ta sử dụng nó để giải khát hay để trồng cây, thì ta không được quên quyền lực chính trị của nước. Nó vẫn tồn tại từ hàng nghìn năm nay và nó không đi đâu hết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét